MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CƠ BẢN

Một phần của tài liệu Bài giảng luật thương mại quốc tế TS lê minh toàn (Trang 58 - 63)

1. Phương thức chuyển tiền (REMITTANCE)

Phương thức chuyển tiền là việc một người (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi) ở địa điểm nhất định.

Khi viết giất uỷ nhiệm cho ngân hàng để thực hiện chuyển tiền, người chuyển tiền phải ghi rõ các điều kiện: tên và địa chỉ người nhận tiền, lý do chuyển tiền.

Việc chuyển tiền có thể thực hiện bằng:

Điện báo ( Telegraphic transper- T/T);

Thư báo ( Mail transper- M/T)

Phương thức này đơn giản, được áp dụng khi hai bên mua bán có lòng tin với nhau rất cao. Bởi vậy, nó ít được sử dụng trong thanh toán XNK và thường được sử dụng trong nghiệp vụ trả tiền ứng trước, trả tiền hoa hồng, tiền bồi thường…

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN

BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 59

2. Phương thức nhờ thu (Collection of payment)

Phương thức nhờ thu là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghiã vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, rồi đến nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó.

Với tư cách là phương thức thanh toán quốc tế, phương thức nhờ thu được điều chỉnh không chỉ bởi các quy phạm pháp luật trong nước mà còn bởi tập quán quốc tế mà việc pháp điển hoá một cách không chính thức các tập quán này được Phòng Thương mại quốc tế-ICC soạn thảo dưới hình thức là “ Các quy tắc thống nhất nhờ thu”.

Hiện nay, phương thức thanh toán nhờ thu được thực hiện theo quy tắc thống nhất nhờ thu số 522 của ICC ( The Uniform Rules for

collection, ICC, Pub. No. 522, 1995 Revision).

Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credits)

Định nghĩa: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là sự thoả thuận, trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở tín dụng-the issuing bank) theo yêu cầu của một khách hàng (người xin mở tín dụng- application for credit) sẽ trả tiền cho người thứ ba hoặc trả cho bất cứ người nào theo lệnh của người thứ ba đó (gọi là người hưởng lợi-beneficiary);

hoặc sẽ trả, hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu do người hưởng lợi phát hành;

hoặc uỷ quyền cho một ngân hàng khác thanh toán; chấp nhận thanh toán hoặc cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từ với điều kiện chúng phù hợp với tất cả mọi quy định và điều kiện của thư tín dụng ( Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của Phòng Thương mại quốc tế- Uniform Customs and Practice for

documentary Credit-1993 Revision, No. 500; hiệu lực thi hành từ 1/1/1994).

Thư tín dụng là phương tiện quan trọng đối với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. L/C là văn bản pháp lý trong đó ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người bán trong thời hạn nhất định được quy định trong thư tín dụng. Nếu trong hợp đồng ngoại thương quy định việc thanh toán được thực hiện bằng hình thức tín dụng chứng từ thì nhà nhập khẩu phải viết đơn yêu cầu mở L/C để gửi ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng phát hành L/C).

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN

BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 61

Định nghĩa

Thư tín dụng (Letter of Credit - viết tắt là L/C) là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng) đối với người thụ hưởng L/C

(thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP)

www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN

BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 62

Một phần của tài liệu Bài giảng luật thương mại quốc tế TS lê minh toàn (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)