Gi ọng trăn trở, day dứt, dằn vặt

Một phần của tài liệu cảm hứng bi kịch trong văn xuôi việt nam thời kỳ đổi mới (1986 1996) (Trang 94 - 108)

CHƯƠNG 2: CẢM HỨNG BI KỊCH TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM THỜI

3.3. Gi ọng điệu nghệ thuật

3.3.3. Gi ọng trăn trở, day dứt, dằn vặt

Khi đề cập đến những vấn đề về tình người, về những lỗi lầm trong chiến tranh, trong cuộc sống đời thường, nhiều tác phẩm văn xuôi thời kì này thường thể hiện bằng giọng trăn trở, day dứt, dằn vặt.

Chim én bay là tác phẩm thể hiện rõ nhất những trăn trở, day dứt của những người lính đã trải qua chiến tranh khi nghĩ về những nạn nhân của chiến tranh. Tác phẩm là một cuộc tự vấn của nhân vật Quy về hoàn cảnh của gia đình những tên ác ôn ngụy quân sau chiến tranh. Đó là những người vợ, người con của Hai Đích, giám Tuân. “Liệu những người vợ, người con của những tên ác ôn ấy hiện đang sống ra sao? Những gì đang cản trở họ sống?

Họ đang ở những ngôi nhà cũ hay đã bị tịch thâu, đã chuyển đi nơi khác?” [56, tr.7], “Chị đã giết những tên ác ôn khét tiếng nhất bởi cách mạng đòi hỏi chị làm như vậy. Vậy mà, bây giờ không hiểu sao, chị cứ thấy lòng mình không yên... Có một cái gì đó ngoài lí trí bắt chị phải suy nghĩ, trăn trở. Cái gì?” [56, tr.126]. Giọng điệu trăn trở, dằn vặt lúc này đại diện cho tiếng nói của lương tâm trước những số phận của đồng loại mình. Nó là một giọng điệu cao hơn lí tưởng, lí trí, là tiếng nói thầm kín và mạnh mẽ của con người với con người.

Nhân vật Lực trong truyện ngắn Cỏ lau cũng đã có sự băn khoăn, day dứt trước sự trở về của mình: “Ông già tôi đã đi qua nỗi mất mát từ bao nhiêu năm nay; giờ ông già tôi hẳn cũng đã quên tôi. Thai cũng vậy, giờ Thai đã có một cuộc đời khác với một lũ con cái, nỗi đau khổ ghê gớm vì mất tôi cũng đã qua đi từ lâu. Vậy cho nên, đáng lẽ chỉ còn một kỷ niệm về một người đã khuất, việc tôi đang còn sống đối với hạnh phúc gia đình riêng của Thai hiện tại sau bao nhiêu năm vất vả chả khác nào một người khách đến không đúng lúc.

Tôi chỉ làm rối thêm cuộc sống, tôi chỉ quấy rầy số phận đã an bài của Thai” [12, tr.88]. Anh cũng còn một nỗi day dứt khác, đau đớn hơn, đó là nỗi day dứt, hối hận về cái chết của

95

người lính dưới quyền do mình gây ra trong những năm chiến tranh. Anh ta đã giận mình, đã trách mình, và thú nhận điều đó với người yêu anh lính ấy để lòng mình vơi bớt nỗi dằn vặt: “Tôi quyết định nói hết. Phi Phi bằng việc làm đã gợi ý cho tôi cần phải nói ra hết tất cả sự thật tôi là một con người của chiến tranh. Không màu mè, không giáo đầu, tôi kể lại vắn tắt nhưng hết sức thật thà, không hề gượng nhẹ một lời nào cho mình tại sao tôi đã giết một con người, tại sao tôi đã giết Phi, người chiến sĩ liên lạc của tôi và ít nhất là thêm một đồng chí của mình nữa ở cái góc thành đông nam”, “Tôi kể ra những điều về người chỉ huy.

