CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
2.1. Khái lược về VietinBank Đống Đa
2.1.1. Quá trình phát triển của VietinBank Đống Đa
Đống Đa là một trong sáu quận nội thành của thành phố Hà Nội, có mật độ dân cư đông đúc, diện tích rộng với nhiều nhà máy lớn sản xuất thủ công và công nghiệp cũng như các hộ kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa là một đơn vị kinh doanh tiền tệ, tín dụng trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi thành lập đến nay, chi nhánh đã góp phần tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh tế trên địa bàn quận, đồng thời cung cấp các dịch vụ thanh toán, ký quỹ, gửi tiền tiết kiệm cho doanh nghiệp và dân cư trong quận, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của quận Đống Đa cũng như của thành phố Hà Nội.
Được thành lập từ năm 1959, tiền thân là phòng Công Thương nghiệp Ô Chợ Dừa, Ngân hàng Công Thương chi nhánh Đống Đa khi đó được gọi là Ngân hàng Nhà nước quận Đống Đa. Từ khi thành lập đến năm 1988, Ngân hàng Nhà nước quận Đống Đa là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nhà nước của thành phố Hà Nội, vừa thực hiện chức năng kinh doanh như một NHTM vừa thực hiện chức năng quản lý của Ngân hàng nhà nước, địa bàn hoạt động là quận Đống Đa.
Ngày 01/07/1988, hội đồng bộ trưởng ban hành nghị định 53/HĐBT về việc tổ chức lại hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Theo tinh thần của Nghị định thì hệ thống Ngân hàng nước ta chuyển từ một cấp sang hai cấp. Ngân hàng nhà nước quận Đống Đa theo đó được chuyển thành Ngân hàng Công Thương chi nhánh Đống Đa trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hà Nội. Đến năm 1990, các ngân hàng ở Việt Nam nói chung và Ngân hàng Công Thương chi nhánh Đống Đa nói riêng mới thực sự tách ra khỏi hoạt động của Ngân hàng nhà nước, chỉ tập trung vào thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng của một NHTM
Tháng 7/1993, hệ thống NHCT Việt Nam được tách thành hai cấp là NHCT Việt Nam và các NHCT chủ quản cấp một. Kể từ đó, Ngân hàng Công Thương chi nhánh Đống Đa là một NHCT cấp một trực tiếp thuộc sự quản lý của NHCT Việt
Nam và là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, đánh dấu bước chuyển sang vị thế phải kinh doanh trong thách thức của cơ chế thị trường
Hiện nay, Ngân hàng Công Thương chi nhánh Đống Đa có trụ sở tại 187 Tây Sơn- Đống Đa, ngoài ra còn có hai phòng giao dịch ở Kim Liên và Cát Linh, có 16 quỹ tiết kiệm nằm rải rác khắp địa bàn quận.
(Nguồn: Bản sơ lược hình thành và phát triển VietinBank Chi nhánh Đống Đa) 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của VietinBank Đống Đa
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công thương Chi nhánh Đống Đa được xây dựng trên mô hình hiện đại hóa Ngân hàng, theo hướng đổi mới và phù hợp với quy mô và đặc điểm của Chi nhánh. Theo quyết định số : 36/ QĐ- TCHC ngày 15/05/2006 có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2007, cơ cấu tổ chức tại chi nhánh NHCT- Đống Đa như sau:
(Nguồn: Quyết định Số 50/ QĐ – ĐĐ – QLRR, ngày 23/2/2012 Quyết định ban hành chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ tai Chi nhánh.) - Chức năng của các phòng, ban
- Ban lãnh đạo: Gồm 1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc:
GIÁM ĐỐC
Phòng KHDN Số 1
Phòng KHDN Số 2
Phòng Tổng hợp Phòng
KHCN
Phòng Kế toán
giao dịch
Phòng Quản lý Rủi
Ro
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Thanh
toán XNK
Phòng Thông tin điện toán
Phòng Tiền tệ kho quỹ
P. GD và các QTK PHÓ GIÁM ĐỐC
Chịu trách nhiệm điềuhành, quản lý hoạt động của toàn bộ hoạt động của Chi nhánh và các phòng ban.
