Vì nhiều lý do khác nhau có thể nảy sinh trường hợp có một vài hợp đồng bảo hiểm cho một tổn thất cụ thể. Ví dụ như hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro bảo hiểm cho những đồ trang sức nhất định, hợp đồng bảo hiểm du lịch bảo hiểm cho một chuyến đi cụ thể nào đó. Hợp đồng bảo hiểm du lịch cũng có quy định cho một số vật có giá trị cụ thể và vì vậy ta có bảo hiểm kép. Khi tổn thất xảy ra có liên quan đến cả 2 hợp đồng bảo hiểm đều nhận được một khiếu nại hợp lệ.
Trong lĩnh vực bảo hiểm thương mại, ta có thể dự tính tình huống trong đó chủ sở hữu hàng hóa có cả một hợp đồng bảo hiểm hàng hóa ở một kho nhất định và một hợp đông khác bảo hiểm bao trùm toàn bộ hàng hóa trong các nhà kho phù hợp với sự tăng giảm hàng hóa trong kho trong quá trình hoạt động. Mỗi hợp đồng ký với một công ty bảo hiểm khác nhau.
Đây mới chỉ là 2 ví dụ, ngoài ra còn nhiều ví dụ khác. Cần nhớ rằng, đóng góp bồi thường cũng trợ giúp cho bồi thường giống hệt như thế quyền. Đóng góp bồi thường không tồn tại đơn lẻ mà nó tôn tại để trợ giúp nguyên tắc bồi thường.
Dong góp bôi thường là quyền của một hãng bảo hiểm được kêu gọt những công ty bảo hiểm trùng khác cùng chia sẽ chỉ bôi thường tuy nhiên không nhất thiết phải chịu trách nhiệm tương đương uới nhau đốt uới người được bảo hiểm.
Điểm tối quan trọng ở đây là: nếu đã bồi thường toàn bộ, thì công ty bảo hiểm có thể thu hồi một tỷ lệ thích ứng từ các công ty bảo hiểm trùng khác. Nếu chưa được bồi thường đây đủ người được bảo hiểm có quyển khiếu nại tới số công ty bảo hiểm khác để đòi bồi thường.
Nguyên tắc đóng góp bồi thường cho phép chia sẻ toàn bộ tổn thất một cách công bằng.
Trước khi thực hiện đóng góp bổi thường, có 5 tiêu chuẩn theo pháp luật quy định sau cần phải đáp ứng:
- Ít nhất phải tôn tại 2 hợp đồng bôi thường.
- Các hợp đông phải cùng báo hiểm một lợi ích chung.
- Các hợp đồng phải bảo hiểm cùng một hiểm họa gây nên tổn thất.
- Các hợp đồng phải bảo hiểm cùng một đối tượng được bảo hiểm.
- Mỗi hợp đồng đều phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất.
Ở đây không yêu cầu các hợp đồng phải có các điểu khoản giống nhau nhằm bảo hiểm cho những lợi ích, hiểm họa, hoặc vật được bảo hiểm giống nhau. Điều quan trọng là phải có sự trùng lặp giữa các hợp đồng. Vì vậy ta thấy có trường hợp hợp đồng bảo hiểm lợi ích của Smith Limited sẽ phải đóng góp bồi thường cho một hợp đồng khác bảo hiểm cùng tài sản cho Smith Limited and Brown Limted.
Thông thường, hợp đồng bảo hiểm rủi ro chỉ đóng góp bồi thường cho một hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn và một loạt các hiểm họa khác.
Một hợp đồng bảo hiểm hàng hóa ở một địa điểm nhất định sẽ phải đóng góp bồi thường cho hợp đồng bảo hiểm hàng hóa ở tất cả các địa điểm của người được bảo hiểm.
a) Cơ sở đóng góp bồi thường
Mục đích của điểu kiện đóng góp bồi thường là ngăn chặn tình trạng người được bảo hiểm chỉ khiếu nại một công ty bảo hiểm và công ty bảo hiểm đó phải bồi thường toàn bệ cho đến khi thu hồi được đóng góp bồi thường từ các công ty bảo hiểm khác. Dĩ nhiên câu hỏi nảy
sinh là ý nghĩa của từ "tỷ lệ chia tổn thất"?