Nhưng tôi nói hết ra những điều về mình: chỉ vì một cơn giận với người khác, lại một chút tư thù đầy nhỏ nhen với người lính mà tôi đã đưa người lính đi vào chỗ chết” [12, tr.157 - 158]. Giọng điệu day dứt, dằn vặt khiến cho bi kịch cuộc đời của nhân vật càng thêm sâu sắc. Chiến tranh đã đi qua và để lại đằng sau nó bao vết thương, bao nỗi trăn trở của những con người không bao giờ thanh thản trước cái chết của đồng loại mình, dù là bên này hay bên kia chiến tuyến. Với giọng điệu trăn trở, day dứt, có khi dằn vặt, chúng ta còn có thể thấy trong nhiều tác phẩm khác như Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Mong manh như là tia nắng (Lê Minh Khuê), Đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng), Bất hạnh của tài hoa (Đặng Thư Cưu), Hài kịch cuối đời (Dạ Ngân)...

Nhìn tổng thể, văn xuôi giai đoạn này không chỉ đổi mới cái nhìn hiện thực và cảm hứng sáng tác mà còn có những chuyển biến đáng chú ý về mặt nghệ thuật thể hiện. Tuy khách quan mà xét, những chuyển biến đó chưa hẳn là những đột phá thực sự và toàn diện, nhưng nó cũng cho thấy, sau một giai đoạn dài phục vụ xuất sắc cho những yêu cầu của đất nước, văn học đã tìm những hướng đi cho riêng mình phù hợp với quy luật và sự phát triển, đổi mới của cuộc sống. Cũng cần phải thấy rằng những đóng góp nghệ thuật của văn xuôi thể hiện cảm hứng bi kịch chỉ là một phần trong tổng thể những nỗ lực đổi mới của văn học nói chung và văn xuôi nghệ thuật nói riêng. Xét cho cùng, dòng chảy của văn hóa nghệ thuật, dù có những quy luật tự thân cũng cần có sự cổ vũ, động viên của công chúng đọc.

Văn xuôi nghệ thuật thời kì đổi mới sau khi có những chuyển biến cũng đã phải nỗ lực rất nhiều để vượt qua sức ỳ của quan niệm thẩm mỹ một thời. Đánh giá công bằng là điều đáng quý, song bên cạnh đó cũng cần biết nâng niu và trân trọng những “tín hiệu mới”, tạo điều kiện cho những sáng tạo của con người trở về với bản chất của chính nó.

96

KẾT LUẬN

1. Mỗi thời đại rồi sẽ qua đi nhưng những suy ngẫm của con người về cộng đồng và về chính mình luôn là hành trang quý giá trên con đường đi đến tương lai. Vì vậy, việc nhìn nhận lại văn xuôi thời kì đổi mới từ góc nhìn tư tưởng thẩm mỹ góp phần hình dung những nỗ lực của văn học trên con đường nhận thức và khám phá con người. Nó không chỉ có ích cho việc tái hiện bước đi một giai đoạn văn học mà còn có ý nghĩa đối với việc nhìn nhận lại những sáng tác, những đóng góp của nhà văn từ hướng nhìn tổng thể. Có lẽ nhờ thế, nhà văn và những sáng tác của họ sẽ hiện lên không chỉ như những con tàu cô đơn lạc lõng trên biển khơi của sáng tạo nghệ thuật mà còn là những con tàu trong cuộc hành trình khám phá vùng đất mới.

2. Đời sống con người bao giờ cũng là một tổng hoà biện chứng, bến cạnh niềm vui là nỗi buồn, bên cạnh những thành công là nỗi mất mát, bên cạnh sự đồng cảm là nỗi cô đơn...

Khám phá và thể hiện những bi kịch của con người trong đời sống, văn xuôi thời kì đổi mới không chỉ cung cấp cho ta cái nhìn về hiện thực mà chủ yếu là cái nhìn về phía bề sau, bề sâu, bề xa của hiện thực. Đó là những mất mát về phía thành công, nỗi cô đơn từ chiều đồng cảm và cái cá nhân từ phía những con người...

Thế cho nên văn xuôi thời kì đổi mới không nhìn con người trong quan hệ với chiến tranh từ góc độ dân tộc mà từ góc độ nhân bản. Từ góc độ ấy, chiến tranh, trước hết, là những mất mát, rồi sau đó mới là mất mát cho cái gì, vì cái gì, chính nghĩa hay phi nghĩa.

