Công tác thi công bê tông cốt thép toàn khối

Một phần của tài liệu TM Biện pháp thi công Nhà làm việc 7 tầng (Trang 26 - 32)

* Cèp pha cét:

- Để đẩy nhanh tiến độ thi công, chúng tôi sử dụng cốp pha thép định hình

để ghép cột. Khi ghép, các tấm cốp pha thép đợc liên kết với nhau bằng các móc thép và đợc giữ ổn định bởi các thanh thép góc. tháo dỡ đợc dễ dàng.

- Cốp pha cột đợc neo giữ, chống đỡ bằng chống cứng có kết hợp tăng đơ cáp d=10.

* Cốp pha dầm sàn :

- Sàn của công trình có cấu tạo là hệ sàn dầm toàn khối và cũng có kích thớc tơng đối giống nhau, do vậy chúng tôi dùng cốp pha thép định hình kết hợp với cốp pha bằng ván ép 1,5cm có nẹp sờn tăng cứng.

- Đỡ dới cốp pha thép là hệ xà gồ thép [120.

- Giáo chống : Chúng tôi sử dụng giáo chống PAL, giáo có độ ổn định cao, chịu đợc tải trọng lớn, có hệ kích và vít me để điều chỉnh và tháo lắp dễ dàng.

Cốp pha phải đạt các yêu cầu:

+ Đảm bảo độ kín khít cho bê tông không bị mất nớc xi măng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ đợc bê tông mới đổ dới tác động của thời tiết.

+ Đảm bảo độ cứng, độ ổn định, dễ dàng tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đầm và đổ bê tông. Khi tháo lắp cốp pha không làm ảnh hởng đến bê tông.

+ Cốp pha đợc lắp dựng sao cho phù hợp với việc tháo dỡ sớm mà không ảnh hởng đến các bộ phận khác.

+ Trụ và chống của đà giáo đợc đặt vững chắc trên nền cứng, không bị trợt và không bị biến dạng khi chịu tải trọng và tác động trong quá trình thi công.

+ Khi lắp dựng cốp pha có các mốc trắc đạc để thuận lợi cho việc lắp dựng và kiÓm tra tim, cèt.

+ Hệ dây chằng và móc treo đợc tính toán chính xác số lợng, chủng loại và vị trí đặt để giữ ổn định hệ thống cốp pha khi chịu tác động của quá trình thi công.

+ Trong quá trình lắp dựng cốp pha cần tạo một số lỗ thích hợp ở phía dới để khi cọ rửa mặt nền, nớc và rác bẩn có chỗ thoát ra ngoài. Trớc khi đổ bê tông các lỗ này đợc bịt kín lại.

+ Cốp pha và đà giáo chỉ đợc tháo dỡ khi bê tông đạt cờng độ cần thiết để kết cấu chịu đợc trọng lợng bản thân và các tải trọng tác động khác trong quá trình thi công. Khi tháo dỡ cốp pha, đà giáo cần tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm làm h hại đến kết cấu bê tông.

+ Các bộ phận cốp pha, đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn nh cốp pha thành bên của dầm , cốp pha cột, tờng có thể đợc tháo dỡ khi bê tông đạt đến cờng độ 50daN/cm2.

+ Các kết cấu nh ô văng, conson, sê nô chỉ đợc tháo dỡ cột chống và cốp pha

đáy khi cờng độ bê tông đã đạt đủ mác thiết kế và đã có đối trọng chống lật.

+ Việc chất toàn bộ tải trọng lên các kết cấu đã tháo dỡ cốp pha, đà giáo chỉ

đợc thực hiện khi bê tông đạt cờng độ thiết kế.

- Sau khi lắp dựng xong chúng tôi kiểm tra các yếu tố:

+ Độ chính xác của ván khuôn so với thiết kế.

+ Độ chính xác của bộ phận đặt ván.

+ Độ bền vững của nền, đà giáo chống đỡ ván khuôn.

+ Độ cứng và chống biến dạng của toàn bộ hệ thống.

+ Độ kín khít của ván khuôn.

- Tổ chức nghiệm thu và chuyển bớc thi công.

b. Biện pháp gia công lắp dựng cốt thép :

- Cốt thép đợc gia công đảm bảo các yêu cầu của thiết kế, đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn thiết kết TCVN 8874: 1991 kết cấu bê tông cốt thép và TCVN 1651:1985 thép cốt bê tông.

