Hội Nông dân giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ KỶ LUẬT CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM (Trang 24 - 29)

III- HỘI NÔNG DÂN VỚI CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,

3. Hội Nông dân giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

3.1. Đối với đơn thư không thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội ND:

- Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết, đơn khiếu nại về vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, khi nhận được không có trách nhiệm thụ lý giải quyết nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả lời người khiếu nại.

- Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được phải chuyển đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

- Nếu tố cáo hành vi phạm tội thì chuyển cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xử lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

- Đối với những đơn không thuộc thẩm quyền nhưng có nội dung rõ ràng, trên cơ sở xác minh, nếu có cơ sở cho thấy việc giải quyết chưa thoả đáng thì

chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kèm theo công văn đề nghị.

Đồng thời theo dõi, đôn đốc quá trình giải quyết.

- Nếu vụ việc đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng nông dân vẫn tiếp tục khiếu kiện thì cần giải thích, vận động thuyết phục để người khiếu kiện hiểu rõ và thực hiện.

- Nếu vụ việc đã được giải quyết nhưng việc giải quyết chưa đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nông dân thì cần có chính kiến đề xuất, kiến nghị với cơ quan chức năng xem xét lại việc giải quyết.

3.2. Đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội Nông dân:

Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Hội như sau:

a. Chuẩn bị: Khi nhận được đơn thư trước hết phải phân loại đơn thư, nghiên cứu sơ bộ để đưa ra yêu cầu giải quyết.

b. Lập kế hoạch: gồm các nội dung:

+ Những công việc cần phải làm;

+ Thời gian cụ thể;

+ Dự kiến các tình huống phát sinh;

+ Các điều kiện đảm bảo thực hiện giải quyết vụ việc (kinh phí, phương tiện đi lại…);

+ Những vấn đề cần thẩm tra, xác minh, thu thập thông tin, xác định chứng cứ;

- Báo cáo kế hoạch với Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp để xin ý kiến chỉ đạo thực hiện. Riêng đối với loại đơn thư tố cáo thì Ban Thường vụ cùng cấp phải ra quyết định giải quyết tố cáo, nêu rõ:

+ Giao nhiệm vụ xác minh;

+ Nội dung cần xác minh;

+ Thời gian tiến hành;

+ Quyền hạn, trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ xác minh.

c. Các bước tiến hành:

- Bước 1: Thu thập tài liệu liên quan đến vụ việc, bao gồm:

+ Các văn bản, tài liệu mà đơn thư đề cập đến;

+ Các văn bản, tài liệu liên quan đến quyết định, hành vi bị khiếu nại, tố cáo;

+ Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ.

- Bước 2: Thẩm tra, xác minh chứng cứ:

+ Làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người tố cáo, người bị tố cáo và người có liên quan, các cơ quan có thẩm quyền để thu thập các chứng cứ;

+ Kiểm tra, xem xét sự phù hợp, liên quan trực tiếp của chứng cứ đến vụ việc, loại trừ những chứng cứ giả, chứng cứ không liên quan trực tiếp đến vụ việc, những chứng cứ thu thập trái với pháp luật.

- Bước 3: Đánh giá chứng cứ làm rõ mức độ đúng, sai:

+ Chứng cứ là những tài liệu, vật liên quan trực tiếp đến vụ việc, làm cơ sở để giải quyết vụ việc;

+ Đánh giá chứng cứ là quá trình xem xét, phân tích, đối chiếu với những quy định của pháp luật từ đó tìm ra sự phù hợp giữa chứng cứ với các tình tiết của vụ việc, nhằm xác định mức độ đúng, sai của từng nội dung cụ thể mà đơn thư đề cập đến.

- Bước 4: Tổng hợp, viết báo cáo kết luận d. Kết thúc giải quyết:

* Giải quyết khiếu nại:

- Ra quyết định giải quyết khiếu nại: Yêu cầu về nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại phải đảm bảo:

+ Ngày, tháng, năm ra quyết định;

+ Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại;

+ Nội dung khiếu nại;

+ Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;

+ Kết quả đối thoại (nếu có);

+ Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;

+ Kết luận nội dung khiếu nại;

+ Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;

+ Việc bồi thường thiệt hại cho người bị khiếu nại (nếu có);

+ Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

- Gửi quyết định giải quyết khiếu nại: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.

- Lập hồ sơ giải quyết khiếu nại: Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:

+ Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;

+ Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;

+ Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);

+ Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);

+ Quyết định giải quyết khiếu nại;

+ Các tài liệu khác có liên quan.

* Kết thúc giải quyết tố cáo:

- Kết luận nội dung tố cáo: Ban Kiểm tra giúp Ban Thường vụ cùng cấp ra kết luận nội dung tố cáo. Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung sau đây:

+ Kết quả xác minh nội dung tố cáo;

+ Kết luận việc tố cáo đúng, đúng một phần hoặc sai; xác định trách nhiệm của từng cá nhân về những nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần;

+ Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị biện pháp xử lý với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền (nếu có).

- Việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo : Sau khi có kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý như sau:

+ Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì phải thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;

+ Trường hợp người bị tố cáo vi phạm các quy định của Điều lệ và các quy định của Hội thì xử lý theo Quy định về công tác kiểm tra và kỷ luật của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ban hành.

+ Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

- Gửi kết luận nội dung tố cáo :

+ Ban Thường vụ Hội Nông dân phải gửi kết luận nội dung tố cáo cho người bị tố cáo. Việc gửi văn bản phải đảm bảo không tiết lộ thông tin về người tố cáo và bảo vệ bí mật nhà nước.

+ Trong trường hợp người tố cáo có yêu cầu thông báo kết quả giải quyết tố cáo thì Ban Thường vụ gửi thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo. Thông báo kết quả giải quyết tố cáo phải nêu rõ kết luận nội dung tố cáo, việc xử lý người bị tố cáo, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước.

+ Gửi kết luận nội dung tố cáo cho cơ quan thanh tra nhà nước và Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra Hội Nông dân cấp trên.

Lưu ý:

Các Quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị phản ánh phải do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội (thuộc thẩm quyền giải quyết) ký và được gửi đến đương sự, Ban Kiểm tra cấp trên trực tiếp.

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý (Điều 28 Luật Khiếu nại năm 2011).

Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo;

đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.

Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn thời hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày (Điều 21 Luật Tố cáo năm 2011).

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ KỶ LUẬT CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w