Có 2 cách định nghĩa từ "tỷ lệ chia tổn thất". Phương pháp đầu tiên, có thể là phương pháp nhanh nhất đó là: mỗi công ty bảo hiểm bồi thường theo số tiên được bảo hiểm theo hợp đồng. Ta có thể dễ đàng nhận biết cách trên qua ví dụ sau:
Số tiên được bảo hiểm của hợp đồng A; 10.000 Pound Số tiên được bảo hiểm của hợp đồng B; 20.000 Pound Số tiền được bảo hiểm của hợp đồng C; 30.000 Pound
Tổn thất là 6000. Vậy hãng báo hiểm A bồi thường bao nhiêu?
A sé tra
10.000 x Tén that
—- - =1.000 bảng.
10.090 + 20.000 + 30.000 1
6!
Tuy nhiên phương pháp này có một hạn chế nổi bật đó là: trong thực tế các hợp đồng có thể áp dụng những điều khoản khác nhau. Có thể một hợp đồng có một số hạn chế trong một hợp đồng song hợp đồng khác lại không có hoặc một hợp đồng nào đó có thể có một phương thức ấn định cách thức giải quyết khiếu nại. Vì vậy chúng ta nên tìm một cách chính xác phù hợp với mọi hợp đồng, thay bằng chỉ dựa vào các phép tính toán học mà bỏ qua điều khoản hợp đồng.
Thí dụ trường hợp áp dụng điểu khoản bồi thường tổn thất. Nếu có bảo hiểm dưới giá trị, liệu có công bằng và hợp lý không nếu như công ty bảo hiểm sau khi đã áp dụng điều khoản bổi thường tỷ lệ trong hợp đông vẫn bị ấn định một tỷ lệ đóng góp bồi thường giếng như không hé có điều khoản đó tổn tại. Rõ ràng cách nói như trên dường như đã phức tạp hóa vấn để giải quyết khiếu nại song nó bảo đảm được tính công bằng.
Đa số việc tính toán đóng góp bồi thường nảy sinh trong các trường hợp có liên quan tới bảo hiểm tài sản và đặc biệt là bảo hiểm hỏa hoạn. Thông lệ thị trường ngày nay dường như đã hướng về những phương pháp tính toán tiêu chuẩn hóa và một số phương pháp này đã được gộp vào các thỏa thuận chính thức giữa những nhóm công ty lớn.
Đối với các hợp đồng bảo hiểm tài sản không áp dụng phương thức bồi thường tỷ lệ và có đối tượng được bảo hiểm tài sản giống nhau, tổn thất sẽ được giải quyết theo tỷ lệ số tiền được bảo hiểm. Như vậy nó giống tình huống trong ví dụ 1.
Khi phải đóng góp bồi thường theo các hợp đồng bảo hiểm không áp dụng điều khoản bồi thường theo tỷ lệ và không cùng loại bảo hiểm (nói cách khác tài sản được bảo hiểm không giống nhau), số tiền được bảo hiểm vẫn được sử dụng làm cơ sở và việc tính toán thường được thực hiện thông qua một phương pháp tương đối phức tạp hơn. Phương
pháp này chúng ta không cần phải nghiên cứu trong khóa học này.
Đối với trường hợp hợp đồng có áp dụng điểu khoản bồi thường theo tỷ lệ, nhưng hợp đồng không áp dụng điều khoản trung bình nhưng có áp dụng giới hạn tổn thất trong khuôn khổ số tiển được bảo hiểm "Phương pháp trách nhiệm" độc lập sẽ được sử dụng để tính tỷ lệ đóng góp bồi thường. Đối với một công ty bảo hiểm cụ thể nào đó ta có thể định nghĩa "trách nhiệm độc lập" là số tién công ty này phải thanh toán, vì chỉ có một mình công ty này bảo hiểm tổn thất đó. Đa số các hợp đồng bảo hiểm đếu áp dụng điểu trung bình (đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại) và việc quy định giới hạn cũng ngày càng
phổ biến hơn trong các hợp đồng. Điều này có nghĩa là phương pháp trách nhiệm độc lập là phương pháp bồi thường tỷ lệ cùng như không bảo hiểm trùng, căn cứ vào thỏa thuận giữa các công ty bảo hiểm và để đơn giản, đôi khi người ta thích sử dụng "phương pháp trung bình.
