Th ực trạng nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về các phương pháp d ạy học tích cực

Một phần của tài liệu thực trạng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào hoạt động dạy học cho trẻ 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 58)

Chương 2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH C ỰC VÀO HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI MỘT

2.3. K ết quả khảo sát thực trạng vận dụng các PPDHTC vào hoạt động dạy học

2.3.2. Th ực trạng nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về các phương pháp d ạy học tích cực

Bảng 2.1: Cơ cấu trình độ và thâm niên công tác của mẫu nghiên cứu Đối

tượng

Số lượng

Trình độ đào tạo Thâm niên công tác Trung

cấp

Cao đẳng

Đại học

Dưới 5 năm

5-10 năm

Trên 10 năm

CBQL SL 0 0 18 0 1 17

% 0 0 100% 0% 5.56% 94.44%

GV SL 8 18 50 24 26 26

% 10.5% 23.7% 65.8% 31.6% 34.2% 34.2%

Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụcủa giáo viên là những yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng các PPDHTC Đa số giáo viên và cán bộ quản lý Quận Bình Tân đạt trình độ đại học và cao đẳng, điều này cho thấy đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đều đã được qua đào tạo tốt, là điều kiện thuận lợi để tiếp thu và vận dụng những PPDHTC vào hoạt động dạy học.

Về thâm niên, số giáo viên có thâm niên công tác trong ngành mầm non dưới 5 năm chiếm tỉ lệ 31.6 %, từ 5 năm đến 10 năm chiếm 34.2%, trên 10 năm cũng là 34.2%. Như vậy, có thể thấy, thâm niên công tác của các giáo viên ở các mức độ chênh lệch nhau không cao, tức là có giáo viên có thâm niên lâu năm và có giáo viên trẻ mới công tác. Đây là cơ hội để giáo viên trẻ học hỏi kinh nghiệm từ các giáo viên có thâm niên nhiều hơn và cũng là cơ hội để các giáo viên có thâm niên nhiều hơn học

hỏi những điều mới, những sáng kiến mới từ các giáo viên trẻ. Số cán bộ quản lý có thâm niên trên 10 năm chiếm tỉ lệ rất cao, 94.44%, có nghĩa là các CBQL này được được tham dự các khóa tập huấn về các chương trình giáo dục mầm non, thấy rõ được sự khác biệt, tiến bộ của các PPDH qua từng thời kỳ. Đây cũng là điều kiện để giáo viên được khuyến khích dạy học theo những phương pháp phát huy tính tích cực của trẻ.

1.3.2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của các phương pháp dạy học tích cực Bảng 2.2: Tầm quan trọng của các PPDHTC

Đối tượng

Mức độ Trung bình

Rất quan trọng

Quan trọng Không quan trọng

Giáo viên Số lượng 44 32 0 1.42

Tỉ lệ 57.9% 41.2% 0%

CBQL Số lượng 18 0 0 1

Tỉ lệ 100% 0% 0%

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.2, có thể đánh giá nhận định của giáo viên và cán bộ quản lý (CBQL) về tầm quan trọng của việc vận dụng các PPDHTC trong dạy học.

Không có giáo viên hay CBQL nào cho rằng việc vận dụng các PPDHTC là không quan trọng, trong đó có đến 57.9% giáo viên và 100% CBQL cho rằng việc vận dụng các PPDHTC là rất quan trọng. Điều đó có nghĩa là giáo viên và CBQL đã thấy được tầm quan trọng của việc vận dụng các PPDHTC.

Tuy nhiên, để vận dụng được PPDHTC đòi hỏi cả giáo viên và CBQL phải được tập huấn, hiểu rõ về các phương pháp này.

1.3.2.2. Nhận thức về mục đích của việc vận dụng các PPDHTC

Bảng 2.3: Mục đích của giáo viên khi vận dụng các PPDHTC trong dạy học ở trường Mầm non.

