Chất lượng giáo dục được cải thiện sẽ xoá tan mọi nghi ngờ và sự dèm pha cũng không còn tồn tại. Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn, cần trình bày bằng một đề tài riêng, ở đây tôi chỉ đưa ra một số giải pháp cơ bản sau :
- Thực hiện tốt quy trình phân công chuyên môn. Quy trình này nên đi theo các bước như sau :
Bước 1 : Hiệu trưởng trình bày đặc điểm, tình hình năm học, những yêu cầu khi phân công, các căn cứ và chuẩn phân công.
Bướv 2 : Tổ chức thu thập nguyện vọng của giáo viên về phân công chuyên môn. Tổ chức thảo luận dự thảo khi phân công ở tổ chuyên môn. Phó hiệu trưởng chuyên môn tổng hợp và hình thành dự kiến phân công cho toàn trường.
Bước 3 : Triệu tập hội nghị liên tịch mở rộng để xem xét, đánh giá, điều chỉnh dự kiến phân công chuyên môn.
Bước 4 : Hiệu trưởng tổ chức thu thập, xử lý thông tin để tiếp tục có sự điều chỉnh nếu cần thiết.
Bước 5 : Hiệu trưởng ra quyết định phân công và công bố trước hội đồng sư phạm trước ngày khai giảng 02 tuần.
Khi phân công chuyên môn, nếu không có gì đặc biệt thì nên tôn trọng tối đa dự kiến phân công ở Tổ. Hiệu trưởng vẫn thường hay can thiệp, xáo trộn dự kiến này.Không ai hiểu chuyên môn giáo viên bằng tổ trưởng chuyên môn. Hãy để tổ trưởng chuyên môn quyết định và chịu trách nhiệm trước nhà trường về chất lượng bộ môn của họ. Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa phân công dạy lớp và phân công chủ nhiệm. Tránh tình trạng muốn giáo viên chủ nhiệm một lớp A nào đó thì anh ta lại không được dạy lớp này. Cũng không nên dựa vào thâm niên công tác để ưu tiên giảng dạy. Nên tạo điều điện để giáo viên trẻ được thể hiện khả năng của mình
- Cải cách mạnh mẽ nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, cần tập trung bàn bạc về chuyên môn, tìm biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn.
Nên có hình thức sinh hoạt chuyên đề trong các lần họp tổ để vừa khuyến khích tiềm năng nghiên cứu trong giáo viên vừa cung cấp thêm kiến thức, giải pháp…
cho mọi người.
- Tăng cường công tác dự giờ nhất là đối với giáo viên trẻ, sau tiết dự cần có sự đánh giá, uốn nắn, định hướng nghiêm túc, tránh tình trạng nể nang. Hiệu
trưởng và các phó Hiệu trưởng nên có kế hoạch thăm lớp, dự giờ để nắm tình hình và có điều chỉnh trong quản lý.
8. Xây dựng bộ máy tổ chức vững mạnh
Từ thực trạng nhà trường và xuất phát từ những yếu tố thuộc về phẩm chất, năng lực của Hiệu trưởng, chúng ta có thể thấy rằng, Hiệu trưởng phải phát huy sức mạnh tập thể mới có thể làm tốt công tác lãnh đạo nhà trường. Muốn vậy, Hiệu trưởng phải xây dựng được một bộ máy tổ chức khoa học, vững mạnh, có tâm huyết. Thực hiện chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” để thu hút nhân tài vốn không hiếm trong nhà trường. Hiệu trưởng phải có những người giữ vai trò tham mưu thật hiệu quả cho mình. Có mấy vấn đề sau đây Hiệu trưởng cần thực hiện :
- Thành lập Hội đồng trường theo Điều 51 Luật giáo dục, Hội đồng tư vấn trong nhà trường theo Điều 55 của Luật này. Hội đồng trường chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục. Trong số các nhiệm vụ của Hội đồng trường, Hiệu trưởng cần đặc biệt nhấn mạnh đến nhiệm vụ quyết định mục tiêu, chiến lược, các dự án và kế hoạch phát triển của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường. Hội đồng tư vấn không nhất thiết chỉ là thành phần liên tịch hoặc liên tịch mở rộng như xưa nay mà cần phải có “Khổng Minh” và có chính sách đãi ngộ thích đáng đối với họ.
- Phát huy vai trò của các tổ trưởng, nhất là tổ trưởng chuyên môn. Việc bổ nhiệm tổ trưởng phải thận trọng, có tiêu chí rõ ràng, khoa học. Lựa chọn tổ trưởng không chỉ dựa vào năng lực chuyên môn mà còn phải có khả năng quản lý và nhiều tố chất khác của một nhà lãnh đạo. Bổ nhiệm tổ trưởng cần chú ý vào các tiêu chuẩn sau đây :
+ Vững vàng về tư tưởng chính trị, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức kỷ luật, là tấm gương sang cho giáo viên và học sinh noi theo.
+ Đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, có năng lực giảng dạy từ khá trở lên, có tính nguyên tắc trong hoàn thành kế hoạch của tổ. Đoàn kết tốt nội bộ.
+ Có sức khoẻ, điều kiện làm việc, hoàn cảnh gia đình của tổ trưởng cũng là những yếu tố mà khi phân công Hiệu trưởng không thể bỏ qua.