Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TRÍ TUỆ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON
3.4. Thực nghiệm tác động
3.4.1. Kết quả thực nghiệm
Căn cứ vào kết quả khảo sát, chúng tôi lựa chọn số nghiệm thể từ kết quả khảo sát thực trạng lấy những sinh viên có mức độ trí tuệ xã hội ở mức trung bình hoặc thấp để tham gia thực nghiệm và không có nhóm tham gia nghiên cứu đối chứng khi thực nghiệm.
Sau thời gian tiến hành các biện pháp tác động đối với nhóm thực nghiệm, chúng tôi đo kết quả ở nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm. Kết quả thu được như sau:
3.4.1.1. Đánh giá chung sự thay đổi trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non trước- sau thực nghiệm
Tổng hợp kết quả giải bài tập tình huống trước và sau thực nghiệm:
Bảng 3.22: Sự thay đổi trí tuệ xã hội
của sinh viên sư phạm mầm non trước - sau thực nghiệm
TT Trí tuệ xã hội Lĩnh vực biểu hiện
TTN STN Kiểm định T
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC t p
1. Nhận thức xã hội
Giao tiếp trong học nghề
2,21 0,46 2,38 0,54 3,36 0,00
Hoạt động
trong học nghề 2,20 0,44 2,29 0,60 3,18 0,00 ĐTB 2,21 0,44 2,34 0,57 3,32 0,00 2. Thiết lập và
duy trì các mối quan hệ
Giao tiếp trong học nghề
2,19 2,43 2,33 0,56 4,02 0,00
Hoạt động
trong học nghề 2,13 0,42 2,28 0,43 2,98 0,01 ĐTB 2,16 0,43 2,31 0,50 3,35 0,01 3. Hòa nhập môi
trường GDMN
Giao tiếp
trong học nghề 2,09 0,52 2,30 0,61 4,47 0,00 Hoạt động
trong học nghề 2,06 0,41 2,24 0,65 4,51 0,00 ĐTB 2,08 0,47 2,27 0,63 4,42 0,00 4. Thích ứng
hoạt động trong GDMN
Giao tiếp trong
học nghề 2,02 0,45 2,16 0,47 3,49 0,00
Hoạt động trong
học nghề 1,90 0,47 1,95 0,53 2,73 0,03
ĐTB 1,96 0,46 2,06 0,50 3,04 0,02 5. Giải quyết các
tình huống xã hội
Giao tiếp
trong học nghề 1,89 0,45 1,97 0,62 2,95 0,03 Hoạt động
trong học nghề 2,02 0,44 2,09 0,57 2,05 0,04
ĐTB 1,96 0,45 2,03 0,60 2,41 0,04
ĐTBC 2,07 0,45 2,20 0,56 3,85 0,02
Nhìn vào bảng trên chúng tôi thấy: Các biểu hiện của TTXH đều tăng.
Có thể mô tả về sự thay đổi kết quả giải bài tập tình huống giả định đo trước và đo sau thực nghiệm qua biểu đồ sau:
0.13
0.15
0.19
0.10
0.07
0.13
0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 0.14 0.16 0.18 0.2
Nhận thức xã hội
Thiết lập và duy trì các mối quan
hệ
Hòa nhập môi trường giáo dục
Thích ứng với hoạt động
GDMN
Giải quyết các tình huống xã
hội
Chung
Biểu đồ 3.5. Sự thay đổi kết quả giải bài tập tình huống giả định đo trước và đo sau thực nghiệm
Với kết quả thực nghiệm thể hiện ở bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, sự biến đổi kết quả đo theo hướng tăng lên trên cả 5 thành tố đã chứng minh được các biện pháp đề xuất là có tính khả thi. Sự thay đổi trên không nhiều, rõ nhất ở mặt hòa nhập môi trường giáo dục với sự chênh lệch 0,19 điểm, sau đó là mặt thiết lập và duy trì các mối quan hệ và sự thay đổi thấp nhất ở mặt giải quyết các tình huống xã hội, chỉ với 0,07 điểm. Sở dĩ mặt mặt hòa nhập môi trường giáo dục và thiết lập và duy trì các mối quan hệ có sự thay đổi rõ hơn là do đây cũng là biểu hiện quan trọng và bản thân sinh viên có sự chủ động để tiếp nhận các tri thức được cung cấp trong suốt thời gian thực nghiệm. Ngược lại, mặt giải quyết các tình huống xã hội tuy quan trọng nhưng đây là mặt khó cả về lý luận và kỹ năng thực hành cho nên sự thay đổi có phần hạn chế. Tuy nhiên, kết quả trên cũng chứng tỏ sinh viên đã ý thức được sự cần thiết nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hành trí tuệ xã hội trên các mặt một cách đồng bộ.
