Thiên nhiên trong thơ thời Lê (thế kỷ XV)

Một phần của tài liệu thiên nhiên trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 36 - 39)

Chương 1 NH ỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.2. Thiên nhiên trong thơ trung đại

1.2.2. Thiên nhiên trong thơ thời Lê (thế kỷ XV)

Trong thế kỉ XV, lịch sử Việt Nam có nhiều biến động. Lê Thái Tổ tức Lê Lợi, người Lam Sơn, Thanh Hóa; Thời thuộc Minh, ông dựng cờ khởi nghĩa; Sau nhiều năm chiến đấu anh dũng, đại nghiệp bình Ngô phục quốc hoàn toàn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua. Chính vì vậy, nội dung chủ yếu của văn học nửa đầu thế kỷ XV là nội dung ca ngợi cuộc kháng chiến chống quân Minh và người anh hùng Lê Lợi. Dưới triều đại nhà Lê, lực lượng sáng tác văn chương cũng khá đông đảo trong đó phải kể đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn, Lê Thánh Tông, Vương Sư Bá…

Thiên nhiên xuất hiện trong thơ thời kì này cũng nhằm mục đích thể hiện niềm tự hào về những địa danh đã làm nên lịch sử. Đó là Lam Sơn, núi Chí Linh trong sáng tác của Nguyễn Mộng Tuân (Lam Sơn phú,Chí Linh sơn phú). Địa danh Chí Linh và Xương Giang cũng xuất hiện trong thơ Lý Tử Tấn với giọng thơ rất đỗi tự hào:

Nghiệp lớn muôn đời thịnh trị,

Xã tắc trăm họ bình yên.

Đây hình thế núi Chí Linh:

Án ngữ nơi miền tây nước Việt.

Sừng sững khoảng trời đất vô biên.

(Chí Linh sơn phú) Hay trong thơ Nguyễn Trãi:

Nhìn núi này cao vợi vợi chừ, nhớ xưa gian khổ, Gây dựng nên nghiệp vương chừ, quên lãng sao đang.

Xin ghi thịnh đức vào đá chừ, lưu truyền bất hủ,

Mãi nghìn đời, vạn đời chừ, cùng trời đất miên trường.

(Chí Linh sơn phú - Nguyễn Trãi)

Không chỉ thể hiện niềm tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc, các nhà thơ còn đi sâu vào việc miêu tả thiên nhiên gắn liền với đời sống hiện thực. Đó là cảnh thiên nhiên tươi đẹp mang đậm phong vị quê hương và rất mực gần gũi. Về phương diện này, tiêu biểu nhất phải kể đến tác giả Nguyễn Trãi.

Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi là những cảnh trí về cuộc sống, con người nông thôn Việt Nam. Những hình ảnh giản dị, mộc mạc thông qua lăng kính của nhà thơ đã trở nên xinh tươi và duyên dáng. Đào liễu ở chốn lầu son gác tía sắp hàng bên cạnh rau muống, mùng tơi quê mùa một cách tự nhiên. Trời mây, sông nước, trăng hoa, chim bướm đều có mặt.

Cảnh mưa thu rơi nhẹ trên khóm trúc đầu nhà và làn gió xuân mát nhẹ thổi ngang bình dị mang theo màu hoa lan thoang thoảng rất đẹp:

Mưa thu tưới ba đường cúc Gió xuân đưa một lãnh lan

(Ngôn Chí, 16)

Tác giả miêu tả phong vị quê hương thật đậm đà bằng cách sử dụng những hình ảnh mộc mạc gắn liền với cuộc sống giản dị của nông thôn Việt Nam:

Tả lòng thanh mùi núc nác Vun đất ải rảnh mồng tơi

(Ngôn chí - bài 9) Ao quan thả gửi bè rau muống, Đất bụt ương nhờ một rảnh mùng.

(Thuật hứng- bài 23)

Qua những bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi ta thấy hình ảnh ước lệ, tượng trưng trong việc miêu tả thiên nhiên đã được thay dần bằng chất liệu của đời sống thực.

Đó là bè rau muống, rảnh mồng tơi, kê, khoai,… những sản vật rất gần gũi với người nông dân và cuộc sống nông thôn.

Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XV lịch sử có nhiều thay đổi, được đánh dấu bằng sự kiện Lê Thánh Tông lên ngôi. Ở thời kỳ này, vua là người giám sát và chỉ đạo trực tiếp việc sáng tác văn học. Nội dung chủ yếu của văn học giai đoạn này là ca ngợi sự thịnh trị của chế độ phong kiến và tài đức của vua Lê Thánh Tông. Sáng tác văn chương phải tuân theo những khuôn mẫu, quan điểm của nhà vua nên có phần khiên cưỡng và thụ động. Trong Hồng Đức quốc âm thi tập, qua nhiều vần thơ gợi tả sự mĩ lệ của tự nhiên, các tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp của non sông đất nước:

Chim bay rặng liễu dường thoi dệt Nước chảy ao sen tựa suối đàn Thông bảy tám hàng che kiểu tán Mây dăm ba thức phủ thay màn

(Phật Tích sơn tự)

Cũng trong tập thơ này, có nhiều bài thơ viết về thiên nhiên mang tính chất ngâm vịnh, tiêu khiển nhưng không mang giá trị biểu cảm cao như các bài thơ: Hằng nga nguyệt, Cây chuối, Qua…

Tuy nhiên, cũng có một số tác giả sáng tác những vần thơ chân thực, hình ảnh thiên nhiên mang đậm màu sắc dân tộc. Đó có thể là bức tranh hết sực mộc mạc nhưng là đặc trưng cho cuộc sống ruộng đồng của người nông dân trong thơ Nguyễn Bảo:

Ly biên ế ế giá miêu trưởng, Thảo lý thanh thanh vu diệp hy

(Trừng Mại thôn xuân vãn)

Ngọn mía mơn mởn bên giậu tre Luống khoai xanh xanh sau đám cỏ

(Chiều xuân ở thôn Trường Mại)

Đó cũng có thể là những cái rất bình thường, dung dị của đồng quê trong thơ Thái Thuận:

Mao xá nhân yên lý, Cô chu tiểu bạc thì.

Thôn đồng tam tứ bối, Duyên thủy mịch bành kỳ

(Hoàng giang tức sự) (Nhà tranh trong làn khói tỏa, Thuyền côi lúc tạm đậu lại.

Trẻ quê ba bốn tốp,

Lần theo ven sông tìm bắt cua cáy)

(Đề thơ tức cảnh ở bến Hoàng Giang)

Như vậy, thơ trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XV mặc dù mang tính chất công thức, khuôn sáo do ảnh hưởng của lối sáng tác cung đình nhưng bên cạnh đó, vẫn có những bài thơ rất hay viết về thiên nhiên. Thiên nhiên không chỉ gần với đời sống thực hơn mà còn thể hiện sự quan tâm và yêu mến cuộc sống của các tác giả thời kỳ này.

Một phần của tài liệu thiên nhiên trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)