NÉT KHU BI ỆT CỦA THI PHÁP THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI

Một phần của tài liệu thi pháp thơ nôm nguyễn trãi (Trang 40 - 50)

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN BẢN QUỐC ÂM THI TẬP

2.1. NÉT KHU BI ỆT CỦA THI PHÁP THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI

2.1.1. Thơ tiếng Việt của Nguyễn Trãi, là "hồn Đại Việt - giọng Hàn Thuyên", là thơ nôm - là "nôm na" tiếng mẹ - tiếng của ruộng đồng, ca dao, tục ngữ, của "bè rau muống" quê nhà.

Vậy thì đầu tiên nó phân biệt với thơ chữ Hán cũng của cùng tác giả, ở đây có một hiện tượng song đôi thú vị: tất cả là thơ, là đứa con tinh thần của một con người, một tâm hồn, nhưng tồn tại trong hai thứ ngữ khác nhau. Nó vừa là đồng nhất, vừa khu biệt.

Hiện chúng ta còn 105 [134] bài thơ chữ Hán, không kể các bài phú, bài cáo - một thứ văn xuôi có nhịp (prose rythmée), có thể xem như một thứ thơ văn xuôi.

Sự phân biệt đầu tiên, dễ thấy nhất là một đằng làm bằng tiếng Hán cổ - thứ chữ của sách vở kinh truyện có đầu tiên trên "giáp cốt văn tự" đời Thương đời Chu và sau đó là của Tứ thư, Ngũ Kinh, Chư tử, Hán Đường, Tống Nguyên... Người Việt tiếp nhận chữ Hán có thể từ 3 thế kỷ trước Công nguyên lúc Triệu Đà chống nhà Hán và thống trị cả vùng đất trên lãnh thổ ta. Ông cha ta học chữ Hán suốt trong hơn một nghìn năm đó, có người đi thi, làm quan ở Trường an, để lại cả những tấc phẩm thơ văn. Sang đời Lý, đời Trần, nhất là đời Trần, Hán học cực thịnh và Nguyễn Trãi chính là đứa con tinh thần của nền Hán học cực thịnh đó: lên 6 tuổi, ông đã yêu sách: "Lục tuế nhi đồng phả ái thư" (thơ Nguyễn Phi Khanh) và về sau ông là thầy dạy Hán học:

"Dạy láng giềng mấy sĩ nho" (bài 15), "Chẳng tài đâu xứng chức tiên sinh" (bài 7) và hai mươi tuổi ông đỗ thái học sinh (Tiến sĩ), làm quan chấm thi (sơ khảo) kỳ thi Tiến sĩ chữ Hán... Như vậy, Nguyễn Trãi là nhà Hán học khoa bảng, tiêu biểu, thông hiểu toàn bộ kinh truyện, văn liệu, thi liệu của nền văn hoa Hán. Ông đã làm thơ trên thứ chữ đó:

một thứ "tử ngữ", một thứ chữ của "sách vở thánh hiền", được đọc theo âm Tràng an vào thời Đường Tống (cuối thế kỷ 9 - thế kỉ 10).

Tồn tại trong một cái vỏ ngôn ngữ như thế, thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi lại bị chế ước bởi những thi pháp của thơ Đường luật nói riêng và thơ cổ Trung Hoa nói

40

chung. Đó là một dòng thơ vĩ đại, được hình thành qua kết tinh của một diễn biến lịch sử dài lâu, bắt đầu từ Kinh Thi.