Mục đích việc vận dụng các PPDHTC SL TL Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ 68 89.5%

Rèn cho trẻ kỹ năng tự học, biết tự tìm kiếm thông tin. 60 78.9%

Rèn cho trẻ kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm 54 71.1%

Tập cho trẻ kỹ năng lập kế hoạch, rèn đức tính kiên nhẫn 28 36.8%

Tập cho trẻ có tinh thần trách nhiệm, tác phong làm việc

khoa học, kỹ luật 40 52.6%

Mục đích khác:…… 0 0

Qua khảo sát mục đích của giáo viên khi vận dụng các PPDHTC trong dạy học ở trường Mầm non ở bảng 2.3, có đến 89.5% giáo viên vận dụng nhằm mục đích phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ. Bên cạnh đó, nhằm mục đích rèn cho trẻ kỹ năng tự học, biết tự tìm kiếm thông tin; rèn cho trẻ kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm cũng chiếm tỉ lệ tương đối cao 78.9% và 71.1%. Mục đích tập cho trẻ có tinh thần trách nhiệm, tác phong làm việc khoa học, kỹ luật có tỉ lệ thấp hơn với 52.6%.

Riêng mục đích tập cho trẻ kỹ năng lập kế hoạch, rèn đức tính kiên nhẫn có tỉ lệ tương đối thấp, chưa đến 50%, cụ thể là 36.8%. Số liệu trên cho thấy, giáo viên đã xác định được những mục đích cần thiết từ việc vận dụng các PPDHTC, tuy nhiên vẫn còn nhiều giáo viên chưa xác định được hết các mục đích có thể thực hiện qua việc vận dụng các PPDHTC. Giáo dục mầm non là điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu giáo dục ở các bậc học sau. Mỗi mục đích đều quan trọng và mục đích tập kỹ năng lập kế hoạch và rèn đức tình kiên nhẫn giữ một vai trò quan trọng cũng không kém. Đối với độ tuổi 5-6 tuổi, việc hình thành kỹ năng lập kế hoạch và rèn đức tính kiên nhẫn là hết sức cần thiết. Đây là các kỹ năng cần có để chuẩn bị cho trẻ khi bước vào bậc học phổ thông, bước vào lớp 1. Nếu không được hình thành từ giai đoạn này, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn ở bậc học tiếp theo. Qua quan sát thực tế, tham khảo kế hoạch của giáo viên chúng tôi cũng thấy, việc lập kế hoạch, chọn nội dung hoạt động hầu như do giáo viên quyết định. Trong một văn bản họp chuyên môn của một trường chúng tôi cũng đọc được nội dung họp có phần của cán bộ quản lý nêu rằng: “ Khi lập mạng nội dụng,

hãy xác định “ Tôi muốn trẻ biết gì về chủ đề?”; khi lập mạng hoạt động thì xác định:

“Tôi muốn trẻ làm gì để biết nội dụng đó””. Vậy ở trường này, cán bộ quản lý cũng chưa hướng giáo viên cách lập kế hoạch hướng đến nhu cầu của trẻ mà vẫn còn hướng đến mong muốn của giáo viên. Trong DHTC, trẻ phải được tham gia lập kế hoạch dưới sự hướng dẫn của giáo viên, giáo viên là người khơi gợi hứng thú, cùng trẻ đưa ra các kế hoạch để trải nghiệm, giáo viên không hoàn toàn quyết định việc lĩnh hội của trẻ. Điều này cho thấy rằng cả cán bộ quản lý và giáo viên đều chưa biết và chưa phát huy hết được ưu điểm của các PPDHTC, làm mất đi cơ hội để trẻ được tập lập kế hoạch.Việc không xác định mục đích “tập kỹ năng lập kế hoạch và rèn đức tính kiên nhẫn” khiến cho giáo viên càng khó khăn trong việc xác định nội dung dạy học, điều tiết thời gian, chuẩn bị học cụ và có thể khiến cho trẻ hạn chế sự tự chủ, ít bình tĩnh chờ đợi, vội vàng trong các hoạt động.

Mục đích tập cho trẻ có tinh thần trách nhiệm, tác phong làm việc khoa học, kỷ luật có tỉ lệ 52.6%, cho thấy giáo viên cũng chưa quan tâm nhiều đến mục tiêu này.

Trong thời đại ngày nay, làm việc một cách khoa học, có trách nhiệm, có kỷ luật là yếu tố cần đạt đến của hoạt động giáo dục xuyên suốt các bậc học.

Rèn cho trẻ kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm, kỹ năng tự học, tự tìm kiếm thông tin, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ là những mục đích đạt tỉ lệ tương đối cao. Đây cũng là đặc điểm, bản chất của các PPDHTC. Hoạt động của giáo viên không chỉ dừng lại ở việc tổ chức hoạt động lĩnh hội tri thức mà còn có tác dụng định hướng, giúp trẻ hình thành, rèn luyện phương pháp, thói quen tự học. Do đó, giúp trẻ có kỹ năng tự tìm kiếm thông tin sẽ bổ trợ nhiều cho việc học tập suốt đời. Giáo viên xác định được mục tiêu này sẽ tạo được cho trẻ lòng say mê học hỏi, khơi dậy nội lực vốn có của mỗi đứa trẻ.

