Chu chuyển của tư bản là sự tuần hoàn của tư bản được lặp đi lặp lại một cách có định kỳ.
Giải trình: Tuần hoàn của tư bản không chỉ diễn ra một lần, kết một vòng rồi dừng lại, mà nó tiếp tục quay
nhiều vòng khác nữa...
Ví dụ: Tiền dưới hình thái TB-T, sau một vòng tuần hoàn.
SLĐ
T-H ...SX....H'-T' TLSX
Thì dừng lại ở T' (T' đã trở về hình thái ban đầu nó là T).
Ngược lại, khi T' trở về hình thái ban đầu thì nó lại tiếp tục chuyển hoá thành H... nghĩa là nó lại thực hiện một vòng tuần hoàn mới.
- Tuần hoàn của TB không dừng lại ở một vòng nào cả, mà nó liên tục chuyển hoá các hình thái TB cho nhau để thực hiện những vòng tuần hoàn mới, lặp đi lặp lại hết vòng này đến vòng khác, không kể điểm xuất phát của nó là gì.Đó là chu chuyển của tư bản.
Như vậy, qua sự phân tích trên đây, chúng ta có thể rút ra khái niệm về chu chuyển của tư bản.
* Khái niệm: Chu chuyển của tư bản là sự tuần hoàn của tư bản được lặp đi lặp lại một cách có định kỳ.
- Chu chuyển của tư bản phản ánh tốc độ vận động nhanh hay chậm của tư bản, những tư bản khác nhau sẽ
Hỏi: Chu chuyển của tư bản là gì?
chu chuyển với tốc độc khác nhau, tuỳ thuộc vào thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.
Ví dụ: sản xuất xi măng có tốc độ chu chuyển khác với sản xuất lúa gạo.
- Khi nghiên cứu sự tuần hoàn của tư bản chúng ta đã biết được sự chuyển hoá hình thái lẫn nhau của tư bản. Nhờ có sự chuyển hoá đó là tuần hoàn của tư bản được diễn ra một cách bình thường.
- Khi những chu chuyển của tư bản sẽ cho ta biết được tốc độ và thời gian vận động tư bản. Tức là cho biết sự vận động của tư bản diễn ra nhanh hay chậm với khoảng thời gian bao nhiêu, tác dụng của nó như thế nào...
Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu từng vấn đề một.
a. Thời gian chu chuyển của tư bản
* Khái niệm: Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian tính từ khi tư bản ứng ra dưới một hình thái nào đó cho đến khi thu về cũng dưới hình thái ban đầu có kèm theo (m)
Giải trình: Nghĩa là khi một nhà tư bản ứng ra một lượng tư bản dưới một hình thái nhất định nào thì tư bản sẽ thực hiện vòng tuần hoàn của mình
lần lượt trải qua ba giai đoạn, mang ba hình thái, thực hiện 3 chức năng rồi trở về hình thái ban đầu với lượng giá trị lớn hơn.
Khoảng thời gian mà tư bản phải tiêu tốn để thực hiện một vòng tuần hoàn như vậy gọi là thời gian chu chuyển của tư bản.
Hay thời gian chu chuyển của tư bản chính là thời gian tư bản thực hiện được một vòng tuần hoàn. Tuần hoàn tư bản bao giờ cũng gồm quá trình sản xuất và quá trình lưu thông, nên thời gian chu chuyển của tư bản bao giờ cũng gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.
Ví dụ: Một xí nghiệp may ứng ra 10 triệu để mua vải, máy móc... để sản xuất ra quần áo. Xí nghiệp này đem bán quần áo thu về được 11 triệu hết 2 tháng.
Vậy 2 tháng ở đây chính là thời gian chu chuyển của tư bản kể từ khi ứng ra 10 triệu đến khi thu về 11 triệu.
* Cách tích
Thời gian chu chuyển bằng thời gian sản xuất + thời gian lưu thông
* Thời gian sản xuất: là thời gian
TB nằm trong lĩnh vực sản xuất SLĐ
H ....SX....H' TLSX
- Thời gian bao gồm: thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất.
+ Thời gian lao động là thời gian con người dùng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm.
Nó cũng là thời gian duy nhất tạo ra giá trị và m.