Nét đặc trưng của thi pháp thơ Đường là: "Nếu đứng ở góc độ hệ thống thi pháp mà xét thì thơ Đường có hai "kiểu" quan niệm nghệ thuật về con người chủ yếu: thể hiện con người vũ trụ bằng quan hệ tương giao thống nhất và phản ánh con người khoa học chủ yếu bằng quan hệ đối lập tương phản" [46: 265]

"Không gian, thời gian trong thơ Đường là không gian thời gian trong tâm thức thi nhân đời Đường. Quan niệm thời gian không gian ấy đã tạo thành những biểu trưng và hình thức biểu hiện đặc trưng giàu sức sống, có ảnh hưởng lâu dài không chỉ đối với thi ca Trung Quốc, mà còn ảnh hưởng sâu đậm trong sáng tác thi ca chữ Hán và chữ Nôm tiếng Việt. Nghệ thuật thơ Đường không chỉ biểu hiện ở không gian, thời gian, nhưng hai phạm trù này có ảnh hưởng chi phối tới nhiều bình diện khác", [106:

31]

Thơ Đường "trở thành đỉnh của thơ ca cổ điển bởi tính phong phú và đa dạng cũng như bởi những sự tìm tòi về phương diện hình thức... Dưới triều Đường, tất cả các thể loại và hình thức thơ ca đều được xem xét và được luật hoa. Những thể loại và hình thức đó vẫn duy trì y nguyên cho đến đâu thế kỷ này..."(Fran,cois Cheng - Pháp, Nguyễn Khắc Phi dịch) [106: 105]

Nguyễn Trãi và các nhà thơ cổ làm thơ bằng chữ Hán tiếp nhận hệ thi pháp này.

Sự đối lập của hệ thi pháp thơ chữ Hán Đường luật và hệ thi pháp thơ Nôm (Hàn luật) là đương nhiên. Nhưng sự tiếp biến (acculturation) cũng là lẽ đương nhiên, vì cái cây Đường luật chữ Hán "đã được bứng trồng" (transplantation - chữ dùng của D.X.Likhatrốp)(1) trên đất Việt.

Vấn đề này là một vấn đề lớn, vượt ra ngoài khuôn khổ khảo sát của luận án, chúng tôi chỉ xin nêu một vài nhận xét tiêu biểu:

Trước tiên về mặt từ ngữ: Một tiếng Hán (cổ) vừa là danh từ, vừa có thể kiêm chức năng một động từ (động từ trí sử). Đó là mặt mạnh của tiếng Hán:

"Độ đầu xuân thảo lục như yên" (Trại đầu xuân độ - Nguyễn Trãi)

"Xuân phong hựu lục Giang Nam ngạn" (Đường thi).

(1) Theo Riptin B.L. Mấy vấn đề nghiên cứu những nền văn học trung cổ của phương Đông theo phương pháp loại hình. TCVH, số 4/1974.

41

Ngữ pháp Hán cổ cho phép tỉnh lược tất cả các hư tự cho nên câu thơ cổ là câu thơ có tính kí hiệu và tính tượng trưng cao nhất:

"Tử Mỹ cô trung Đường nhật nguyệt Bá Nhân say lệ Tấn sơn hà"

(Tử Mỹ cô trung với nhật nguyệt nhà Đường

Bá Nhân ứa hai hàng nước mắt khóc non sông nhà Tấn)

Hệ thi pháp thơ Đường cũng là hệ ngữ pháp độc, (độckhông có liên quan đến tư tưởng triết học và mỹ học cổ: sự đối lập của con người và vũ trụ - xã hội, sự thừa nhận thuyết tính không của triết học Phật giáo Thiền tông). Đó là những nét khu biệt của thi pháp thơ chữ Hán Đường luật mà thơ Việt Hàn luật sẽ không có hoặc không ưa sử dụng. Ngược lại, thơ Việt Nguyễn Trãi dùng cách nói của dân gian - của hệ từ vựng cơ bản tiếng Việt, cố gắng thoát ly khỏi cách dùng chữ Hán nguyên gốc:

- "Dấu người đi la đá mòn" (Bài 21) - "Nẻo có ăn thì có lo" (Bài 20)

- "Vị chúng thằng chài chác cá tươi" (Bài 76) - "Yên nhà nỡ phụ vợ tao khang" (Bài 129) - "Trung hiếu cương thường lòng đỏ" (Bài 187)...

