BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng ở trường THPT (Trang 50 - 53)

Qua phân tích đánh giá thực trạng uy tính của Hiệu trưởng trường THPT và qua nghiên cứu lý luận tâm lý học quản lý sư phạm, bản thân tôi rút ra những kinh nghiệm quý báu như sau:

 Để làm tốt vai trò của mình, Hiệu trưởng cần phải nỗ lực học tập, nâng cao năng lực chuyên môn và năng lực quản lý, hoàn thiện những tố chất cần thiết của một nhà lãnh đạo, trao dồi phẩm chất đạo đức để trở thành những người không chỉ lãnh đạo nhà trường mà còn góp phần định hình văn hóa trường học.

 Sản phẩm của nhà quản lý chính là các quyết định quản lý. Ngoài tính khoa học đúng đắn của quyết định quản lý thì hiệu lực, hiệu quả, khả năng tác động của các quyết định quản lý phụ thuộc rất nhiều vào uy tin

của người ra quyết định. Lý thuyết thông tin khẳng rằng uy tín của người tạo tin có vai trò rất quan trọng trong việc tác động tới đối tượng nhận tin.

Một nhà lãnh đạo càng có uy tín bao nhiêu thì các quyết định lãnh đạo của ông ta càng có sự cộng hưởng bấy nhiêu. Đứng ở góc độ nào đó, uy tín là sự thăng hoa của toàn bộ nhân cách con người. Uy tín không chỉ giúp Hiệu trưởng dễ dàng điều hành trọng trách lãnh đạo của mình mà còn góp phần rất quan trọng trong việc xây dựng bầu không khí tâm lý tập thể nhà trường.

 Hiệu trưởng phải hết sức thận trọng khi giao tiếp : người ít tuổi thì có thể giao tiếp một cách cởi mở, thoải mái; đối với người có vị thế xã hội hay có tuổi tác cao thì phải ý chỉ, khiêm tốn… vì họ là những người rất “sâu sắc” về nghệ thuật sống.

 Không nên dùng quyền lực để chỉ đạo, quản lý con người, nếu cần thiết thì phải biết cách sử dụng quyền hành đó với nhân viên dưới quyền một cách tế nhị, trong tinh thần hợp tác vì mục tiêu của tổ chức, đơn vị.

 Để bảo vệ và nâng cao uy tín của Hiệu trưởng, theo tôi Hiệu truởng nên làm và không nên làm các việc như sau :

Những việc nên làm :

Thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, phải thương yêu mọi người, thường xuyên thực hiện phê và tự phê bình, biết kiềm chế xúc cảm tiêu cực, biết lắng nghe ý kiến phê bình và có quyết tâm khắc phục các nhược điểm của bản thân.

Phải thường xuyên quan tâm toàn diện đến cấp dưới (từ công việc đến các quan hệ gia đình, quan hệ xã hội).

Các phương châm trong giao tiếp cần quan tâm :

 Hãy tôn trọng nguời khác thì người khác mới tôn trọng mình.

 Hãy có thái độ chăm chú với những ý kiến phê bình và những kiến nghị cải tiến ngay cả khi chúng không trực tiếp mang lại cho bạn cái gì cả.

 Hãy lắng nghe ý kiến của người khác dù đó là ý kiến sai.

 Hãy biết nhẫn nại không có giới hạn.

 Hãy công bằng, đặc biệtg là với cấp dưới.

 Hãy lịch sự, đừng bao giờ cáu gắt vì như vậy là biểu hiện của sự thiếu văn hoá và bất lực.

 Hãy nói ngắn gọn.

 Hãy cám ơn cấp dưới vì những việc họ đã làm.

 Lựa chọn và đào tạo một cấp dưới thông minh bao giờ cũng tốt hơn là tự mình làm.

 Nếu việc mà cán bộ của mình làm về cơ bản không mâu thuẩn với quyết định của mình thì hãy cho họ quyền tự do hành động tối đa.

 Hãy tự hào vì có cấp dưới thông minh hơn bạn chứ đừng đố kỵ họ.

 Ai muốn ra lệnh, người đó phải biết chấp hành. Chỉ có ai tự mìng cũng có kỷ luật thì mới có thể làm cho cấp dưới tuân theo kỷ luật.

 Nếu sai lầm thì hãy thừa nhận sai lầm. Để tránh sai lầm, phải học cách bàn bạc với mọi người và chú ý lắng nghe ý kiến của họ.

 Đối xử với người khác theo quan điểm “Lấy ta làm điểm tựa”.

 Phải biết khen thưởng và trừng phạt.

 Niềm nở và lịch thiệp, hãy luôn nở nụ cười trên môi thay cho bộ mặt nặng nề, cau có, đăm chiêu.

 Có tính hoạt bát, ưa hài hước, biết cười khi mình là câu chuyện vui đùa cho tập thể; biết làm dịu bầu không khí căng thẳng của tập thể bằng một câu ứng khầu vui nhộn.

 Quan tâm theo dõi, nghiên cứu những người dưới quyền để không ai thấy mình bị bỏ rơi.

Những việc không nên làm :

 Không tạo các nhóm nhỏ không chính thức trong trường.

 Không vì lợi ích cá nhân trong quản lý.

 Không làm những gì có hại cho tập thể dù là những việc nhỏ.

 Không được quyền dễ dãi với bản thân mình.

 Đừng bao giờ sử dụng quyền lực của mình nếu các biện pháp khác chưa được sử dụng hết. Nhưng đã đến trường hợp cuối cùng này thì hãy dùng quyền lực ở mức độ cao nhất mà bạn có.

 Đừng phê bình cấp dưới trước mặt người khác.

 Đừng bao giờ đích thân làm việc gì mà cấp dưới có thể làm được.

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp nâng cao uy tính của người hiệu trưởng ở trường THPT (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w