=> Có thể rút ngắn thời gian lao động bằng cách áp dụng khoa học kinh tế, tổ chức quản lý, sản xuất phù hợp...
+ Thời gian gián đoạn lao động. Là thời gian đối tượng lao động chịu sự tác động của giới tự nhiên mà không cần tới sự giúp sức của con người.
Ví dụ: Người thợ may dùng máy may tác động vào vải tạo ra quần áo.
Đây là thời gian hữu ích nhất vì nó tạo ra giá trị cho sản phẩm.
Ví dụ: Thời gian chờ hạt lúa nảy mầm; nguyên liệu sản xuất rượu, bia lên men...
+ Thời gian dự trữ sản xuất là thời gian các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất được mua về, sẵn sàng tham gia quá trình sản xuất, nhưng thực sự chưa được sử dụng vào quá trình sản
Đề phòng sự cố gặp phải trong quá trình sản xuất
xuất, mà còn ở dạng dự trữ, tạo điều kiện cho sản xuất diễn ra liên tục
Trong thời gian này, giá trị thặng dư (m) cũng không được tạo ra. Quy mô dự trữ phụ thuộc đặc điểm của từng ngành sản xuất, tình hình thị trường, năng lực quản lý
Ngành khai thác cần dự trữ nhiều thời gian, nhưng ngành chế biến thực phẩm thì không cần.
=> Dự trữ là vấn đề quan trọng để sản xuất được liên tục. Dự trữ phải lớn hơn lượng tư bản ứng ra. Song khi có sản xuất lớn phải có dự trữ.
Tuy nhiên, nếu dự trữ không khéo, không tốt thì thiệt hại lớn.
Ví dụ: Dự trữ phôi thép
Như vậy, thời gian sản xuất ngắn hay dài còn tuỳ thuộc nhiều nhân tố tác động đến nó.
* Các nhân tố tác động đến thời gian sản xuất:
- Do tính chất của ngành sản xuất (đơn giản hay phức tạp).
- Thời gian gián đoạn lao động dài hay ngắn.
- Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật cao hay thấp, NSLĐ
- Dự trữ sản xuất đủ hay thiếu
- Cách thức tổ chức sản xuất có hợp lý hay không
Vậy những nhân tố nào tác động đến thời gian sản xuất?
- Thời gian sản xuất ra sản phẩm ngành đóng tàu > ngành sản xuất xe đẹp, xe máy...
- Trồng lúa trước đây: 6 tháng, nay còn 4 tháng
Muốn rút ngắn thời gian sản xuất phải tính toán đến các yếu tố, trong đó việc rút ngắn thời gian lao động,
thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất chứ không thể quyết định một cách tuỳ tiện.
* Thời gian lưu thông
- Khái niệm: Thời gian lưu thông là thời gian TB nằm trong lĩnh vực lưu thông.
- Thời gian lưu thong bằng thời gian mua + thời gan bán
(T-H) (H'-T')
-> Thời gian bán hàng là khó khăn và quan trọng hơn rất nhiều, bởi nó quyết định thời gian lưu thông và toàn bộ quá trình chu chuyển của TB.
- Nếu thời gian lưu thông nhanh sẽ tạo điều kiện cho sản xuất diễn ra bình thường, không bị đình trệ.
- Mặt khác nó cũng làm cho thời gian sản xuất diễn ra nhanh hơn ->
Khối lượng TB làm chức năng sản xuất được nhiều lần hơn-> Việc sản xuất ra m được nhiều hơn và ngược lại. Thời gian mua: Là khoảng thời gian được tính từ khi nhà TB tìm mua trên thị trường SLĐ và TLSX cần thiết, cho đến khi 2 yếu tố đó được kết hợp với nhau đề tiến hành quá trình sản xuất.
- Thời gian bán: Là thời gian từ lúc
nhà TB tìm trên thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình cho đến khi sản phẩm đó đến tay người tiêu dùng.
Thời gian là "bước nhảy vọt nguy hiểm" vì đó là thời gian thực hiện giá trị của hàng hoá (Mác).
* Các nhân tố tác động
- Tình hình thị trường (quan hệ cung - cầu; sức mua của thị trường)
- Khoảng cách từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.