Có thể nói đó là những suy tư về chiến tranh từ góc độ con người hơn là sự phản ánh chiến tranh. Hơn nữa, chiến tranh, ở đây không còn và không chỉ là quá khứ, dẫu là nó đã trôi qua.

Chiến tranh còn là hiện tại, còn trong hiện tại, trong những nỗi trăn trở từng ngày của những người lính đã để cả cuộc đời mình trong và cho quá khứ.

Khác với văn học sau chiến tranh đến trước thời kì đổi mới, văn xuôi thời kì đổi mới cũng viết về những con người đi ra từ khói lửa chiến tranh, nhưng nó lại hướng đến những thân phận không hòa nhập được với xã hội. Con người chiến tranh và con người đời thường cứ tách rời nhau như hai nửa của hai mảnh đời. Họ không thể hòa nhập và vì vậy, cuộc sống đời thường, điều mà họ luôn mong ước trong chiến tranh, lại là điều gây ra bi kịch cho họ.

Nhưng quá khứ trong hiện tại mới chỉ là một phần trăn trở của những con người trong văn xuôi thời kì đổi mới, hiện tại trong hiện tại còn là một điều gợi sự quan tâm

97

không kém. Con người sống với đời sống của mình, từ góc độ nào đó, là sống với hai thế giới. Nói một cách khác, đời sống xã hội và tồn tại bản thân bao giờ cũng có một khoảng cách, một ranh giới, tùy theo sự nhận thức của con người về ranh giới ấy mà thôi. Văn xuôi thời kì đổi mới quan tâm đến ranh giới ấy hơn nhiều so với văn học giai đoạn trước.

Hiện lên trong những tác phẩm là những cá nhân không vừa khít với đời sống xã hội.

Hay nói theo chiều ngược lại, là đời sống xã hội không dung chứa nổi những cá nhân, nhất là những cá nhân luôn băn khoăn về mình, những cá nhân muốn thể hiện đúng bản ngã mình.Vì thế, bi kịch ở đây, xét cho cùng, là bi kịch của độ chênh - độ chênh giữa con người và đời sống xã hội. Đời sống xã hội, với các thể chế của nó, đã gây bao khó khăn và bi kịch cho con người. Nói lên điều đó, văn xuôi thời kì đổi mới đã tra vấn xã hội bằng cái nhìn của con người, chứ không phải bằng cái nhìn từ lịch sử, vì lịch sử thời nào cũng có cái lí riêng của nó. Bên cạnh đời sống xã hội, là những lệ luật của làng xã đã nhân danh truyền thống dòng họ, áp đặt con người vào khuôn khổ, nhiều lúc phản nhân văn của nó. Và vì vậy, văn học đã trở về với tính nhân bản của mình, vì con người.

3. Trên con đường khám phá về hiện thực, về con người, văn xuôi thời kì đổi mới cũng tự biến đổi cách thể hiện của mình để đủ sức bao chứa điều nó muốn phản ánh, lí giải.

Với những cách kết cấu mở, kết câu đồng hiện, hiện tượng phân rã cốt truyện, nó cho phép mở ngỏ những điểm nhìn về cuộc sống từ những góc độ khác nhau. Chiến tranh lúc này hiện lên bên cạnh góc nhìn hiện thực còn là góc nhìn nhân bản, trong quan hệ giữa quá khứ và hiện tại. Chiến tranh, khi được đẩy lui về quá khứ sẽ giúp nhà văn thể hiện được nó ở góc độ mới, dưới những ánh sáng mới.

Nhân vật trong văn xuôi thời kì đổi mới cũng hiện lên với tất cả phương diện sâu sắc nhất của nó, cá nhân và thân phận, với những chiều kích mới lạ, cô đơn và lạc lõng, tâm tưởng và tâm linh, trăn trở trong hiện tại và không thôi tìm về quá khứ... Nhân vật không còn đứng trong sự chở che từ tập thể, nếu không nói chính tập thể gây nên bi kịch cho nó;

nhân vật đứng một mình, cô đơn, đối diện với quá khứ, hiện tại và tương lai của mình. Văn xuôi thời kì đổi mới không nói đến tương lai nhưng thực sự nó quan tâm đến tương lai theo cách riêng của mình, bởi có tương lai nào không được thấy trước từ hiện tại, có tương lai nào tách rời với quá khứ của con người.