Bên cạnh đó, sinh viên cũng đã nắm bắt được phương pháp làm việc cùng nhau, hiểu nhau hơn và hòa nhập tốt hơn. Để làm việc cùng nhau có kết quả, các em đã biết phối hợp lẫn nhau, trao đổi, bàn bạc và thống nhất phương án hành động. Để tổ chức tốt trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo lớn, ngoài việc phải nắm chắc lý thuyết, thì các em phải có sự chuẩn bị kỹ càng ở nhà, nhờ sự tư vấn và hỗ trợ của bạn bè và giảng viên, sau đó các em còn phải tập đi tập lại nhiều lần. Có như vậy kỹ năng mới được hình thành và thuần thục. Ngoài ra, nhóm thực nghiệm không chỉ nắm được quy trình, kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể mà còn có khả năng tham gia vào hoạt động nhóm tốt hơn. Bầu không khí tâm lý- xã hội trong lớp đã thay đổi theo hướng tích cực. Các bạn trở nên thân thiết với nhau hơn, hiểu nhau, gần gũi và đoàn kết hơn. Cũng nhờ đó mà các bạn hòa nhập và thích ứng tốt hơn với môi trường mới. Mặt khác, được giao tiếp trực tiếp với bạn học, giảng viên và trẻ mầm non nhiều hơn nên kỹ năng giải quyết tình huống của sinh viên cũng tốt hơn. Nhờ vậy mà sau thực nghiệm, mức độ trí tuệ xã hội của sinh viên được tăng lên đáng kể.
Nếu có thời gian và điều kiện nhiều hơn chúng tôi có thể cải thiện được sự thay đổi về kết quả đánh giá việc đo nghiệm rõ hơn, vì việc hướng dẫn, trao đổi giữa các giảng viên với sinh viên và việc thể hiện các tri thức vào hoạt động tổ chức trò chơi cho trẻ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Song với những hoạt động cụ thể sau khi tiến hành thực nghiệm các sinh viên đều cho rằng bản thân có nhận thức rõ hơn về trí tuệ xã hội trong thực hành nghề nghiệp. Minh họa ý kiến cho kết quả thực nghiệm, sinh viên Lê Vân. A, một trong những sinh viên trong nhóm thực nghiệm cho rằng: "Nếu chúng em được thầy cô hướng dẫn những nội dung này sớm hơn thì có lẽ kết quả học tập cũng không đến nỗi tệ, bây giờ em mới hiểu rõ và biết cách tổ chức hoạt động đóng vai theo chủ đề ở trường mẫu giáo nói chung và với trẻ mẫu giáo lớn nói riêng. Giờ em mới hiểu giáo viên có vai trò rất quan trọng trong trò chơi này của trẻ, chứ không phải để các em tự chơi". Còn bạn Trần Thị V. (Sinh viên năm thứ 1) nói rằng: “Nếu lớp em được tham gia những hoạt động tập thể này từ sớm thì các bạn sẽ rất vui và hào hứng, sẽ phát hiện ra nhiều bạn có năng khiếu.
Riêng bản thân em rất thích và thấy rằng việc học Khiêu vũ thể thao rất cần thiết.
Nó giúp em tự tin, rèn luyện sức khỏe và hòa nhập với tập thể tốt hơn”.
Kiểm định t-test so sánh cặp (p<0,05) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị trung bình trước và sau thực nghiệm ở tất cả các biểu hiện của kỹ năng.
3.4.1.2. Kết quả thực nghiệm theo năm đào tạo Nhận xét:
Nhìn vào kết quả, chúng tôi thấy trước thực nghiệm, mức độ trí tuệ của sinh viên sư phạm mầm non năm thứ nhất thấp hơn so với năm thứ 2 (ĐTB là 1,96 so với 2,02). Sau thực nghiệm, mức độ trí tuệ ở cả năm thứ 1 và thứ 2 đều tăng. Tuy nhiên, mức độ tăng ở năm thứ 2 lớn hơn năm thứ 1 (tăng 0,11 so với 0,07). Điều này có thể lý giải là do năm thứ 2 sinh viên được học nhiều môn chuyên ngành hơn nên các em đã có kiến thức và ít nhiều kỹ năng nghề. Mặt khác, sự trải nghiệm và môi trường ở trường đại học đã giúp sinh viên không chỉ phát triển nhận thức mà còn nâng cao tính tích cực hoạt động của bản thân. Qua quan sát, trao đổi với sinh viên, chúng tôi nhận thấy khi sinh viên tổ chức, hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn ĐVTCĐ, hầu hết các sinh viên năm thứ 1 đã có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của việc tổ chức, hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn chơi ĐVTCĐ, nhưng lại chưa xác định đúng trọng tâm những yêu cầu cần phát triển ở trẻ khi tổ chức, hướng dẫn chơi. Do đó rất nhiều sinh viên năm 1 đã xác định sai trình tự các bước tổ chức, hướng dẫn hoạt động này.