- Phòng KHDN lớn ( Số 1)
Phòng KHDN 1 là phòng đảm nhận việc tham mưu cho Ban Giám đốc trong quản lý, tổ chức, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nói chung là theo chức năng và nhiệm vụ được giao; Tìm kiếm, tiếp thị, tư vấn hỗ trợ và chăm sóc khách hàng là các doanh nghiệp, khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tê; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng.giao dịch trực tiếp với khách hàng là các doanh nghiệp lớn về khai thác vốn bằng Việt Nam đồng hay ngoại tệ ngoại tệ; Thực hiện các ngiệp vụ liên quan đến tín dụng. Phối hợp cùng bộ phân liên quan cung cấp trọn gói các sản phẩm, dịch vụ của NHCT, kết hợp bán chéo, bán thêm sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất các các nhu cầu của khách hàng, tối đa hóa lợi ích mang lại cho NHCT; Quản lý và khai thác hồ sơ, thông tin của khách hàng doanh nghiệp theo quy định của NHCT; Nghiên cứu, đề xuất cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới cho khách hàng là doanh nghiệp.
- Phòng KHDN vừa và nhỏ (Số 2)
Phòng KHDN số 2 là phòng đảm nhận việc tìm kiếm, tiếp thị, tư vấn hỗ trợ và chăm sóc khách hàng là các doanh nghiệp, khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tê;
thực hiện các nghiệp vụ liên quan cung cấp trọn gói các sản phẩm, dịch vụ của NHCT cho các khách hàng phù hợp với chế độ và quy định hiện hành của NHCT, kết hợp bán chéo, bán thêm sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất các các nhu cầu của khách hàng, tối đa hóa lợi ích mang lại cho NHCT; Quản lý và khai thác hồ sơ, thông tin của khách hàng doanh nghiệp theo quy định của NHCT; Nghiên cứu, đề xuất cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới cho khách hàng là doanh nghiệp; tham mưu cho Ban giám đốc trong quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh của phòng theo chức năng là nhiệm vụ được giao.
- Phòng KHCN
Phòng khách hàng cá nhân là phòng có trách nhiệm trực tiếp tìm kiếm, tiếp thị khách hàng về nguồn vốn, dư nợ, sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thiết lập, chăm sóc và duy trì thường xuyên các khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; Thực hiện quản lý và tiến hành các nghiệp vụ tín dụng theo quy chế của Ngân hàng công thương Việt Nam. Có trách nhiệm giới thiệu trực tiếp, quảng cáo và bán các sản phẩm đến khách hàng là các cá nhân nhu như cho vay
tiêu dùng , cho vay du học…; Nghiên cứu, đè xuất cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình; Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ Thẻ và dịch vụ Ngân hàng điện tử của Chi nhánh.
- Phòng quản lý rủi ro
Phòng quản lý rủi ro có chức năng tham ưu cố vấn cho giám đốc các chi nhánh, quản lý giám sát các danh mục cho vay, đầu danh mục tài sản đảm bảo theo đúng các quy định giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng; Thực hiện thẩm định, tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng; Thực hiện chức năng đánh giá ruit ro trong toàn bộ hoạt động các ngân hàng theo chỉ đạo của NHCH; thiết lập duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh, nâng cao năng lực đo lường và giám sát rủi ro; Thực hiện khai thác các công việc QLRR tín dụng, QLRR tác nghiệp toàn bộ hoạt động tại Chi nhánh; xây dựng chính sách QLRR thống nhấ cho toàn chi nhánh, đảm bảo ổn định tính thanh khoản và thích ứng với mọi tình huống xấu có thế xảy ra; thực hiện công tác theo Pháp chế.