1.3.2.3. Thực trạng việc tập huấn các phương pháp dạy học tích cực cho giáo viên

Bảng 2.4: Mức độ thường xuyên của việc được tập huấn các PPDHTC

Các PPDHTC

Mức độ Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng Không

Mean

SL TL SL TL SL TL

PPDH giải quyết vấn đề 36 47.4% 32 42.1% 8 10.5% 1.63 PPDH theo nhóm nhỏ 54 71.1% 22 28.9% 0 0.0% 1.29 PPDH theo tình huống 38 50.0% 38 50.0% 0 0.0% 1.5

PP đóng vai 28 36.8% 46 60.5% 2 2.6% 1.66

PP dạy học tổ chức trò chơi 60 78.9% 14 18.4% 2 2.6% 1.24

PP động não 9 11.8% 20 26.3% 47 61.8% 2.5

PPDH theo dự án 0 0.0% 1 1.3% 75 98.7% 2.99

Qua bảng 2.4, ta thấy các phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ, phương pháp tổ chức trò chơi có điểm trung bình lần lượt là 1.29; 1.24, có nghĩa là đây là hai phương pháp thường xuyên được tập huấn. PPDH giải quyết vấn đề, PPDH theo tình huống, phương pháp đóng vai có điểm trung bình lần lượt là 1.63; 1.5; 1.66 là các phương pháp được tập huấn ở mức thỉnh thoảng. Còn hai phương pháp là phương pháp động não và phương pháp dạy học theo dự án có điểm trung bình lần lượt là 2.5 và 2.99.

Đây là hai phương pháp dường như không được tập huấn đặc biệt là phương pháp dạy học theo dự án chỉ có 1.3% tương đương một người được tập huấn. Điều này cho thấy việc tập huấn các phương pháp dạy học tích cực được tổ chức không đồng đều ở các phương pháp. Đặc biệt là hai phương pháp: động não và dạy học theo dự án là hai phương pháp quan trọng, phù hợp với bậc học mầm non, phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực cao của trẻ, được nhiều nước trên thế giới vận dụng cho bậc học này lại là hai phương pháp rơi vào mức độ không được tập huấn. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống và phương pháp đóng vai là các phương pháp được tập huấn ở mức thỉnh thoảng. Chỉ có hai phương pháp là phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ và phương pháp tổ chức trò chơi được tập huấn thường xuyên. Quan

phỏng vấn, một số giáo viên, các giáo viên được tập huấn các phương pháp dạy học tích cực qua việc học nâng cao trình độ, lồng ghép trong các buổi họp chuyên môn, và qua trang web bồi dưỡng thường xuyên của Bộ giáo dục, nhưng không được tổ chức thành chuyên đề. Do đó, giáo viên cũng hiểu chưa sâu. Hơn nữa, việc tìm hiểu qua trang web bồi dưỡng thường xuyên thì Giáo viên được chọn lựa một trong những nội dung trong trang web, không phải cùng chọn.

1.3.2.4. Thực trạng về việc cán bộ quản lý khuyến khích giáo viên vận dụng các PPDHTC

Bảng 2.5. Các biện pháp cán bộ quản lý khuyến khích giáo viên vận dụng các PPDHTC

Biện pháp Mức độ Hiệu quả

TX TT K HQ IHQ KHQ

1.Khuyến khích các giáo viên áp dụng các PPDH tích cực trong các hoạt động giáo dục trẻ trong các buổi học chuyên môn.

100% 0% 0% 100% 0

2.Tổ chức thi đua áp dụng các PPDH

tích cực. 16.7% 55.6% 27.8% 55.6% 33.3% 11.1%

3.BGH tập huấn hoặc mời các chuyên gia về PPDH tích cực về tập huấn thành chuyên đề cho giáo viên.

0% 11.1% 88.9% 11.1% 0 88.9%

4.Tăng cường trang bị các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc vận dụng các PPDH tích cực.

50% 50% 0% 77.8% 22.2% 0

5.Tăng chế độ lương, thưởng cho giáo viên thực hiện tốt việc áp dụng các PPDH tích cực.