Còn sinh viên năm 2 phần lớn đã nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của việc tổ chức, hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn chơi ĐVTCĐ, đặc điểm phát triển trò chơi này ở trẻ 5- 6 tuổi. Sinh viên năm 2 còn nhận thức được vai trò của trò chơi đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ, xem trò chơi như một phương tiện góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ mẫu giáo lớn. Sinh viên đã nắm được trình tự và tổ chức tương đối tốt chơi ĐVTCĐ cho trẻ.
Kiểm định t-test so sánh cặp (p<0,05) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị trung bình trước và sau thực nghiệm SV năm thứ nhất và năm thứ 2.
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC t p ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC t p 1 Nhận thức
xã hội Giao
tiếp 2,21 0,46 2,38 0,54 3,54 0,00 2,25 0,53 2,38 0,61 2,73 0,02
Hoạt
động 2,20 0,44 2,29 0,60 2,93 0,01 2,17 0,49 2,31 0,56 2,95 0,01
ĐTB 2,21 0,44 2,34 0,57 3,26 0,00 2,21 0,51 2,35 0,59 3,16 0,00
2 Thiết lập và duy trì các mối quan hệ
Giao
tiếp 2,19 2,43 2,33 0,56 3,02 0,00 2,24 0,51 2,32 0,60 3,12 0,00
Hoạt
động 2,13 0,42 2,28 0,43 4,03 0,00 2,18 0,46 2,27 0,54 3,25 0,00
ĐTB 2,16 0,43 2,31 0,50 3,28 0,00 2,21 0,49 2,30 0,57 3,38 0,00
3 Hòa nhập Giao
tiếp 2,09 0,52 2,30 0,61 3,37 0,00 2,14 0,59 2,35 0,51 4,47 0,00
Hoạt
động 2,06 0,41 2,24 0,65 3,91 0,00 2,07 0,63 2,25 0,55 4,12 0,00
ĐTB 2,08 0,47 2,27 0,63 4,15 0,00 2,11 0,61 2,30 0,53 3,63 0,00
4 Thích ứng Giao
tiếp 2,02 0,45 2,16 0,47 3,83 0,00 2,15 0,52 2,18 0,59 2,15 0,05
Hoạt
động 1,90 0,47 1,95 0,53 2,67 0,04 2,03 0,57 2,12 0,62 2,72 0,03
ĐTB 1,96 0,46 2,06 0,50 3,16 0,00 2,09 0,55 2,15 0,61 2,30 0,04
5 Giải quyết tình huống XH
Giao
tiếp 1,89 0,45 1,97 0,62 3,09 0,01 2,05 0,65 2,15 0,53 2,76 0,03
Hoạt
động 2,02 0,44 2,09 0,57 2,18 0,05 1,98 0,48 2,11 0,73 3,24 0,00
ĐTB 1,96 0,45 2,03 0,60 3,07 3,07 2,02 0,57 2,13 0,63 3,01 0,01
ĐTBC 2,07 0,45 2,20 0,56 2,94 0,01 2,13 0,55 2,25 0,59 3,13 0,00
141
Chúng tôi có đánh giá riêng trường hợp của SV Hoàng Thanh Th. (K19, ĐH Hồng Đức) trước và sau thực nghiệm (đã được mô tả qua phần chân dung tâm lý trí tuệ xã hội điển hình). Sau các tác động của thực nghiệm, SV Hoàng Thanh Th. đã tăng từ mức độ TTXH ở mức thấp lên mức trung bình. Th. đã tích cực tham gia các hoạt động tập thể cùng lớp hơn, đã có bạn và thường xuyên trao đổi với bạn cùng lớp về các vấn đề học tập và rèn luyện. Biểu hiện mà Hoàng Thanh Th. tiến bộ rõ nhất là giải quyết tình huống xã hội, từ ĐTB= 1.45 lên 1,87. Các biểu hiện khác em cũng tăng hơn trước.
Như vậy, thông qua việc bồi dưỡng trí tuệ xã hội, mức độ trí tuệ xã hội của sinh viên sư phạm mầm non đã có sự tiến bộ rõ rệt, việc tổ chức tập huấn bồi dưỡng giúp sinh viên nâng cao trí tuệ xã hội có hiệu quả.
Kết luận chung về kết quả thực nghiệm:
Qua việc kiểm định kết quả của nhóm thực nghiệm ở 2 lần đánh giá: sau thực nghiệm, cho thấy nhóm thực nghiệm có mức độ kỹ năng ở hầu hết các kỹ năng thành phần và kỹ năng tổng thể cao hơn so với trước thực nghiệm. Như vậy, có thể kết luận rằng các biện pháp tác động đã có kết quả khả quan, giả thuyết thực nghiệm và giả thuyết khoa học của đề tài được khẳng định.