VỚI CÁC DNNQD CỦA VIETINBANK ĐỐNG ĐA
3.2. Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam-Chi nhánh Đống
3.2.1. Nhóm giải pháp về mở rộng khách hàng DNNQD.
- Thực hiện Marketing hơn nữa cho các sản phẩm cho vay thông qua các hình thức quảng cáo, truyền thông …. đến với khách hàng là các DNNQD.
Ngân hàng cần tích cực hơn nữa trong việc tiếp xúc, điều tra, thu thập thông tin từ phía khách hàng. Đồng thời, cán bộ tín dụng cần hướng dẫn quy trình tín dụng một cách khéo léo để được khách hàng chấp nhận tạo ra uy tín và độ tin cậy cho khách hàng, thông qua đó lựa chọn khách hàng theo đúng tiêu chuẩn, theo đúng quy định chung. Ngoài ra Chi nhánh cần tăng cường mạnh hơn các chính sách tiếp thị và Marketing tới các khách hàng thông qua hệ thống loa đài, báo chí, truyền thanh…nhằm giúp cho khách hàng là các DNNQD hiểu rõ hơn về những ưu đãi và các dịch vụ ngân hàng. Đi cùng với đó là việc quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay một cách sát sao, nhất là đối với các khách hàng mới
-Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
Đây là điều rất cần thiết do hiện nay các loại hình sản phẩm cho vay của các Ngân hàng đa phần là giống nhau, thị trường Ngân hàng đang có sự cạnh tranh khốc liệt. Ngoài uy tín, vốn của Ngân hàng thì chất lượng dịch vụ được coi là thước đo của sự mở rông số lượng khách hàng cho Ngân hàng. Chất lượng dịch vụ tốt sẽ thu hút nhiều hơn nữa các khách hàng tham ra sử dụng dịch vụ của Ngân hàng, mang lại nguồn lợi cho Ngân hàng.
-Phát huy vai trò tư vấn đối với các DNNQD để thu hút các doanh nghiệp này.
Do phần lớn các DNNQD khi đến Ngân hàng vay vốn chưa có hệ thống kế toán đầy đủ và hoàn hảo, cũng như việc xác lập các báo cáo và kiểm toán đối với các DNNQD còn đơn giản. Họ thường đến vay vốn của Ngân hàng bằng cách nêu ra nội dung về mục đích vay và hạn mức muốn vay….chứ chưa có một hồ sơ và dự án cụ thể. Do vậy các cán bộ tín dụng là người tư vấn hướng dẫn cho họ những thu tục, hồ sơ cần thiết, đồng thời tư vấn cả về phương án kinh doanh phù hợp với các
loại hình doanh nghiệp của họ. Nên đây là một yếu tố thu hút khách hàng là các DNNQD ngày càng đông hơn.
-Có biện pháp phù hợp cho việc mở rộng hoạt động cho vay đối với từng loại hình DNNQD
Như ta được biết thì các DNNQD tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau: Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, công ty TNHH….Do vậy đối với mỗi một loại hình doanh nghiệp thì cần có nhưng phương án cho vay hiệu quả, lấy ví dụ như:
+ DNNQD là các doanh nghiệp tư nhân: Nhu cầu vay vốn lớn, nhưng hay làm ăn thất bát dẫn đên rủi ro nhiều, nên cần phải thẩm định kỹ càng khi quyết định cho vay với loại hình này
+Đối với các công ty cổ phần: Hiện tại cổ phần hóa đang là xu hướng chung của nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam. Số lượng nhiều, làm ăn hiệu quả, Ngân hàng nên tập trung khai thác vào đối tượng này….
3.2.2. Nhóm giải pháp về mở rộng dư nợ cho vay, doanh số cho vay đi kèm với ngăn chặn nợ quá hạn phát sịnh
* Về mở rộng dư nợ và doanh số cho vay.
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn
Trong hoạt động của Ngân hàng huy động vốn và hoạt động cho vay có mối quan hệ nhân quả với nhau.
Tạo nguồn vốn là giải pháp hàng đầu để ngân hàng phát triển và mở rộng hoạt động cho vay. Vì thế Ngân hàng cần có chính sách tạo vốn cho phù hợp nhằm khai thác mọi tiềm năng về vốn, để có được nguồn vốn đủ mạnh đáp ứng nhu cầu vay vốn của Khách hàng cũng như hoạt động của Ngân hàng.
Vốn huy động từ nguồn: Ngân sách doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng khác, trong dân cư…Trong đó, nguồn vốn trong dân cư và doanh nghiệp là quan trọng nhất vì đây là nơi tích tụ vốn, là nguồn nguyên thủy tạo ra nguồn vốn cho Ngân hàng.
Hầu hết tâm lý của người dân thích để tiền ở nhà hơn là gửi Ngân hàng, mặc dù vậy họ biết gửi tiền vào Ngân hàng sẽ có lãi. Nhưng họ lại có tâm lý không an tâm khi gửi vào đây, hoặc luôn muốn kiếm tìm một giải pháp nào đó có lợi nhất cho mình. Do vậy, Ngân hàng cần tạo ra sự hấp dẫn cho khách hàng gửi tiền vào bằng các biện pháp cụ thể sau:
+ Xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng, thường xuyên coi doanh nghiệp là khách hàng tiềm năng của Ngân hàng, không ngồi chờ khách hàng tìm đến mà có sự chủ động tiếp xúc, nắm bắt thông tin của họ trên địa bàn để đưa ra các gói sản phẩm, dịch vụ hữu ích nhất, phù hợp nhất đối với các doanh nghiệp.