Giọng điệu của văn xuôi thời kì này không còn là giọng điệu của cảm hứng sử thi, không là cách nghĩ chung của tập thể khi nghĩ về chiến tranh mà là những cách nghĩ đặc

98

thù, cá thể thương xót, đồng cảm cho những mất mát của con người. Hướng về hiện thực, giọng điệu văn xuôi cũng không tô đen hiện thực hoặc tô hồng những thành công mà chua chát, đắng cay, chứa chất suy tư của con người trước cuộc sống và trước chính mình. Giọng điệu đó vang lên trong tâm tư, trong những nghĩ suy về cuộc sống, trong những nhận xét về chính mình, vang lên trong nỗi khắc khoải hồi tưởng của nhà văn. Giọng điệu đó như là những câu hỏi vọng về quá khứ, cúi xuống hiện tại và đặt những băn khoăn cho tương lai.

Đó là một giọng điệu nhiều chiều đa âm sắc, phản ánh những khát vọng và trăn trở khôn nguôi của con người.

Những nỗ lực tìm tòi khám phá của văn xuôi thời kì đổi mới, dẫu sao, cũng chỉ là những chuyển biến bước đầu, nó còn cần hơn nữa những tiếp thu từ bên ngoài, những cái nhìn sâu sắc từ bên trong nội lực của truyền thống văn hóa dân tộc để sáng tạo trên truyền thống và hướng về truyền thống từ góc nhìn sáng tạo.

4. Lịch sử văn học, sau những bước đi đồng hành cùng chính trị và xã hội trong yêu cầu cuộc kháng chiến của đất nước, nay đã bước đầu trở về phía đời sống, nơi nó sinh ra và trưởng thành. Nó đã biết cúi xuống những nỗi đau, nhìn sâu vào bên trong con người, và dõi nhìn về phía trước cùng những ước vọng của con người. Vì vậy, cảm hứng bi kịch của văn xuôi thời kì đổi mới còn cần thêm nữa sức mạnh từ cuộc sống, từ con người, để ngày thêm lớn mạnh, trưởng thành. Nó cần phải không chỉ phản ánh về hiện thực mà hướng đến phản ánh một điều gì, mà thông qua đó con người có điều kiện nhìn về hiện thực. Nó cần nói những điều gì cuộc sống còn chưa lên tiếng, cần nói những điều gì làm cho con người trong khi dõi mắt về phía trước vẫn không thôi nhìn nhận lại chính mình.

5. Thiết nghĩ, khảo sát cảm hứng bi kịch trong văn xuôi thời kì đổi mới còn cần nhiều hơn nữa sự khái quát tư liệu, sự liên hệ so sánh từ hệ thống những phạm trù văn học và mỹ học tiên tiến nhất. Về mặt phương pháp, còn có thể nhìn nhận vấn đề cảm hứng bi kịch trong tiến trình văn học, văn hóa Việt Nam, hòa nhập cùng dòng chảy khu vực và thế giới cuối thế kỉ XX. Và cuối cùng, nó còn cần được nhìn nhận trong tổng thể cảm hứng về hiện thực, suy tư về con người trong văn học thời kì này, từ những chiều sâu nhất của triết lí, cũng như chiều rộng trên cơ sở những chuyển biến chung của những loại hình thẩm mỹ, nghệ thuật.

99

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạ Duy Anh (1996), “Bước qua lời nguyền”, Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam chọn lọc, tập 5, Lữ Huy Nguyên - Chu Giang biên soạn, Nxb Văn học, HN.

2. Lê Phương Anh (1961), “Góp ý kiến nhận định về truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy”, Văn học (4).

3. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”,Văn học (4).

4. Phan Thị Vàng Anh (1994), “Kịch câm”, Khi người ta trẻ (Tập truyện), Nxb Hội nhà văn.

5. Aristote (1997) “Nghệ thuật thơ ca”, Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái Bình, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Yên Báy dịch, Văn học nước ngoài (1).

