CHƯƠNG V: PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
II. HỢP ĐỒNG VẬN TẢI BẲNG ĐƯỜNG BIỂN QUỐC TẾ
Vận tải đường biển là phương thức vận tải có lịch sử lâu đời nhất, phổ biến nhất và đóng vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá thương mại quốc tế do những ưu thế nổi trội như: các tuyến
đường biển hầu hết là tuyến đường tự nhiên, năng lực vận tải lớn do có tầu biển có sức chở lớn, thích hợp cho việc vận chuyển mọi loại hàng hoá; chi phí đầu tư xây dựng các tuyến hàng hải và cước phí vận tải thấp hơn nhiều so với các loại phương thức vận tải khác.
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN
BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 69 Cơ sở pháp lý của vận tải đường biển quốc tế
Công ước thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển (The International Convention for Reunification of Certain Rules Relating to Bill of Lading) ký ngày
25/8/1924 tại Brussels (gọi tắc là Công ước Brussels, hay Quy tắc Hague) có hiệu lực từ năm 1931. Đến nay có khoảng 90 quốc gia tham gia Công ước này.
Nghị định thư Visby năm 1968 sửa đổi Công ước Brussels 1924, gọi là Quy tắc Hague-Visby, có hiệu lực từ 23/6/1977;
Công ước của LHQ về chuyên chở hàng hoá bằng đường biển (The UN Convention on the Carriage of Goods by Sea) ký tại Hamburg năm 1978, gọi là Quy tắc Hamburg, có hiệu lực từ ngày 1/11/1992 sau khi có đủ 20 nước phê chuẩn.
Công ước quốc tế thông nhất một số quy tắc có liên quan đến việc giới hạn trách nhiệm của các chủ tàu biển ( The International Convention for the Unification of Certain Rules Relating to The Limitation of the Liability of Owners of Sea- Going Vessels) thông qua năm 1924 có hiệu lực từ ngày 2/6/1931.
Công ước quốc tế liên quan đến việc giới hạn trách nhiệm của các chủ tài biển ( The International Convention Relating to the Limitation of the Liability of Owners of Sea- Going Ships) thông qua năm 1957 và có hiệu lực thi hành từ ngày 31/5/1986 với trên 50 quốc gia tham gia.
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN
BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 70
3. Hợp đồng vận tải quốc tế bằng đường biển Khái niệm
"Hợp đồng chuyên chở bằng đường biển" là bất kỳ hợp đồng nào mà theo đó người chuyên chở đảm nhận chuyên chở hàng hóa bằng
đường biển từ một cảng này đến một cảng khác để thu tiền cước.
Tuy nhiên, một hợp đồng bao gồm chuyên chở bằng đường biển và cả phương tiện khác thì hợp đồng đó chỉ được coi là hợp đồng
chuyên chở bằng đường biển theo nghĩa trong Công ước này, nếu nó liên quan đến vận tải đường biển.(Điều 1.6, Quy tắc Hamburg 1978).
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN
BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 71
Các loại hình hợp đồng vận tải quốc tế bằng đường biển Thuê tàu chợ (thuê tàu lưu khoang/thuê tàu định tuyến);
Thuê tàu chuyến;
Thuê tàu định hạn.
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN
BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 72
4. Vận đơn đường biển Khái niệm
"Vận đơn đường biển" là một chứng từ làm bằng chứng cho một hợp đồng chuyên chở bằng đường biển và cho việc người
chuyên chở đã nhận hàng để chở hoặc xếp hàng xuống tàu và bằng vận đơn này người chuyên chở cam kết sẽ giao hàng khi xuất trình nó. Một điều khoản trong chứng từ này quy định rằng lô hàng phải được giao theo lệnh của người được ghi đích danh, hoặc giao theo lệnh hoặc giao cho người nắm giữ vận đơn chính là sự cam kết đó.
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN
BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 73
5. Trách nhiệm của người gửi hàng đối với vận đơn và chứng từ vận tải
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN
BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 74
6. Trách nhiệm của người vận chuyển 6.1. Quy định của pháp luật quốc tế
6.1.1. Theo quy tắc Hague và Hague Visby 6.1.2. Theo Công ước Hamburg 1978
6.2. Pháp luật Việt Nam
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN
BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 75
7. Thông báo tổn thất và khiếu nại người vận chuyển
8. Giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại
BÀI GIẢNG MÔN
LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Giảng viên: TS. Lê Minh Toàn Điện thoại/E-mail: toanlm@ptit.edu.vn Bộ môn: Kinh tế - Khoa QTKD1 Học kỳ/Năm biên soạn: I/2010
www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN
BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 77