CHƯƠNG 5: HOÁ HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT 5.1. Giới thiệu chung về hoá chất bảo vệ thực vật
5.2. Một số hoá chất được sử dụng để bảo vệ thực vật
1. Thuốc 6.6.6 (hexaclo xiclohexan) a) Điều chế và tính chất:
6.6.6 được điều chế bằng phản ứng clo hoá benzen:
C6H6 + 3Cl2 C6H6Cl6
Thuốc 6.6.6 công nghiệp là chất kết tinh màu trắng, hơi xám hoặc vàng, có mùi xốc, là hỗn hợp gồm nhiều đồng phân có tính chất lí, hoá khác nhau.
6.6.6 là chất khá bền, không bị phân giải dưới tác dụng của nhiều chất ôxi hóa, nhưng bị phân giải dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, nhiệt độ và chất kiềm.
Thuốc 6.6.6 có tính độc đối với tất cả sâu bọ. Dùng 6.6.6 đúng liều lượng sẽ không
gây vết cháy ở cây mà còn có tác dụng kích thích sự phát triển của nhiều loại cây trồng.
b) Sử dụng:
- Bột 6.6.6 1,5 – 2%: thường dùng để rắc hoặc phun dạng bột cho lúa, ngô, bông, đỗ tương … Loại bột 6% thường dùng trộn vào đất trồng màu.
- Bột thấm ướt 6%: có thể pha với nước theo tỉ lệ 1/200 – 1/100 để phun lên cây, trừ sâu hại lá và đục thân.
2. Tiôphôt (Thiofos): (C2H5O)2PS – O – C6H4NO2 a) Điều chế và tính chất:
Tiôphôt được điều chế bằng phản ứng giữa dietylclotiophat và p-nitrophenolat natri: PSCl3 + 2C2H5ONa (C2H5O)2PSCl + 2NaCl
(C2H5O)2PSCl + NaOC6H4NO2 (C2H5O)2PS – O – C6H4NO2 + NaCl Cấu tạo của tiôphôt: C2H5O
P O NO2
C2H5O S
- Tiôphôt là chất lỏng màu vàng sáng, mùi nồng khó chịu, ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Nó dễ bị thuỷ phân và giảm tính độc. Dưới ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng và chất kiềm, tiôphôt bị phân giải nhanh, do vậy cần bảo quản cẩn thận ở nơi râm mát, khô ráo.
- Tiôphôt có tính độc cao đối với hầu hết các loại sâu bệnh, là loại thuốc trừ sâu có tác dụng tiếp xúc.
Tiôphôt cũng độc đối với cả người và gia súc nên phải cẩn thận khi pha chế và sử dụng.
b) Sử dụng:
Thường dùng tiôphôt loại nhũ tương 30% và loại bột 1%.
3. Metaphôt (thường gọi là Vôphatôc): (CH3O)2PS – O – C6H4NO2. a) Tính chất:
- Metaphôt kết tinh màu trắng, có mùi xốc, ít tan trong nước, sản phẩm công nghiệp thường có màu vàng nhạt.
- Metaphôt dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm cũng như axit. Dưới ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng, metaphôt kém bền hơn so với tiôphôt.
- Tính độc của metaphôt kém hơn tiôphôt nhưng cũng là loại thuốc khá độc.
Metaphôt bám vào da sâu bọ làm tê liệt thần kinh và dẫn đến tử vong.
b) Sử dụng: Thuốc metaphôt có 3 dạng: nhũ tương 15%, dạng bột 1,5% và dạng bột thấm ướt.
Vì metaphôt dễ bị thuỷ phân nên khi được pha chế phải dùng ngay.
4. Cacbôphat: (CH3O)2PSSCHCOOC2H5 CH2COOC2H5
- Tính chất: Cacbôphat là chất lỏng không màu, tan trong dung môi hữu cơ (rượu, ête), bền với nước và axit, nhưng bị thuỷ phân nhanh trong môi trường kiềm.
- Sử dụng: Thường dùng cacbôphat ở nồng độ 0,15 – 0,2% và 0,4%.
5. Đipterech (Clorophôt): (CH3O)2P – O – CHOHCCl3
Đipterech kết tinh màu trắng, mùi dịu nhẹ, nóng chảy ở 70 – 800C, tan trong nước khoảng 16%, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Ở độ ẩm cao và nóng, nó thường chuyển sang dạng lỏng.
Đipterech công nghiệp thường ở thể lỏng, sánh như dầu, có màu giống màu đồng. Dưới tác dụng của ánh sáng và tiếp xúc với kim loại, đipterech bị phân giải.
Đipterech thường được dùng để diệt ruồi, muỗi với nồng độ 0,01%.
5.2.2. Chất hoá học trừ nấm bệnh
1. Đồng sunfat (phèn xanh): CuSO4.5H2O
Là loại thuốc trừ nấm có tác dụng mạnh. Sản phẩm CuSO4 công nghiệp thường chứa nhiều tạp chất như muối sắt, kẽm và H2SO4.