6. M. Bakhtin (2003), Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn và dịch, “Lý luận và thi pháp tiểu thuyết”, Nxb Hội nhà văn.

7. Lê Huy Bắc (1996), “Đồng hiện trong văn xuôi”, Văn học (6).

8. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Văn học (9).

9. Mai Huy Bích (1987), “Trở lại với tiểu thuyết “Thời xa vắng”- Hôn nhân -gia đình- xã hội qua một cuốn tiểu thuyết”, Văn nghệ, số ra ngày 21/11.

10. Nguyễn Thị Bình (1996), “Mấy nhận xét về nhân vật của văn xuôi Việt Nam sau 1975”, 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng 8, Nxb Đại học Quốc gia, HN.

11. Ngô Vĩnh Bình (1990), “Đồng hiện - một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong tiểu thuyết Chim én bay”, Văn nghệ (51).

12. Nguyễn Minh Châu (2005), “Cỏ lau” (Tập truyện ngắn), Nxb Kim Đồng.

13. Nguyễn Minh Châu (1987), “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, Văn nghệ (49 -50).

14. Nguyễn Minh Châu (2002), Trang giấy trước đèn, Tôn Phương Lan sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Khoa học xã hội.

15. Nguyễn Thị Chiến (1992), “Tính bi kịch xã hội qua hình tượng người phụ nữ trong thơ ca thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX”, Văn học (2).

100

16. Nguyễn Ngọc Côn (1965), “Một vài ý kiến về Trương Chi”, Văn học (10).

17. Ngô Thị Kim Cúc (2002), “Thảm cỏ trên trời”, Truyện ngắn hay và đoạt giải Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1957- 2002), Nguyễn Minh Tân, Anh Vũ, Nguyễn Thị Hạnh tuyển chọn, Nxb Văn học.

18. Trần Cương (1995), “Vãn xuôi viết về nông thôn từ nửa sau những năm 80”, Văn học (4).

19. Đặng Thư Cưu (1991), “Bất hạnh của tài hoa”, Truyện ngắn chọn lọc 1975 - 1990, Lữ Huy Nguyên sưu tầm tuyển chọn, Nxb Văn học, HN.

20. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học- lý luận và ứng dụng, Nxb GD.

21. Hồng Dân (2002), “Chiều vô danh”, Truyện ngắn hay và đoạt giải Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1957- 2002), Nguyễn Minh Tân, Anh Vũ, Nguyễn Thị Hạnh tuyển chọn, Nxb Văn học.

22. Hoàng Diệu (1988), “Mấy ghi nhận từ đời sống văn học năm 1987”, Văn nghệ Quân đội (4).

23. Hồng Diệu (1990), “Bàn về Góc tăm tối cuối cùng”, Văn học (8).

24. Hồng Diệu (1991), “Về Mảnh đất lắm người nhiều ma”, Văn nghệ Quân đội (8).

25. Đinh Trí Dũng (1992), “Bi kịch tự ý thức, nét độc đáo trong cảm hứng nhân đạo của Nam Cao”, Nghĩ tiếp về Nam Cao, Nxb Hội nhà văn, HN.

26. Đinh Xuân Dũng (1990), “Đổi mới văn xuôi chiến tranh”, Văn nghệ (51).

27. Đinh Xuân Dũng (1996), “Văn học Việt Nam về chiến tranh, hai giai đoạn của sự phát triển”, 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng 8, Nxb Đại học Quốc gia, HN.

28. Triều Dương (1989), “Đánh giá đúng thực trạng văn học, bình tĩnh tiếp tục công cuộc đổi mới”, Văn nghệ (41).

29. Đặng Anh Đào (1987), “Khi ông “Tướng về hưu” xuất hiện”, Văn nghệ (37).

30. Trần Bạch Đằng (1991), “Văn học Việt Nam và vấn đề con người trong chiến tranh”, Văn nghệ Quân đội (7).

31. Nguyễn Đăng Điệp (2004), “Kỹ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh”, Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm.

Một phần của tài liệu cảm hứng bi kịch trong văn xuôi việt nam thời kỳ đổi mới (1986 1996) (Trang 94 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)