2.1.2. Điểm khu biệt thứ hai, là sự khu biệt và đồng dạng về phong cách, bao gồm cả không gian, thời gian, giọng điệu... giữa thơ chữ Hán và thơ Nôm Nguyễn Trãi.

Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi kế thừa phong cốt thơ đời Trần ở cái phần hào mại, phóng khoáng: "Nguyễn Trãi "giữ lại" nét hào hùng, kiên nghị, khí phách của các nhà thơ thời chống quân Nguyên thế kỷ XIII, Nguyễn Trãi cũng "giữ lại" tính triết lý sâu sắc mà phóng khoáng, táo bạo của tinh thần Thiền đời thịnh Trần, đồng thời với sự tiếp thu nét ưu tư, thương dân, băn khoăn về trách nhiệm kẻ sĩ của các nhà thơ cuối Trần mà nổi bật hơn cả là Trần Nguyên Đán và Nguyễn Phi Khanh" [133: 425]. Vả lại, thư chữ Hán có nhiều bài làm lúc ông đang chiến đấu hoặc đang "thuận", nên phong cách và giọng điệu hoành tráng - cao cả. Đó là những bài tiêu biểu như Bạch Đằng hải khẩu, Quá hải, Quan hải, Vân đồn...

42 - "Sóc phong xuy hải khí lăng lăng,

...Hào kiệt công danh thử địa tằng" (Bạch Đằng hải khẩu)

(Tuy bài này làm sau khi dẹp xong giặc Minh, nhưng ý hào mại, phong cách hoành tráng cao cả vẫn là phong cách chủ đạo).

- "Nghĩa khí tảo không thiên chướng vụ

Tráng hoài hô khởi bán phàm phong" (Quá hải) - "Thung mộc trùng trùng hải lãng tiến" (Quan hải) - "Lộ nhập Vân đồn san phục san" (Vân đồn)

Phong cách này phù hợp với phong cách Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú...

nghĩa là phong cách "hùng văn", "sử thi".

Tuy nhiên, ngay trong thơ chữ Hán thì vẫn tồn tại phong cách thơ "thế sự" - "than thở" - "sầu muộn"...; chẳng hạn các bài: Oan thán, Vãn lập, Họa hương tiên sinh, vận giản chư đồng chí...

Trong khi đó, thơ Nôm, làm phần lớn lúc cuối đời, lúc ở ẩn... lại không hề có những bài phóng khoáng, chí khí, hào mại... như thế, mà phổ biến là phong cách thơ thế sự - nhân tình, "cày nhàn câu vắng", "cô độc tịch liêu" và thơ "đạo lý". Ví dụ:

- "Dưới công đanh đeo khổ nhục, Trong dại dột có phong lưu" (Bài số 3) - "Giang sơn đường cách ngàn dặm, Sự nghiệp buồn đêm trống ba" (Bài 94) - "Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,

Lòng người quanh nữa nước non quanh" (Bài 136)

Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã dùng lại một thể loại đã chết của thời Ân Thương xa xôi và đưa vào một nội dung hoàn toàn mới - ở nhiều đoạn tả chiến trận hay tội ác quân giặc, phong cách hoành tráng - sử thi thể hiện rất rõ. Chí Linh sơn phú cũng vậy.

Phong cách cũng là giọng điệu. Giọng điệu là một phạm trù nội dung - hình thức, hình thức - nội dung; nó là một phạm trù trung gian, chan hòa nội dung - hình thức;

chủ yếu biểu hiện tình cảm, cảm hứng, cách cảm xúc, cái nhìn của tác giả. Sự vang dội của cuộc đời vào tâm hồn tạo nên giọng điệu. Có giọng điệu buồn, vui, cay đắng,

43

khích liệt, phóng khoáng, thở than, nao lòng, ngạo nghễ nhạo đời, "cười ra nước mắt", giọng than, giọng trầm thống, phiêu dật... chủ yếu bắt nguồn từ cảm xúc cụ thể từng bài và từ cảm hứng chủ đạo của tác giả trước hiện thực.