2. Nước boocđô
Là sản phẩm phản ứng giữa đồng sunfat và vôi, có nhiều thành phần phức tạp, trong đó có chứa [Cu(OH)2 ]3.CaSO4 và CaSO4. Khi phun nước boocđô vào cây, do có mặt CO2 và H2O, muối đồng sunfat bazơ bị hoà tan và gây độc. Nguyên nhân chủ yếu về tính độc của nước boocđô là do ion Cu2+. Ion đồng làm đông tụ nguyên sinh chất của tế bào nấm, làm giảm sự hấp thụ ôxi và dẫn đến chết.
Ngoài ra, nước boocđô còn có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây trồng, làm cho đời sống của cây trồng được kéo dài hơn, sự phát triển nhanh hơn.
Tuy nhiên, nước boocđô cũng có ảnh hưởng xấu, làm rụng hoa và quả, do vậy, trong thời gian cây có quả nước boocđô được dùng với nồng độ thấp.
Để giữ tính bền của dịch huyền phù nước boocđô thì thường thêm vào đó một ít đường hoặc mật hoặc FeSO4.
Nước boocđô pha xong phải dùng ngay, không đựng vào thùng kim loại. Có thể pha trộn nước boocđô với nhũ tương DDT 0,06 – 0,2% để phun cho cây.
3. Lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh
a) Lưu huỳnh có tác dụng diệt nấm do tính khử của nó (S S2-).
b) Hợp chất của lưu huỳnh: Nước vôi lưu huỳnh (còn gọi là canxi polisunfua) được pha chế theo tỉ lệ S/vôi = 2/1.
Nước vôi lưu huỳnh dễ bị phân giải theo nhiệt độ và bị thuỷ phân khi pha loãng. Để tăng độ bền của nước vôi lưu huỳnh, thường thêm vào một ít mật hay MnSO4. Nước vôi lưu huỳnh có thể trừ nhiều loại nấm như nấm bông, bệnh xoăn lá, bệnh thối đen rễ cây con, bệnh loét của cam quýt.
4. Foocmalin (fomanđêhit): HCHO
Foocmalin là chất dùng để xử lý hạt giống ngũ cốc.
Khi để lâu, foocmalin có thể kết tủa màu trắng hoặc trở thành dạng thạch. Khi foocmalin kết tủa, tính độc sẽ giảm và có tác hại đến hạt. Để chuyển hoá dạng kết tủa trở lại dạng ban đầu thì cho nó tác dụng với kiềm (dung dịch Na2CO3 5 – 10%), sau đó lại trung hoà bằng HCl.
Foocmalin có phản ứng với prôtit để tại thành hợp chất không tan. Ở nhiệt độ thấp (<100C), foocmalin không có tính sát khuẩn. Khi nhiệt độ càng cao, foocmalin càng có tác động mạnh và có khi có hại đến hạt. Vì vậy, chỉ nên hong khô hạt đã xử lí nơi bóng râm.
5.2.3. Thuốc trừ cỏ dại
* Phân loại và đặc điểm các chất trừ cỏ dại:
Tuỳ theo tính chất, các thuốc trừ cỏ dại được phân thành 2 nhóm:
- Thuốc trừ cỏ có tác động không chọn lọc, tác động đến tất cả các loại cây.
- Thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc, chỉ diệt một số cỏ dại. Nhóm này được chia thành các nhóm phụ sau:
+ Thuốc trừ cỏ tác động toàn bộ có khả năng di chuyển trong hệ thống dẫn nhựa của cây cỏ.
+ Thuốc có tác động cục bộ (tiếp xúc) thường diệt những bộ phận trên mặt đất của cây.
+ Thuốc có tác động đến hệ rễ và đến hạt giống đang mọc.
* Thuốc trừ cỏ vô cơ:
- Loại thuốc có tác động không chọn lọc: các hợp chất của asen (asenit và asenat), các hợp chất flo, các clorat … Các hợp chất này thường gây nên những vết cháy lá và khi thấm vào đất, chúng có thể diệt cả rễ cây.
- Loại thuốc có tác động chọn lọc như sắt sunfat (FeSO4.7H2O) có khả năng diệt bộ phận cây trên mặt đất.
* Thuốc trừ cỏ hữu cơ:
- Loại thuốc có tác động không chọn lọc: các dầu khoáng (dầu nặng, dầu mazut), các phenol (pentaclophenol: 2,4 – đinitrophenol) …
- Loại thuốc có tác động chọn lọc:
Axit - naptylaxetic (C10H7CH2COOH),
Các axit aryloxiankyl cacboxylic (2,4D: muối natri của axit 2,4 điclophenoxiaxetic; 2M – 4C: muối natri của axit 2metyl 4clophenoxiaxetic; 2,4,5 – T: muối natri của axit 2,4,5 triclophenoxiaxetic)
Các dẫn xuất của axit cacbamic (IPC: izopropyl phenyl cacbamat C3H7OCOHNC6H5)