+ Mở rộng mạng lưới huy động đến các địa bàn, tăng cường công tác tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo với phong cách tận tình lịch sự, chu đáo, mở rộng nhiều kênh thời gian phục vụ linh hoạt tạo ra hình ảnh riêng, phong cách riêng cho Chi nhánh.
+ Chú trọng huy động nguồn vốn trung và dài hạn từ các tầng lớp dân cư, tạo thế chủ động về vốn và đáp ứng nhu cầu vốn trung hạn bên đó cần tích cực khai thác các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư nước ngoài.
+ Đổi mới tư duy truyền thống, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng hiện đại, áp dụng công nghệ khoa học kĩ thuật tiên tiến vào các sản phẩm thanh toán, tiền gửi và quản lí nguồn vốn gắn với đẩy mạnh việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân khiến cho khách hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí nhưng an toàn tiện lợi từ đó tạo lòng tin, uy tín cho khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng hơn trong huy động vốn.
+ Đa dạng hóa các hình thức huy động
+ Phát hành kì phiếu, trái phiếu có đảm bảo bằng ngoại tệ để khách hàng yên tâm không sợ lạm phát.
+ Đưa ra các mức lãi suất khuyển khích khi huy động vốn. Đối với hệ thống lãi suất bậc thang hiện nay thì cần tăng thêm giá trị kèm theo như quay số trúng thưởng hay quà tặng.
+ Cam kết về tính an toàn tiền gửi cho khách hàng, giúp khách hàng cảm thấy yên tâm khi gửi tiền.
+ Đội ngũ nhân viên phải nhiệt tình, năng động, sáng tạo, thân thiện tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng.
+ Hệ thống cơ sở vật chất cần được chú trọng. Trụ sở cũng như các Chi nhánh cần sạch sẽ, đẹp đẽ thể hiện tiềm lực của Ngân hàng. Như vậy mới tạo tinh thần yên tâm, niềm tin vững chắc cho Ngân hàng.
+ Tăng cường các khâu tiếp thị, quảng cáo, các hoạt động xã hội như từ thiện, tổ chức các sự kiện..
-Đa dạng hóa các hình thức cho vay có kết hợp với chu kì sản xuất và thu nhập của khách hàng.
Nền kinh tế ngày càng phát triển, dư nợ cho vay của các NHTM càng tăng nhanh. Xu hướng cho vay luân chuyển dần từ ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới trang thiết bị, kĩ thuật của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên Ngân hàng cần phải tính toán thời hạn cho vay sao cho phù hợp với chu kì sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. ( Thời hạn cho vay = Chu kỳ sản xuất + Thời gian tiêu thụ sản phẩm), có như vậy mới đảm bảo thời gian thu hồi vốn trả nợ cho Ngân hàng, từ đó hạn chế tỷ lệ nợ cao do nguyên nhân chưa có nguồn thu từ sản phẩm để trả nợ vay.
Mở rộng phạm vi đồng tài trợ và cho vay hợp vốn các dự án lớn điều này không những làm tăng doanh số cho vay có hiệu quả mà còn phân tán được rủi ro và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quản lý của các TCTD khác.
Đối với các khoản cho vay ngắn hạn, cần áp dụng linh hoạt các hình thức cho vay ứng trước, cho vay bằng chữ kí..Bởi chúng có thời hạn ngắn không làm đóng băng vốn của Ngân hàng, nâng cao tính thanh khoản trong quản lí tài sản của Ngân hàng, đồng thời Ngân hàng có thể dự đoán được sự phát triển của nền kinh tế, sự biến động trong môi trường kinh doanh.
* Về ngăn chặn tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh Để ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh cần phải:
+ Luôn chú trọng công tác thẩm định dự án, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích. Thực hiện việc bố trí, sắp xếp lại cán bộ theo hướng tăng cường cán bộ tín dụng giảm thiểu ở một số bộ phận khác nhằm có đủ lực lượng cán bộ tín dụng đủ sức, đủ thời gian giám sát vốn vay chặt chẽ, không bỏ sót món nào.
- Tăng cường tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ, có năng lực cho Ngân hàng, thực hiện các chương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên
Trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào thì yếu tố con người luôn mang tính quyết định. Vì vậy công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên ngân hàng đặc biệt là các cán bộ tín dụng phải thường xuyên, đây là vấn đề không thể thiếu trong việc tổ chức triển khai hoạt cho vay và mục tiêu là hạn chế rủi ro thấp nhất về sau.
+ Thường xuyên tuyển dụng các nhân viên ngân hàng trẻ, có năng lực
+ Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ về kế, kiểm, các phương pháp thẩm định dự án, phương pháp phân tích trong hoạt động kinh tế, bổ sung các kiến thức về pháp luật, cập nhật chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước trong từng thời kì.
+ Tổ chức tuyển chọn cán bộ thực sự có năng lực cả về chuyên môn và lẫn trình độ ngoại ngữ, vi tính và kiến thức xã hội, có lập trường tư tưởng vững vàng và có cái nhìn khách quan.
+ Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực, tạo dựng các cán bộ lãnh đạo kế cận, có chính sách hỗ trợ cả về vất chất và tinh thần nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm, khả năng sáng tạo của từng người, tạo lập bộ máy hoạt động hiệu quả, thống nhất.
+ Tổ chức phân công công việc cụ thể, khoa học đến từng người, từng vị trí theo hướng chuyên môn hóa.