CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
2.3. Đánh giá chung của Chi nhánh về hoạt động cho vay đối với DNNQD
Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Song do được sự chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành, từ TW đến địa phương, sự giúp đỡ của các cơ quan hữu quan và sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên trong Ngân hàng. VietinBank Đống Đa trong những năm qua đã đạt được những kết quả sau:
- Số lượng khách hàng là có quan hệ cho vay với Chi nhánh đều là các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, phong cách phục vụ, giao dịch văn minh lịch sự tạo được ấn tượng, uy tín đối với khách hàng, mở rộng được thị phần
- Doanh số cho vay ở Chi nhánh năm sau luôn cao hơn năm trước, quy mô dư nợ cho vay với các DNNQD không ngừng tăng trưởng . Cơ cấu cấu cho vay không bị bó hẹp tại các DNQD như trước mà có sự dàn trải sang các DNNQ, chứng tỏ rằng chi nhánh đã triển khai công tác tiếp cận mở rộng với các DNNQD khá tốt, hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ cho vay vốn hợp lý, đúng quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DNNQD tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng và từng bước gắn mình với họ thông qua vai trò tư vấn.
- Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ở mức an toàn. Qua đó công tác thu nợ được chú trọng đúng mức, phân loại nợ quá hạn, kiểm tra đối chiếu nợ được tiến hành thường xuyên theo từng kì, từng năm. Qua đó thấy được Chi nhánh đã thực hiện rất tốt việc kiểm tra khách hàng trước, trong và sau khi cho vay. Ngoài ra Chi nhánh còn xem xét các vấn đề thị trường, sản phẩm tiêu thụ, thu nhập của khách hàng trong phạm vi cho phép.
- VietinBank đã lựa chọn những cán bộ có đủ tài năng, có trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc, tạo điều kiện cho các DN làm ăn có hiệu quả.
Ngoài những thành tựu đạt được bản thân ngân hàng vẫn tồn tại một số hạn chế.
2.3.2. Hạn chề còn tồn tại
Thứ nhất, Đối tượng cho vay của Vietinbank vẫn chưa đa dạng.
Ngân hàng mới chỉ chú trọng đến các DNQD và một số khách hàng truyền thống mà chưa chú trọng đên một khối lượng lớn khách hàng tiềm năng, làm ăn hiệu quả. Hoạt động cho vay đối với các DNNQD này có nhưng chỉ chiếm tỷ trọng thấp dưới 10%. Đây là một điều đáng tiếc vì khu vực này có nhu cầu về vốn rất lớn.
Thứ hai, Công tác Marketing của Ngân hàng tuy bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định nhưng so với nhu cầu vẫn còn hạn chế, điều này hạn chế sự tăng trưởng dư nợ cho vay.
Thứ ba, trình độ của cán bộ chuyên môn còn nhiều bất cập: Đội ngũ cán bộ có trình độ, nhanh nhẹn, nhiệt tình, hăng hái học hỏi nhưng còn thiều kinh nghiệm, không lường hết được rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.
Thứ tư, công tác thẩm định xem xét cho vay còn một số tồn tại, ngân hàng vẫn chưa tích cực đôn đốc khách hàng sớm hoàn thành hồ sơ vay vốn.
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
Vietinbank Đống Đa là một chủ thể hoạt động trong nền kinh tế thị trường, do đó sự hạn chế trong công tác cho vay đối với các DNNQD thường xuất phát từ các nguyên nhân sau:
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Do số lượng cán bộ công nhân viên ít hơn so với yêu cầu khối lượng công việc, trình độ các cán bộ còn bất cập, thiếu kinh nghiệm trong xử lý tình huống nghiệp vụ, thiếu tính chủ động trong công việc
- Mối quan hệ giữa khách hàng và DNNQD với ngân hàng chưa rộng rãi do chưa có sự hiểu biết nhau nhiều, công tác Marketing chưa thu hút đông đảo khách hàng.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
- Ta thấy tỷ trọng cho vay đối với các DNNQD còn nhỏ chỉ chiếm dưới 10%
trên tổng số dư nợ cho vay. Trong khi đó ngân hàng tập trung trên 90% dư nợ cho vay với các DNQD. Điều này khiến ngân hàng phụ thuộc vào nhiều hoạt động kinh doanh của khối kinh tế này. Mặc dù khối kinh tế này được đảm bảo bằng NSNN.
Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, đầu tư mở rộng nhiều ngành nghề, nhưng vốn Ngân sách hạn chế nên Nhà nước không thể dàn trải cho tất cả các doanh nghiệp
được mà sẽ tập trung vào ngành nghề mũi nhọn. Vì vậy bất cứ sự thay đổi về chính sách cũng có thể gây rủi ro mất vốn cho Ngân hàng.
- Sự cạnh tranh của trên thị trường Ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt động của Ngân hàng.
- Môi trường pháp lí không thuận lợi: các văn bản liên quan đến hoạt động ngân hàng chưa đồng bộ và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.
CHƯƠNG 3