Phương pháp này được thực hiện như sau: Cùng một tài sản được hãng A bảo hiểm 20.000 bảng và hãng B bảo hiểm 10.000 bảng sẽ áp dụng bôi thường theo tỷ lệ. Giá trị tài sản vào thời điểm xảy ra tổn thất là 45.000 bảng và tổn thất là 4.500 bảng. Quá trình bồổi thường gồm 3 bước.
Bước 1:
Bước đầu tiên là phải tìm ra hãng bảo hiểm nào sẽ phải bổi thường nếu như có hợp đồng của hãng có hiệu lực. Để tìm trách nhiệm độc lập của A, ta cần phải áp dụng trách nhiệm độc lập đối với tổn thất và công thức sẽ là:
Số tiên được bảo hiểm của A pon that Téng gid tri gap rui ro 1
= 20.000 bang bang x4-500 } bang _ 2.000 bang 45.000 bang 1
Tuong tu nhu vay trach nhiệm độc lập của hang B la:
- 10.000 bảng x 4.500 bang _ 1.500 bảng 45.000 bảng 1
Như vậy tổng số 2 công ty bảo hiểm phải thanh toán là 3.000 bảng
Nội dung của điều kiện tốn thất đã đưa người được bảo hiểm trở thành người bảo hiểm cho số bảo hiểm dưới giá trị, trong trường hợp này là 45.000 bảng — (20.000 bảng + 10.000 bảng) = 15.000 bảng.
Người được bảo hiểm hoạt động với tư cách là người bảo hiểm cho chính mình sẽ phải chịu;
_ 15.000 bang , 4.500 bang _ ¡ 500 bảng
45.000 bang i
Hai bước tiếp theo rất quan trọng mặc dù trong trường hợp cụ thể này chúng không thay đổi cách tính toán.
Bước 2:
Nếu số tiền thuộc trách nhiệm độc lập của các công ty bảo hiểm 63
trong trường hợp này bằng hoặc ít hơn tổn thất, thì mỗi bên sẽ trả theo trách nhiệm độc lập của mình.
Bước 3:
Nếu số tiền thuộc trách nhiệm độc lập lớn hơn tổn thất thì tổn thất sẽ được chia theo tỷ lệ trách nhiệm
Điều này có vẻ như phức tạp tuy nhiên nếu nghiên cứu một số ví dụ của chính mình ta sẽ thấy phương pháp này thực hiện ra sao trong trong thực tế.
Ta không nên bối rối khi thấy việc sử dụng phương pháp trách nhiệm độc lập và phương pháp số tiên được bảo hiểm cho ra cùng một kết quả đối với một số trường hợp nhất định. Có rất nhiều trường hợp không cho ra cùng một kết quả và ta cần dựa vào các nguyên tắc đã xem xét để quyết định sử dụng phương pháp nào.
Có thể có một vài hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm cùng bảo hiểm một rủi ro. Tuy nhiên trường hợp này không phổ biến. Nguyên tắc chia sẻ là đông nhất và sẽ là cơ sở của trách nhiệm độc lập.
b) Hợp đồng phi đóng góp bồi thường.
Một số hợp đồng có điểu khoản phi đóng góp bồi thường. Dưới đây là nội dung của nó:
Hợp đông này sẽ không được úp dụng nếu như người được bảo hiểm có quyền hưởng bôi thường từ một hợp đông khác.
Điều này có nghĩa hợp đồng sẽ không đóng góp bồi thường nếu như cũng có một hợp đồng bảo hiểm khác đang có hiệu lực. Nội dung tiếp theo của điều khoản là:
Hợp đông sẽ được áp dụng đối uới phân trách nhiệm uượt quá chưa được bảo hiểm trong hợp đông bảo hiểm khác đó.
Nội dung phần sau của điểu khoản trên chỉ ra một thực tế là: điều khoản này hoạt động giống như hợp đồng vượt mức bồi thường. Tuy nhiên ở đây không có hiện tượng chia theo tỷ lệ.