0% 22.2% 77.8% 22.2% 22.2% 77.8%

Qua bảng 2.5 cho thấy 100% cán bộ quản lý thường xuyên khuyến khích giáo viên áp dụng các PPDH tích cực trong các hoạt động giáo dục trẻ qua các buổi họp chuyên môn và điều này cũng mang lại hiệu quả với tỉ lệ 100%. Như vậy chúng ta có

thể nhận định, CBQL quan tâm, khuyến khích việc vận dụng các PPDHTC của giáo viên ở mức độ cao. Đây là cách làm thường xuyên của CBQL trường Mầm non. Qua một số biên bản họp chuyên môn, chúng tôi cũng nhận thấy các PPDHTC được BGH nhắc đến, đưa ra những ưu, nhược điểm khi vận dụng các PPDHTC của giáo viên, khen ngợi những giáo viên thực hiện tốt, đưa ra giải pháp để khắc phục những hạn chế.

PPDHTC hầu như không được tổ chức tập huấn thành một chuyên đề riêng mà chỉ yêu cầu các giáo viên tự tìm hiểu qua trang web bồi dưỡng thường xuyên của bộ giáo dục và viết bài thu hoạch gửi về cho BGH. Như bảng trên, chúng ta có thể thấy có đến 88.9

% không tập huấn hoặc mời chuyên gia tập huấn riêng về chuyên đề các PPDHTC.

Song vẫn có 11.1% thực hiện việc này và đã mang lại hiệu quả cùng tỉ lệ.

Việc tổ chức thi đua áp dụng các PPDHTC tuy không được tổ chức thường xuyên nhưng cũng mang lại kết quả với tỉ lệ quá bán. Phỏng vấn trực tiếp hiệu trường trường Mầm non Hương Sen, chúng tôi được biết nhà trường không tổ chức thi đua riêng chuyên đề áp dụng các PPDHTC nhưng trong những giờ thao giảng thường khuyến khích, biểu dương những giáo viên áp dụng tốt các PPDHTC. Bên cạnh đó, cũng huy động mọi nguồn lực kinh phí để trang bị các trang thiết bị để giáo viên có thể áp dụng các PPDHTC như ti vi, máy tính, những đồ dùng đồ chơi cần thiết, đặc biệt là lớp Mẫu giáo lớn. Tuy việc này gặp một số khó khăn, nhưng cả tập thể nhà trường đều cố gắng. Qua bảng 2.2 Cũng có thể thấy không có % nào không thực hiện việc tăng cường các trang thiết bị phục vụ cho việc áp dụng các PPDHTC. Việc này có một nửa thực hiện ở mức thường xuyên và một nửa thực hiện ở mức thỉnh thoảng nhưng mang lại hiệu quả tương đối cao với tỉ lệ 77.8 % và không có % nào không mang lại hiệu quả. Điều này cũng khẳng định thêm sự quan tâm của BGH đối với việc vận dụng các PPDHTC vào dạy học cho trẻ 5 – 6 tuổi. Tuy nhiên, một biện pháp được thực hiện với mức độ thấp đó là tăng chế độ lương thưởng cho giáo viên thực hiện tốt PPDHTC, có đến 77.8% không thực hiện việc này. Hầu hết các BGH đều nói rằng không có kinh phí để thực hiện. Chỉ thưởng cho lao động tiến tiến, hoặc chiến sĩ thi đua mỗi năm một lần. Chiến sĩ thi đua do quận thưởng, còn lao động tiên tiến thì trường thưởng.

Qua các phân tích trên chúng tôi thấy CBQL quận Bình Tân có quan tâm và thường xuyên khuyến khích các giáo viên vận dụng các PPDHTC, có tạo điều kiện về

cơ sở vật chất, khích lệ về tinh thần cho giáo viên để việc vận dụng này mang lại hiệu quả cao hơn vì đây là cách để phát huy cao độ tính tích cực của trẻ, thực hiện dạy học lấy trẻ làm trung tâm, là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc vận dụng các PPDHTC. Mặc dù vậy, việc này mới chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của việc thực hiện các PPDHTC, muốn áp dụng tốt các PPDHTC, CBQL cần có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về các PPDHTC. Công tác tổ chức thi đua, kiểm tra, đánh giá cụ thể, kịp thời.

Một phần của tài liệu thực trạng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào hoạt động dạy học cho trẻ 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)