Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây chè tỉnh lâm đồng (Trang 48 - 57)

Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CHÈ Ở TỈNH LÂM ĐỒNG

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.2.2.1. Chính sách phát triển nông nghiệp

Để phát huy tiềm năng lợi thế về cây chè, tỉnh Lâm Đồng đã ban hành nhiều chính sách và triển khai nhiều chương trình, dự án… để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển sản xuất chè nói riêng. Một số chương trình tiêu biểu là:

chương trình xoá đói giảm nghèo; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; nâng cao đời sống nhân dân dặc biệt là vùng có đồng bào dân tộc sinh sống; xây dựng đề án hỗ trợ xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm; thực hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao…

Trong những năm gần đây, địa phương đã tập trung vào triển khai các nội dung sau:

- Xác định chè là cây trồng chủ lực được đưa vào chương trình nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh để tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

- Đầu tư hỗ trợ công tác chuyển đổi giống trong đó tập trung chuyển giống chè hạt sang giống chè cành cao sản, chè chất lượng cao.

- Nâng cao chất lượng chè thông qua việc hỗ trợ người sản xuất ứng dụng công nghệ mới trong canh tác; Khuyến khích người sản xuất áp dụng các tiêu chuẩn an toàn trong sản xuất, chế biến như VietGAP, GlobalGAP.

- Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư các công nghệ tiên tiến trong sản xuất và chế biến chè tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe của những thị trường cao cấp.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất tại những vùng nguyên liệu tập trung như đường giao thông, hệ thống thủy lợi, điện lưới quốc gia…

- Đầu tư xây dựng thương hiệu chỉ dẫn địa lý “Chè B’lao” cho các sản phẩm chè của vùng nguyên liệu Bảo Lộc, Bảo Lâm, dự kiến trong thời gian tới sẽ tiếp tục

xây dựng các thương hiệu chỉ dẫn địa lý cho các vùng chè mang tính chất đặc thù như chè Cầu Đất - thành phố Đà Lạt.

- Tổ chức Lễ hội văn hóa Chè với mục tiêu giới thiệu, quảng bá cho sản phẩm chè Lâm Đồng, xúc tiến kêu gọi đầu tư, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn tiếp cận được những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường.

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu chè Lâm Đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đưa sản phẩm chè Lâm Đồng tham gia các Hội chợ, triển lãm, lễ hội trong và ngoài nước.

Qua 10 năm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quy mô diện tích cây chè đang được điều chỉnh phù hợp với quy hoạch và hoạt động sản xuất đang dần đi vào ổn định cả về diện tích, lao động và sản lượng.

2.2.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ trồng và chế biến chè

• Hệ thống cung cấp điện

Nguồn điện cung cấp cho tỉnh khá ổn định, gồm Nhà máy thủy điện Đa Nhim (công suất 160 MW), thủy điện Suối Vàng (công suất 3,1 MW), thủy điện Hàm Thuận - Đa Nhim (công suất 475 MW) và thủy điện Đại Ninh (công suất 300 MW), các nhà máy điện diêzen Bảo Lộc, Di Linh, Càn Rang với tổng công suất 4,16 MW.

Hiện nay, 100% số xã có điện đến trung tâm. Tạo điều kiện cho các nhà máy, xí nghiệp sản xuất chè được hoạt động bình thường và ổn định.

• Hệ thống thuỷ lợi

Theo số liệu báo cáo của ngành chức năng, hiện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 558 công trình thủy lợi (chủ yếu là vừa và nhỏ), cung cấp nước tưới cho 115.000ha cây trồng các loại theo thiết kế. Thực tế, nguồn nước từ các công trình thủy lợi này vươn tới chiếm khoảng trên 80.000ha - khoảng 40% diện tích; trong đó, diện tích chủ động được nguồn nước chỉ chiếm từ 15% - 17% trong tổng diện tích theo thiết kế. Nếu phát huy hết năng lực của các công trình thủy lợi hiện có thì diện tích thường xuyên chủ động nguồn nước tưới có thể lên đến khoảng 60%. Một

số nhà máy đã hoàn thiện tương đối tốt, hiện có nhà máy cấp nước Đà Lạt, công suất 35.000 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước thị xã Bảo Lộc, công suất 10.000 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Đức Trọng, công suất 2.500 m3/ngày-đêm;

hệ thống cấp nước huyện Di Linh, công suất 3.500 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Lâm Hà, công suất 6.000 m3/ngày-đêm. Đồng thời với việc cấp nước, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt đang được hoàn thiện.