- Phòng kế toán giao dịch
Là phòng có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng. Chịu trách nhiệm với các nghiệp vụ công việc liên quan đến chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, quản lý tài chính. Cung cấp các nghiệp vụ của ngân hàng liên quan đến hạch toán và xử lý các giao dịch quản lý và chịu trách nhiệm đối với các Cung cấp các nghiệp vụ của ngân hàng liên quan đến hạch toán và xử lý các giao dịch quản lý và chịu trách nhiệm đối với các giao dịch trên máy,quản lý quỹ tiền mặt đến từng gaio dịch viên theo đúng quy đinh của ngân hàng nhà nước và ngân hàng công thương Việt Nam.Thực hiện tư vấn tới khách hàng các dịch vụ của ngân hàng.Phòng kế toán giao dịch có trức năng phồi hợp phòng thông tin điện toán ,có nhiệm vụ đống mở các giao dịch của chi nhánh từng ngày.Tiếp nhận các tham số mới cuả ngân hàng công thương Việt Nam,phòng kế toán giao dịch có nhiệm vụ thực hiện giao dịch với khách hàng ,các nghiệp vụ mở đóng tài khoản,bán séc, các nghiệp vụ gửi tiền và rút tiền từ tài khoản,mua bán ngoại tệ.quản lý các nghiệp vụ liên quan đến việc phát hành và lưu thông sử dụng thẻ,hạch toán các nghiệp vụ của ngân hàng từng ngày.
- Phòng thanh toán xuất nhập khẩu.
Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh theo quy định của NHTMCPCTVN.
- Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng tiền tệ kho quỹ có chức năng đảm bảo an toàn kho quỹ,quản lí tiền mặt theo quy định chung của ngân hàng nhà nước Việt Nam và ngân hàng công thương Việt Nam. Có trách nhiệm tạm ứng và thu tiền mặt cho các điểm giao dịch trong và ngoài quầy ,các quỹ tiết kiệm ,các khoản thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt khối lượng lớn, vượt quá quyền cho phép của các giao dịch viên, tiến hành ghi chép và theo dõi sổ sách thu chi, xuất nhập kho quỹ đầy đủ, chính xác và kịp thời.
- Phòng tổng hợp
Phòng tổng hợp có chức năng tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến các kế hoạch kinh doanh, phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh cỉa chi nhánh ,lập csac bản báo cáo tổng hợp.
- Phòng tổ chức hành chính
Phòng tổ chức hành chính có chức năng tổ chức cán bộ, quản lý nhân sự như tuyển dụng cán bộ, tổ chức đào tạo cán bộ, điều chuyển và sắp xếp các cán bộ phù hợp với năng lực, thực hiện chính sách của Nhà nước liên quan đến người lao động như tiền lương, bảo hiểm... Đồng thời phòng này cũng thực hiện các công tác quản trị văn phòng, chăm lo đời sống nhân viên, thực hiện công tác bảo đảm an toàn an ninh cho toàn chi nhánh.
- Phòng thông tin điện toán
Phòng thông tin điên toán có chức năng duy trì đảm bảo hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh,bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo hoạt động thong suốt của hệ thống .Là cầu nối về thông tin giữa chi nhánh và ngân hàng công thương Việt Nam ,ngân hàng nhà nước Việt Nam.Thao tác vận hàng hệ thống thông tin của chi nhánh ,sao lưu,khôi phục dữ liệu toàn chi nhánh
- Các phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm
Là phòng trưc tiếp giao dịch với khách hàng để khai thác thu hút các nguôn vốn bằng cả nội tệ và ngoại tệ.Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng,quản lí các sản phẩm liên quan đến tín dụng theo thể lệ cho phép của ngân hàng cong thương Việt Nam.Cung cấp các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán ,xử lý hạch toán từng giao dịch,quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên.
