Lược sử về trồng và chế biến chè trên thế giới, Việt Nam

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây chè tỉnh lâm đồng (Trang 39 - 42)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CHÈ

1.3. Lược sử về trồng và chế biến chè trên thế giới, Việt Nam

Năm 1753, Carl Von Lenne, nhà thực vật học Thụy Điển đã thu thập, phân loại các mẫu chè giống ở Trung Quốc, và lần đầu tiên đặt tên khoa học cây chè là Thea sinensis, phân thành 2 giống chè: Thea bohea (chè đen) và Thea viridis (chè xanh), như vậy đã xác nhận Trung Quốc là nơi ra đời của cây chè.

Năm 1951, Đào Thừa Trân (Trung Quốc) đưa ra thuyết chiết trung được nhiều học giả thế giới công nhận. Theo thuyết này, cái nôi tự nhiên cây chè là ở khu vực gió mùa Đông Nam Á, vì ở Lào, Mianma, Vân Nam và bắc Việt Nam đều có những cây chè hoang dại. Các điều kiện đất đai, khí hậu, lượng mưa của cả khu vực này đều rất thích hợp với sinh trưởng của cây chè, hợp thành một vườn chè nguyên thủy. Hơn nữa các cây chè mọc hoang dại tìm thấy rất nhiều dọc 2 bờ các con sông lớn: Kim Sa Giang, Phú Long Giang, Salouen, Irravadi, Mê Kông, Bramapoutro…

Các con sông này đều bắt nguồn từ dãy núi phía nam cao nguyên Tây Tạng. Cho nên vùng nguyên sản cây chè là vùng núi ở cao nguyên Tây Tạng. Cây chè di thực về phía đông qua tỉnh Tứ Xuyên, bị ảnh hưởng của khí hậu, nên biến thành giống chè lá nhỏ, di thực về phía nam và tây nam là Ấn Độ, Mianma, Annam (Việt Nam) biến thành giống lá to. (Trồng trọt và chế biến chè, NXB Trung Hoa thư cục, Thượng Hải, 1951).

Năm 1974 J.Werkhoven, Hà Lan chuyên viên của tổ chức Lương thực thế giới FAO, đã tổng kết trong cuốn Công nghệ chè (Tập san Nông nghiệp 26, Rôma,1974): “Cây chè được Linne xếp loại và đặt tên là Thea sinensis (L.) có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Trung Quốc gần nguồn sông Irrawadi (Mianma)”.

1.3.2. Lược sử về trồng và chế biến chè Việt Nam 1.3.2.1. Thời kỳ phong kiến

Việt Nam bắt đầu sản xuất chè hơn 3000 năm trước. Theo các tài liệu Hán nôm về nông nghiệp Việt Nam và Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn – 1773 (Bộ Bách Khoa từ điển đầu tiên của Việt Nam), từ thời kì các vua Hùng dựng nước, các dân tộc Việt Nam, trải qua nhiều thế hệ phát triển nông nghiệp, đã để lại cho ngày nay 2 vùng chè lớn: Vùng chè tươi của các hộ gia đình người Kinh ven châu thổ các con sông. Vùng chè rừng của đồng bào dân tộc (Dao, Mông, Tày…) ở miền núi phía Bắc.

1.3.2.2. Thời kỳ Pháp thuộc (1882-1945)

Ngay sau khi chiếm đóng Đông Dương, người Pháp đã phát triển chè, một sản phẩm quý hiếm của Viễn Đông, thành mặt hàng xuất khẩu sang Châu Âu. Năm 1890, Công ty thương mại Chaffanjon đã có đồn điền sản xuất chè đầu tiên trồng 60ha, ở Tinh Cương, - Phú Thọ, hiện nay vẫn còn mang tên địa danh Chủ Chè.

Năm 1918, thành lập Trạm nghiên cứu nông nghiệp Phú Thọ, đặt tại Phú Hộ, chuyên nghiên cứu về phát triển chè, có nhà máy chè 3 tầng làm héo chè tự nhiên, cối vò, máy sấy của Anh và máy phát điện, nồi hơi…, ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp và công nghệ chế biến tiên tiến của Indonexia và Srilanka.

Sau tháng 8/1945 thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam để lại hai vùng chè tập trung: Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc.

1.3.2.3. Thời kỳ 1945 - nay

Việt Nam phải tiến hành 30 năm chiến tranh giành độc lập (1945 – 1975), các cơ sở nghiên cứu khoa học về chè ở hai Miền Nam và Bắc đều bị phá hoại nặng nề.

Phú Hộ ở Miền Bắc đã ba lần bị quân viễn chinh Pháp chiếm đóng và ném bom, đốt sạch, phá sạch, nhưng vẫn duy trì được đồi chè và vườn giống. Bảo Lộc ở miền Nam trong vùng chiến tranh du kích bị phá huỷ nặng nề cũng không hoạt động được.

Tuy phải sản xuất lương thực thực phẩm là chính, nhưng Nhà nước Việt Nam vẫn quan tâm phát triển cây chè ở cả 5 thành phần. Năm 2009, đã có 131.000 ha chè (kinh doanh, kiến thiết cơ bản và trồng mới), sản xuất ra 159.000 tấn chè khô, xuất

khẩu 134000 tấn, tiêu thụ nội địa 20.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 213.060.000 USD.

Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới cây chè được coi là mặt hàng chiến lược, sản xuất chè ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây chè tỉnh lâm đồng (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)