Ngoài ra còn hàng ngàn máy bơm nhỏ trong nhân dân đảm bảo phục vụ ổn định cho diện tích gieo trồng.

• Hệ thống giao thông

Với tổng chiều dài trên 1.700 km, hiện nay hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh đã đến được hầu hết các thành phố, thị xã và cụm dân cư. Các tuyến quốc lộ 20, 27, 28, 55 nối liền Lâm Đồng với vùng Đông Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, tạo cho Lâm Đồng có mối kinh tế - xã hội bền chặt với các vùng, các tỉnh trong khu vực.

Sân bay quốc tế Liên Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 30 km.

Đoạn đường từ sân bay Liên Khương đến Đà Lạt đang được nâng cấp, xây dựng thành đường cao tốc 4 làn xe. Con đường nối giữa 2 thành phố Đà Lạt và Nha trang có chiều dài 140 km đang được đầu tư sẽ rút ngắn khoảng cách và thời gian. Tuyến đường cao tốc Đà Lạt - Dầu Giây đang tiếp tục đầu tư, đường Trường Sơn Đông đang được xây dựng.

• Hệ thống thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính - viễn thông hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các nhà đầu tư. Hiện nay, hệ thống điện thoại đã đến 148/148 xã, phường, thị trấn.

• Cơ sở chế biến chè

Theo sở NN & PTNT tỉnh Lâm Đồng, hiện có trên 1.200 cơ sở chế biến chè, trong đó có khoảng 100 cơ sở chế biến có công suất từ 5 tấn búp tươi/ngày trở lên;

bao gồm các thành phần: quốc doanh, công ty trách nhiện hữu hạn trong nước, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các danh trà, hộ tham gia chế biến chè, tổng công

suất chế biến chè toàn vùng khoảng 250.000 tấn nguyên liệu/năm. Trong đó: khu vực quốc doanh khoảng 25.000 – 30.000 tấn, khu vực các công ty có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 30.000 tấn, khu vực các doanh nghiệp tư nhân, HTX chế biến, công ty trách nhiệm hữu hạn trong nước khoảng 20.000 – 25.000 tấn, còn lại là trong khu vực các danh trà, các cơ sở chế biến thủ công.

• Các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ sản xuất chè có liên quan

Hiện nay, trong vùng đã có Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng. Trước đây trung tâm này trực thuộc Công ty Chè Lâm Đồng nên các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao chủ yếu về cây chè. Trung tâm có năng lực tốt và bề dày về nghiên cứu (hàng năm đã triển khai hàng chục đề tài), xây dựng quy trình sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, sản xuất giống gốc và giống thương phẩm. Với lực lượng cán bộ khá mạnh và giàu kinh nghiệm, Trung tâm hiện là đơn vị có nhiều đóng góp tích cực vào các thành công trong phát triển chè của Lâm Đồng nói chung và phát triển chè giống chất lượng cao nói riêng.

• Các sơ sở nhân giống

Có nhiều cơ sở nhân giống chè theo phương pháp dâm cành, bao gồm các cơ sở của Công ty chè Lâm Đồng, trung tâm nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm đồng, các cơ sở tư nhân. Các cơ sở này đủ sức làm nhiệm vụ nhân giống chè cành giống cao sản và chất lượng cao theo yêu cầu trồng mới của vùng dự án. Tuy nhiên, cần tăng cường hơn nữa cho công tác kiểm nghiệm giống để kiểm soát thật nghiêm ngặt chất lượng cây giống.

2.2.2.3. Nguồn lao động

Dân số toàn tỉnh có đến 31/12/2011 là 1.218.691 người, trong đó dân số nông thôn 753.976 người, chiếm 61,87%. Mật độ dân số 125 người/km2. Tổng số người trong độ tuổi lao động 665.135 người, chiếm 54,58% dân số toàn tỉnh (Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế Năm Tổng số

lao động

Lao động chia theo ngành

(người) Tỉ lệ lao động chia theo ngành (%)

Nông - lâm - thuỷ sản

Công nghiệp – xây dựng

Thương mại - Dịch vụ

Nông - lâm - thuỷ sản

Công nghiệp – xây dựng

Thương mại - Dịch vụ

2008 642.558 440.672 53.232 148.654 68.58 8.28 23.14 2009 653.282 440.229 55.977 157.076 67.39 8.57 24.04 2010 659.934 440.859 54.737 164.338 66.80 8.30 24.90 2011 665.135 441.551 55.323 168.261 66.38 8.32 25.30