(Nguồn: Văn bản số 50/QQD-Đ-QLRR ngày 23 tháng 2 năm 2012, Quyết định ban hành chức năng và nhiệm vụ các phòng nghiệp vụ tại Chi nhánh) 2.1.3. Một số hoạt động dịch vụ của Chi nhánh
Để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người dân, Chi nhánh đã ngày một
nâng cấp, mở rộng hơn các loại hình dịch vụ để làm sao phục vụ nhu cầu cho người tiêu dùng một cách tốt nhất có thể. Các loại hình dịch vụ gồm:
- Dịch vụ thanh toán - Dịch vụ bảo lãnh
- Dịch vụ tài trợ thương mại - Dịch vụ ngân quỹ
- Dịch vụ khác như phát hành thẻ, dịch vụ phát hành trái phiếu DN,…
a. Dịch vụ thanh toán
Ở các nước phát triển, dịch vụ này rất phát triển và tạo ra nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập của ngân hàng. Tính tiện ích của dịch vụ là thanh toán qua tài khoản ngân hàng vì vậy rất nhanh chóng, an toàn nên khuyến khích được người sử dụng dịch vụ ngày càng nhiều. Dịch vụ thanh toán của ngân hàng rất đa dạng và phong phú song có thể chia thành một số nhóm:
-Thanh toán, chuyển tiền trong nước: thanh toán bằng Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu.
-Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền quốc tế: thanh toán thông qua ngân hàng đại lý hay chi nhánh ở nước ngoài
-Dịch vụ thẻ: là phương thức thanh toán hiện đại và phổ biến. Thẻ có nhiều ưu điểm hơn bất cứ loại séc hay ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu về tốc độ thanh toán, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả khách hàng lẫn ngân hàng. Hiện tại các ngân hàng trên cả nước trong đó có cả VietinBank cũng đang đẩy mạnh việc phát triển thẻ, để nó trở thành phương thức thanh toán được nhiều người sử dụng.
b. Dịch vụ bảo lãnh
Điều kiện để được VietinBank Đống Đa bảo lãnh đó là phải có tư cách pháp nhân và hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh tập trung chủ yếu vào các loại hình bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh tạm ứng.
c. Dịch vụ tài trợ thương mại
Đây là hình thức Ngân hàng hỗ trợ cho đơn vị tổ chức hoặc doanh nghiệp thông qua các dịch vụ như: dịch vụ nhờ thu, tín dụng chứng từ, bảo lãnh nước ngoài,... mà ở đó khách
hàng tham gia giao dịch tài trợ thương mại phải trả một khoản phí nhất định để được hưởng những quyền lợi và tiềm năng thương mại có thể mang lại từ việc tài trợ chương trình.
d. Dịch vụ ngân quỹ
Thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ đảm bảo an toàn, chính xác; đáp ứng nhanh chóng và kịp thời nhu cầu nộp, rút tiền mặt của khách hàng và của các Chi nhánh trong hệ thống; hạch toán kịp thời, chính xác các giao dịch tiền mặt phát sinh hàng ngày tại quỹ nghiệp vụ theo mô hình giao dịch một cửa.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Đống Đa giai đoạn 2010-2012
Năm 2012 là một năm chứng kiến quá nhiều biến động và thách thức đối với nền kinh tế. Trên thế giới, cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu tiếp tục sa lầy mà thối nát thì chưa thực sự rõ ràng, kinh tế Mỹ, Nhật Bản đều không mấy khả quan.
Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil…đều không còn giữ được phong độ tăng trưởng lạc quan như những năm trước đó. Nhìn chung là tình hình kinh tế tăng trưởng chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn…tác động không nhỏ đến nền kinh tế trong nước tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - lạm phát đã giảm mạnh so với năm 2011. Tỷ giá hối đoái ít thay đổi, thị trường vàng không ổn định, tăng giảm bất thường, mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm…v.v..những yếu tố đó có tác động không nhỏ đến thị trường ngân hàng nói chung và VietinBank Đống Đa nói riêng.
Để đánh giá kết quả hoạt động tại VietinBank Đống Đa chúng ta xem xét trên bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh ở một số hoạt động chính của Ngân hàng.
- Huy động vốn - Hoạt động cho vay
- Kết quả hoạt động của Chi nhánh thông qua chỉ tiêu Lợi nhuận.
2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn.
Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và các dịch vụ khác. Huy động vốn – hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại – đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của Ngân hàng, đồng thời đây là hoạt động nền tảng để phát triển các hoạt động khác.
Giai đoạn 2010 – 2012 vừa qua là giai đoạn nền kinh tế đầy dãy biến động