Thơ Nôm của Nguyễn Trãi có một giọng điệu như thế nào?

Trước hết, đó không phải là giọng vui, hùng tráng, như thơ của người anh hùng

"cánh chim bằng trên bể Bắc", người đứng trên đỉnh cao chiến đấu và chiến thắng chống quân Minh thuở nào. "Quan hà bách nhị do thiên thiết, Hào kiệt công danh thử địa tằng" (Cửa sông hiểm yếu, trời xây dựng. Hào kiệt công danh, đất lẫy lừng - Bạch Đằng hải khẩu)...

Nay là một giai đoạn khác. Phù hợp với nó là giọng than thở, buồn đau, lo lắng, phân vân, cao khiết... nhưng không tuyệt vọng. Và đôi lúc có cả giọng trào lộng (không có ở thơ chữ Hán) và giọng Thiền - Đạo gia - nghĩa là siêu thoát, tịch tĩnh...

Giọng thế sự:

"Sự thế dữ lành ai hỏi đến Bảo rằng ông đã điếc hai tai"

Giọng thanh sạch:

"Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén Ngày vắng xem hoa bợ cây"

Giọng Thiền:

"Cảnh tựa chùa chiền lòng tựa thầy", ... "ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế"

Giọng trào lộng, u mua:

- "Vừa sáu mươi dư tám chín thu Lưng cày da xẻ tướng lù khù"

- "No nước uống, thiếu cơm ăn" (Thủ vĩ ngâm)

"Rảng rảng người rằng chuông ấy thạch, Đóng thời cũng có tiếng công công" (Bài 61) Giọng bực bội:

"Dễ hay ruột bể sâu cạn Khôn biết lòng người vắn dài

44 Sự thế dữ lành ai hỏi đến

Bảo rằng ông đã điếc hai tai" (Bài 6)

Giọng răn đời, trách đời, đau đời, chán ngán:

"Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn

Lòng người quanh nữa nước non quanh" (Bài 136) - "Một phen bạn đến còn đằm thắm

Hai bữa mừng nhau một mặt không" (Bài 6)

Vượt lên tất cả vẫn là tấc lòng ưu ái, bình tĩnh trước thế sự:

- "Mựa trách thế gian lòng đạm bạc

Thế gian đạm bạc đấy lòng thường" (bài 125) - "Bui một tấc lòng ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước chầu đông" (Bài 50)

Giọng điệu răn đời, trách đời đi đôi với đau đời là một loại giọng điệu và đây phải chăng là giọng điệu chủ đạo của thơ Nôm Nguyễn Trãi. Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi có giọng điệu này, nhưng ít hơn. Giọng điệu tràn ngập trong tập thơ này là một giọng điệu hiền triết, một giọng điệu "kẻ cả", giọng điệu của người thấu hiểu và đại diện cho lẽ phải.

Giọng điệu bi thương, đau buồn, thở than cũng là một âm hưởng chính.

Đặc biệt là giọng điệu trào lộng, tuy có ít, nhưng đây là một giọng điệu hiếm thấy và đặc sắc. Có người nào đó đã nói rằng người biết trào lộng là người có trái tim nhân hậu. Ông tự hào, tự diễu mình: "Lưng gầy da xẻ tướng lù khù". Phải đợi đến mấy thế kỷ sau - cuối thế kỷ 19, văn học Việt Nam mới có một giọng điệu trào lộng - đại tự trào - Đó là Tú Xương, một nhà thơ trào phúng với một giọng thơ châm biếm gay gắt, quyết liệt và dữ dội. Giọng thơ ấy thể hiện một tâm trạng uất ức, một thái độ căm ghét, khinh bỉ của nhà thơ với hiện thực xã hội lúc bấy giờ..., ví dụ: "Chữ y, chữ chiểu không phê đến, Ông chỉ quen phê một chữ tiền", hoặc "Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt, Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng"...