- Thép trớc khi dùng đợc kéo thử ở Viện vật liệu xây dựng để xác định cờng

độ thực tế. Mẫu thí nghiệm kiểm tra theo TCVN 197:1985 kim loại - Phơng pháp thử kéo và TCVN 198:1985 kim loại phơng pháp thử uốn.Đối với thép nhập khẩu phải có các chứng chỉ kỹ thuật kèm theo.Thép phải đủ yêu cầu kỹ thuật, đợc cán bộ giám sát đồng ý mới đa vào sử dụng.

- Cốt thép đợc làm vệ sinh sạch sẽ trớc khi sử dụng, không gỉ, không dính dầu, đất. Không sử dụng thép bị giảm diện tích mặt cắt do cạo gỉ, bị bẹp quá giới hạn 2% đờng kính.

- Thép đợc bảo quản trong kho tránh ma, nắng và đợc để cách mặt đất  45cm, thép đợc xếp thành từng lô theo ký hiệu đờng kính sao cho dễ nhận biết bằng mắt thờng và dễ sử dụng.

- Khi vận chuyển cốt thép trong Công trờng, có Cán bộ hớng dẫn cụ thể cho công nhân các vị trí móc cẩu, cách neo buộc, cách bảo vệ thép khỏi bị biến dạng h hại.

* Gia công cốt thép :

- Việc gia công cốt thép đợc tiến hành tại xởng có mái che.

- Cốt thép đợc nắn thẳng bằng tời, đợc uốn và cắt nguội tuân theo TCVN 8874-91.

- Cốt thép gia công xong đợc xếp thành từng lô, mỗi lô lấy 5% sản phẩm để kiểm tra trị số sai lệch không đợc quá quy phạm TCVN 4453-95.

+ Sai lệch về kích thớc theo chiều dài của cốt thép chịu lực : Mỗi mét dài

 5, cho toàn bộ chiều dài  20.

+ Sai lệch về vị trí điểm uốn  20.

+ Sai lệch về chiều dài cốt thép trong bê tông khối lớn: Khi chiều dài nhỏ hơn 10m = d, khi chiều dài lớn hơn 10m = d+0,2a.

+ Sai lệch về góc uốn cốt thép 3.

+ Sai lệch về kích thớc móc uốn  a.

Trong đó : d- đờng kính cốt thép.

a- chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.

* Lắp dựng cốt thép :

Cốt thép đợc đặt trong ván khuôn theo đúng vị trí thiết kế.

+ Công tác chuẩn bị :

- Chuẩn bị khu vực để buộc.

- Bố trí cốt thép theo từng loại và thứ tự buộc trớc sau.

- Kiểm tra dàn giáo cốp pha trớc khi buộc.

+ Lắp dựng : Nối cốt thép bằng cách buộc đợc thực hiện trong xởng hoặc ngoài công trờng. Buộc cốt thép đều đợc tuân thủ các tiêu chuẩn sau :

- Nối buộc dùng khi các cốt thép có đờng kính < 25mm và khối lợng ít.

- Phải đặt mối nối vào những đoạn chịu lực nhỏ, trong một mặt cắt của kết cấu số mối nối không vợt quá 25% diện tích cốt thép. Hai mối nối không đặt cách nhau khoảng cách  30d.

- Chiều dài nối chồng phải tuân thủ theo thiết kế.

- Miền chịu kéo  37d - Miền chịu nén  20d.

+ Đối với bớc sàn tất cả các nút đều phải buộc chặt.

- Đối với lới khác các điểm nút nằm xung quanh lới đều phải buộc chặt, các

điểm ở giữa có thể buộc cách một.

+ Cốt thép chỉ đợc đặt khi đã kiểm tra và nghiệm thu cốt pha

- Để đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ cốt thép, phải buộc các miếng kê bằng bê tông hoặc con kê bằng thép. Không đợc kê thép bằng gạch, đá hoặc gỗ. Sai lệch chiều dày lớp bảo vệ bê tông so với thiết kế không vợt quá 3mm đối với lớp bê tông bảo vệ có chiều dày nhỏ hơn 15mm và 5mm đối với lớp bê tông bảo vệ lớn hơn 15mm.

- Kỹ s hớng dẫn Công nhân lắp đặt đủ và đúng các loại thép trong một cấu kiện có thứ tự hợp lý để các bộ phận lắp trớc không ảnh hởng đến bộ phận lắp sau.