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2011 Tổng số lao động của tỉnh tăng qua các năm. Lao động nông – lâm – ngư nghiệp rất cao luôn chiếm trên 65% nhưng cơ cấu lại luôn giảm, năm 2011 giảm 2,2% so với năm 2008. Dân số trong khu vực thương mại - dịch vụ tăng nhanh và ổn định nhất (2,16%). Sự chuyển dịch này phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Dân cư phân bố không đều theo lãnh thổ. Năm 2011, dân cư tập trung chủ yếu ở các thành phố, huyện lị dọc theo quốc lộ 20. Mật độ dân số của các đơn vị hành chính cũng rất chênh lệch: Đà Lạt – 536 người/km2, Bảo Lộc - 653 người/km2, Đức Trọng – 189 người/km2, còn lại hầu hết các huyện khác có mật độ rất thấp như: Lạc Dương – 16 người/km2, Đam Rông – 46 người/km2. Thực trạng này đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Chất lượng lao động đã được cải thiện rõ rệt nhưng vẫn còn hạn chế. Nguồn nhân lực chất lượng cao của Lâm Đồng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và cơ cấu chưa phù hợp. Tỷ lệ lao động trong các ngành nghề nông, lâm nghiệp, khai thác chế biến lâm sản chiếm 70% và hầu hết làm việc theo kinh nghiệm, tỷ lệ được đào tạo kỹ thuật và kỹ năng nghề nghiệp còn thấp, đặc biệt là lao

động qua đào tạo trong ngành chè còn ít và chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành.

Đây là một khó khăn rất lớn của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

2.2.2.4. Thị trường

Chè Lâm Đồng đã đựơc xuất khẩu rất rộng, không những ở các tỉnh trong nước như Tây Nguyên, Nam bộ và duyên hải miền Trung… mà còn thị trường các nước khu vực Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ… tập trung chủ yếu ở các nước Bắc Mỹ, Ấn Độ, Nga, Pakistan, Đài Loan, Iraq, Nhật Bản, Singgapore,… đây là yếu tố quan trọng để cho ngành chè Lâm Đồng phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm tới.

2.2.2.5. Tiến bộ khoa học và công nghệ

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có một số trung tâm nghiên cứu của trung ương đóng trên địa bàn như Viện nghiên cứu hạt nhân, Phân viện sinh học, Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm chè (TTNCTN chè),... đã góp phần đáng kể trong việc ứng dụng nghiên cứu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất chè của tỉnh.

Để có mô hình sản xuất – chế biến chè khá toàn diện, khép kín như hiện nay trong suốt hơn 20 năm qua các hộ nông dân, các doanh nghiệp chè ở tỉnh Lâm Đồng luôn tập trung đổi mới công nghệ thiết bị, đầu tư nghiên cứu và ứng dụng các đề tài khoa học về công nghiệp và nông nghiệp, nhằm khắc phục những hạn chế trong sản xuất, tạo ra vùng nguyên liệu ổn định, đảm bảo cung ứng đủ cho các nhà máy hoạt động. Sự đầu tư đổi mới công nghệ thể hiện chủ yếu ở 2 lĩnh vực:

• Trong lĩnh vực trồng chè

Sau ngày giải phóng, diện tích chè còn ít, giống chè chủ yếu là trồng bằng hạt, một số diện tích đã già cỗi, diện tích trồng mới tập trung chủ yếu ở nông trường Nam Linh khoảng 300 ha.

Trước yêu cầu cấp thiết của sản xuất, TTNCTN chè được hình thành làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và ứng dụng chuyên ngành, không chỉ phục vụ cho nông trường quốc doanh mà còn là trợ thủ đắc lực về khoa học - kỹ thuật cho các thành phần kinh tế khác.

Việc ứng dụng khoa học – kĩ thuật không chỉ dừng lại ở khâu lai tạo giống mới cho năng suất cao mà còn được áp dụng cả trong các khâu trồng trọt (máy xới

đất), chăm sóc (máy cắt cỏ, máy phun thuốc, máy bơm nước…), thu hoạch (máy thu hoạch chè)

Nhìn chung, các giống mới, trang thiết bị được chuyển giao nhanh vào sản xuất đem lại giá trị kinh tế cao. Các biện pháp cải tạo đất trồng chè bạc màu; xây dựng công thức phân bón vô cơ phù hợp cho cây chè Lâm Đồng; kỹ thuật đốn chè cành; ứng dụng giống chè năng suất cao diễn ra diện rộng.