Cũng giống như thời gian sản xuất, thời gian lưu thông cũng bị chi phối với các nhân tố sau:
Cung lớn hơn cầu-> hàng hoá chậm; cung < cầu -> hàng hoá nhanh,
Ví dụ: Các nhà máy sản xuất được lập nên ở các trục giao thông... dễ vận chuyển.
Trình độ phát triển của GTVT, thông tin liên lạc, dịch vụ thương mại
Trong thời gian lưu thông, tư bản không làm chức năng sản xuất, không tạo ra giá trị sản phẩm và m. Tuy nhiên sự tồn tại của nó là tất yếu và có vai trò quan trọng, vì nó đảm bảo đầu vào và đầu ra của sản xuất, cung cấp các điều kiện cho sản xuất và thực hiện sản phẩm do sản xuất tạo ra.
Rút ngắn thời gian lưu thông làm cho tư bản trong lĩnh vực lưu thông đi xống, phát triển được lượng tư bản đầu tư cho sản xuất.
Rút ngắn thời gian lưu thông cũng
làm cho thời gian chu chuyển rút xuống, quá trình sản xuất được lặp lại nhanh hơn tạo được nhiều m hơn, tăng hiệu quả của tư bản.
Ngày nay, do GTVT phát triển, chất lượng sản phẩm được nâng cao, giá thành hạ, quảng cáo tiếp thị, tổ chức dịch vụ bảo dưỡng, sữa chữa...
được đẩy mạnh đã giúp cho việc bán hàng được nhanh hơn, thời gian lưu thông được rút ngắn.
Chuyển ý: Do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như vậy nên thời gian chu chuyển của các tư bản khác nhau (trong cùng một ngành hoặc ở các ngành khác nhau) là rất khác nhau.
Để so sánh được, cần tính tốc độc chu chuyển của TB bằng số vòng chu chuyển thực hiện được trong một khoảng thời gian nhất định (có thể là một năm).
Vậy tốc độ chu chuyển của tư bản là gì? Và cách tính số vòng chu chuyển của nó như thế nào chúng ta cùng đi vào phần b: tốc độc và số vòng chu chuyển của TB.
b. Tốc độ và số vòng chu chuyển của tư bản
Qua phần phân tích ở trên chung ta
đã biết được do chịu sự tá động của nhiều nhân tố khác nhau nên thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của các TB là không giống nhau.
Do có sự khác nhau về thời gian chu chuyển nên để tính toán so sánh được với nhau giữa các TB thì người ta tính tốc độ chu chuyển của TB.
- Khái niệm: Tốc độ chu chuyển TB là số vòng chu chuyển được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 01 năm).
Vậy: Tốc độ chu chuyển của TB là gì?
+ Công thức:
Ch n=CH
Trong đó:
+ n: Số vòng chu chuyển trong 1 năm
+ CH: Thời gian của 1 năm (12 tháng)
+ Ch: Thời gian chu chuyển 1 vòng của TB
- Để tính toàn được một cách cụ thể tốc độ chu chuyển của TB, Mác đã đưa ra công thức:
Ví dụ:
- Tư bản thứ nhất chu chuyển một vòng hết 4 tháng thì số vòng chu chuyển sẽ là:
ng th
ng th Ch
n CH
á
á 4 12
1 = = = 3 vòng/năm
-> Tốc độ chu chuyển của TB thứ 1 là 3 vòng/năm.
- Tư bản thứ hai chu chuyển 1 vòng hết 8 tháng thì số vòng chu chuyển sẽ là:
ng th
ng th Ch
n CH
á
á 8 12
2 = = = 1,5vòng/năm
- Kết luận:
+ Tốc độ chu chuyển của TB tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển 1 vòng của chính nó. Trong nền sản xuất TBCN, tăng tốc độc chu chuyển của TB chính là tăng hiệu suất sử dụng của TB. Điều này cũng chính là tăng m cho nhà TB.
Chuyển ý: Để nghiên cứu sâu hơn ảnh hưởng của chu chuyển đối với quá trình làm tăng thêm giá trị, ta cần đi vào nghiên cứu hai hình thái mới của TB là tư bản cố định và tư bản lưu động qua phần 2.