- Hình dạng của cốt thép đã lắp dựng theo thiết kế đợc giữ vững trong suốt thời gian đổ bê tông, không biến dạng, xê dịch.

- Cốt thép chờ liên kết với cột đợc định vị và giữ ổn định trong quá trình đổ bê tông bằng hệ giá đỡ kết hợp với chống đỡ thành cốt pha.

- Việc liên kết các thanh cốt thép khi lắp dựng đảm bảo các yêu cầu:

+ Số lợng mối nối buộc hay hàn đính không nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau theo thứ tự xen kẽ.

+ Trong mọi trờng hợp các góc của đai thép với thép chịu lực phải hàn

đính 100%.

c. Biện pháp bê tông :

- Công tác đổ bê tông chỉ đợc thực hiện khi đã nghiệm thu xong công tác cốp pha và cốt thép.

- Bê tông đợc đảm bảo mác vữa bê tông theo thiết kế, đảm bảo độ dẻo, độ sụt và các tiêu chuẩn của bê tông.

- Bê tông đợc đổ cột, dầm, sàn bằng cẩu tháp.

- Bê tông cột đợc đầm bằng đầm dùi, bê tông sàn đợc đầm bằng đầm bàn.

- Trớc khi đổ bê tông phải chuẩn bị bạt đủ để che bề mặt bê tông đã đổ đề phòng khi trời ma.

- Sau khi đổ bê tông xong chúng tôi tiến hành dùng phụ gia SIKA phun lên bề mặt cấu kiện tránh hiện tợng làm mất nớc trong bê tông.

* Bê tông cột :

Để đảm bảo chất lợng chèn khe bê tông ở vùng nối đầu cột, các ván khuôn

đầu cột đều có lỗ rửa. Trớc khi đổ bê tông nối đầu cột, khe thi công phía trong ván khuôn đầu cột đều đợc làm sạch bằng cách rửa hoặc thổi bằng máy nén khí vì ở nút

đó là giao điểm của thép cột và thép sàn nên lợng thép thờng lớn. bê tông ở chân cột thờng hay bị rỗ vì các cốt liệu to (Đá dăm) trong vữa bê tông rơi tự do từ độ cao lớn xuống bị đọng lại gây nên phân tầng. Để tránh tình trạng này, chúng tôi phải đổ một lớp vữa XM (Có thành phần 1:2) dày từ 1-2 cm ở dới chân cột để đổ vào vị trí nối để tăng khả năng bám dính và rỗ chân cột .

Khi đổ bê tông cột chiều cao đổ tối đa là 1,5m. Mỗi lần đổ, lợng bê tông chỉ cao  30cm sao cho lợng bê tông không vợt quá chiều dài của 1 thân đầm dùi.

Đối với các cột ở độ cao tiến hành đổ bê tông bằng cẩu tháp và hộc đổ bê tông. Hộc đổ bê tông có vòi mềm và khoá để giảm chiều cao và khống chế l ợng bê tông.

* Đổ bê tông dầm, sàn :

Đối với sàn bê tông đợc đổ theo một hớng song song. Chia mặt sàn thành từng dải rộng 1  2m để đổ bê tông, xong hết dải này mới tiếp tục đổ dải khác. Các cốt cao độ mặt sàn luôn đợc kiểm tra và khống chế theo lới khống chế đã định sẵn.

Đối với các sàn ở độ cao <=18m tiến hành đổ bê tông bằng máy bơm di

động.

Đối với các sàn ở độ cao >=18m tiến hành đổ bê tông bằng máy bơm cố

định.

* Đầm bê tông: Sử dụng các loại đầm chấn động nh đầm dùi, đầm bàn

+ Không nên đầm nhiều quá tránh hiện tợng vữa bê tông lỏng, xi măng và cát tập trung xung quanh chày đầm và nổi lên mặt gây hiện tợng phân tầng bê tông.

+ Đối với bê tông cột ngoài việc dùng đầm dùi còn sử dụng cả đầm cạnh để

đảm bảo chất lợng bê tông, đối với sàn có thể dùng đầm bàn có công suất phù hợp

để đầm.