• Trong lĩnh vực công nghệ chế biến chè

Trước đây, các nhà máy phần lớn sản xuất chè đen với công nghệ cổ điển (orthodox: OTD), thiết bị phần lớn là kiểu Anh Quốc. Công suất của các nhà máy nhìn chung nhỏ, khoảng 10 - 15 tấn nguyên liệu/ngày, giá trị đầu tư ước tính khoảng 300.000 USD/nhà máy.

Với yêu cầu sản xuất hiện tại, các Công ty tiến hành đầu tư cải tạo và mở rộng nhà máy, thiết bị chủ yếu của Liên Xô và giữ lại một số thiết bị của Anh và trước yêu cầu của thị trường ngày càng cao, chủ yếu là các nước châu Âu, Nhật và Đông Nam Á, một số Công ty đã đầu tư chuyển đổi công nghệ nhà máy từ công nghệ OTD sang xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị công nghệ chế biến chè CTC Ấn Độ và một số Công ty đã hợp tác với Công ty Nhật Bản đầu tư thiết bị chế biến chè xanh Nhật, công suất 5 tấn/ngày. Đây là thiết bị hiện đại nhất hiện nay.

Việc áp dụng khoa học – kĩ thuật trong quá trình trồng và thu hoạch chè cũng được chú ý: Việc sử dụng các máy móc trong khác khâu gieo trồng, xới đất, tưới nước, phun thuốc, làm cỏ, hái chè… được áp dụng nhờ những phát minh của các nhà nghiên cứu hay chính những người nông dân sản xuất chè.

Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, các thiết bị công nghệ được cải tiến, nâng cấp ở các nhà máy, công suất chế biến của các nhà máy được nâng lên rõ rệt, sản phẩm ngày càng có chất lượng cao, một phần nhỏ phục vụ cho nội tiêu, hàng năm xuất khẩu 5.500 tấn - 6.000 tấn, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Điều đó cho thấy rằng cây chè xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong cơ chế thị trường, thể hiện vai trò chủ đạo trong các thành phần kinh tế.

2.2.2.6. Tác động của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT)

Trong những năm gần đây, xu thế hợp tác giữa các quốc gia, khu vực và thế giới ngày càng phát triển. Sự hợp tác đó không chỉ dựa trên cơ sở liên kết về mặt sản xuất mà cả ở khâu vận chuyển và tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Các tổ chức kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho các xí nghiệp nông nghiệp, các đồn điền, trang trại trong từng vùng, từng quốc gia, khu vực phát triển phù hợp với xu thế toàn cầu; đa dạng hóa mẫu mã hàng hóa từ một dạng nguyên liệu ban đầu. Sự hợp tác trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thể hiện từ hình thức trợ vốn đến chuyển giao công nghệ và bao tiêu sản phẩm.

Tuy Việt Nam mới trở thành thành viên WTO được hơn 5 năm (1/2007), nhưng tiến trình HNKTQT của nước ta đã trải qua hơn 20 năm. Từ đầu thập niên 1990, đất nước bắt đầu mở cửa nền kinh tế, đẩy mạnh thông thương với bên ngoài và tiếp nhận luồng vốn FDI. Việc trở thành thành viên ASEAN năm 1995 đánh dấu bước đi quan trọng đầu tiên trong HNKTQT. Nhằm tiến tới tự do hóa thương mại hoàn toàn trong ASEAN, nước ta sẽ xóa bỏ thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng vào năm 2015. ASEAN cũng đã quyết định hình thành một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động (có kỹ năng) được dịch chuyển tự do.

Những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng Lâm Đồng vẫn thu hút khá nhiều nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2006 - 2011 đạt khoảng 14%. Tổng mức đầu tư xã hội thời gian này đạt 32.328 tỷ đồng, bằng 41,5 GDP, nguồn vốn khu vực dân doanh và đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 65% vốn đầu tư toàn xã hội. Điều này chứng tỏ cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của Lâm Đồng được cải thiện, bước đầu hấp dẫn các nhà đầu tư. Đặc biệt là thu hút đầu tư vào ngành chè - một trong những lĩnh vực thu hút đầu tư nhiều chỉ sau các dự án du lịch và cà phê.

Tuy nhiên, sức cạnh tranh của thị trường trong và ngoài nước ngày càng khốc liệt hơn, nhất là khi chúng ta thực hiện đầy đủ những cam kết của WTO và các tổ

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây chè tỉnh lâm đồng (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)