+ Khi đầm bằng đầm dùi, chiều dày lớp bê tông đổ không nên vợt quá 1,25 chiều dài của bộ phận gây chấn động. Đầu đầm dùi phải ăn sâu xuống lớp bê tông dới từ 5-10 cm để liên kết tốt hai lớp với nhau. Thời gian đầm tại mỗi vị trí khoảng

< 20 giây. Khoảng cách chuyển đầm dùi không quá 1,5 lần bán kính tác dụng của

đầm. Phải chuyển đầm bằng cách rút từ từ và không đợc tắt máy để tránh lu lại lỗ rỗng trong bê tông ở chỗ vừa đầm xong. Để đảm bảo đầm đúng kỹ thuật ta buộc cữ

trên dây đầm dùi nhằm xác định đúng độ cao của đầu đầm dùi.

+ Khi đầm bằng đầm bàn, máy đầm phải kéo từ từ, đầm phải đảm bảo vị trí để vệt đầm sau lấn lên lần đầm trớc một khoảng từ 5-10 cm. Thời gian đầm một chỗ với đầm bàn là từ 20 - 30 giây.

+ Tại các vị trí do thép dày đặc (Nh mối nối dầm chính và dầm phụ...) nên không dùng đầm dùi đợc thì dùng que sắt đầm bằng cách chọc kỹ, phối hợp cùng với đầm bàn.

+ Khi đầm tránh làm sai lệch cốt thép và h hỏng ván khuôn. Trong quá trình

đầm, luôn chú ý các khe hở (Nếu có) và phải xử lý để tránh dò rỉ nớc xi măng. Dấu hiệu chứng tỏ đầm xong là không thấy vữa bê tông sụt lún rõ ràng, trên mặt bằng phẳng và không có nớc xi măng nổi lên.

+ Dùng sàn thao tác, ghế phục vụ cho công tác đầm bê tông dầm sàn tránh hiện tợng đứng trực tiếp lên cốt thép để đầm bê tông theo hớng đã định.

- Mạch ngừng trong thi công: Nhà thầu cố gắng không để có mạch ngừng trong thi công, trờng hợp thật đặc biệt bắt buộc thì mới để mạch ngừng.

+ Mạch ngừng thi công của cột ở vị trí trên mặt móng và chân dầm.

+ Thi công dứt điểm dầm, sàn từng tầng của mỗi khối nhà. Với trờng hợp không thể thi công một cách liên tục đợc (Do các nguyên nhân về thời tiết, khí hậu...) thì ta sẽ bố trí mạch ngừng đặt ở trong khoảng 1/3 giữa nhịp của dầm phụ (Nếu hớng đổ song song dầm phụ) và trong khoảng 1/4 giữa nhịp của dầm chính (Nếu hớng đổ song song dầm chính).

+ Trớc khi đổ bê tông nhà thầu chuẩn bị đủ bạt để che bề mặt bê tông phòng tránh gặp trời ma.

+ Sau 12h phải dùng máy phun cát để làm sạch bề mặt nối, nếu sau 24h phải xử lý bằng đục để lộ những viên đá nhng không đợc làm h hỏng hay lỏng lẻo những viên đá này, làm sạch sau đó mới đợc đổ bê tông tiếp cho phần mạch ngừng.

* Bảo dỡng bê tông:

+ Sau khi đổ bê tông từ 10 đến 12 giờ tiến hành bảo dỡng bê tông bằng cách t- ới nớc để tránh nứt và giúp bê tông phát triển đợc cờng độ theo Thiết kế và bảo d- ỡng bê tông theo quy phạm.

+ Trong quá trình bảo dỡng nhà thầu chú ý tránh cho bê tông không bị các va chạm mạnh và bê tông sẽ đợc giứ ẩm thờng xuyên trong suốt quá trình bảo dỡng.

+ Thời gian bảo dỡng bê tông còn phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ nên tuỳ theo khí hậu thời tiết để có đợc thời gian bảo dỡng cho thích hợp. Việc theo dõi bảo dỡng bê tông đợc các kỹ s thi công ghi lại đầy đủ trong nhật ký thi công.

- Nhà thầu tuân thủ các quy định về lấy mẫu kiểm tra chất lợng bê tông theo

đúng quy định của TCVN: Đối với các kết cấu cột, dầm, sàn BTCT, Nhà thầu tiến hành lấy 01 tổ hợp mẫu cho 15m3 bê tông.

Một phần của tài liệu TM Biện pháp thi công Nhà làm việc 7 tầng (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w