Giọng điệu trữ tình, đằm thắm, vụt xuất hiện trong cung bậc hào hùng của những Bình Ngô, Quan hải, Bạch Đằng... là một giọng điệu lạ. Nhưng không phải chỉ lạ mà

45

hay, mà hiện đại, nhờ vào chất liệu tiếng Việt bền bỉ đậm đà của hồn Việt tươi mát đến tận bây giờ:

"Loàn đan ướm hỏi khách lầu hồng Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng Ngoài ấy dầu còn áo lẻ

Cả lòng mượn lấy đắp cho cùng" (Bài 208)

Có thể nghĩ rằng lời thơ trùng khít với việc bà Nguyễn Thị Lộ đi làm Lễ nghi nữ học sĩ trong cung vua, còn ông thì ở ngoài Côn Sơn... giữ chùa ("Đề cử Côn Sơn tự") giữa cách xa không gian, nhà thơ "mạo muội" ướm hỏi (một thái độ nâng niu, tế nhị) người nữ (ở lầu hồng sang trọng) rằng: đấy "đầm ấm" vậy có thương cho kẻ lạnh lùng đây? Ngoài ấy (để đối với trong này) dầu cho chỉ còn có áo lẻ (áo đơn) thôi - chữ lẻ là lẻ chiếc ở vào câu thơ rất ý vị - thì cả lòng (lẻđối với cả) đem ra mà đắp... cho đỡ nhớ, cho đỡ lạnh lùng!

Chiếc áo - vật "lưu niệm", vật "để dành hơi", "vật dẫn" cho tình ái luôn luôn là một môtip của ca dao: "bỏ quên chiếc áo - áo anh sứt chỉ đường tà...", cùng với giọng điệu "si tình" tự thú nhận lòng yêu phi đại trượng phu – mà như một người thường - như một anh trai làng nào đó trong ca dao, làm chúng ta thương mến quá!

Thơ tình tiếng Việt có một bài thơ như thế vào thế kỷ 15, mà tác giả lại là người anh hùng, bậc vĩ nhân Nguyễn Trãi thì thật là niềm vui lớn không chỉ cho thơ, mà là cho Con Người!

2.1.3. Một điểm đặc biệt bao trùm nữa ở đây về mặt thi pháp là: trong thơ Nguyễn Trãi hòa quyện ba thứ triết học, mỹ học khác nhau - truyền thống hòa đồng tam giáo thời Trần và tương ứng với ba thứ triết học mỹ học ấyba hệ thi pháp khác nhau. "Trong cả cuộc đời, khi còn chống Minh cũng như khi đã làm quan trong triều đình, bao giờ Nguyễn Trãi cũng coi Nho giáo là đạo lí chính, nhưng tư tưởng Nho giáo cũng không bao giờ độc chiếm tâm hồn ông. Từng thời gian, từng phạm vi khác nhau, bên cạnh Nho giáo bao giờ cũng có một cái gì khác thường là trái với Nho giáo, hoặc là tư tưởng quyền mưu, hoặc là tư tưởng Lão - Trang, hoặc là nếp sống theo truyền thống dân tộc. Thành phần phụ gia đó làm cho tư tưởng của ông thành đa dạng, phong phú và trở thành gần gũi với chúng ta hơn nhiều. Nếu hình dung Nho giáo là một đường thẳng thì tư tưởng Nguyễn Trãi là một đường quanh co cùng hướng, lượn

46

quanh, không bao giờ trùng mà cũng không bao giờ quá xa đường thẳng. Đó là một sự lựa chọn, Nguyễn Trãi lựa chọn cho mình và cho dân tộc" [58: 116].

Nghiên cứu Nguyễn Trãi, nhiều người cho rằng, căn bản Nguyễn Trãi là nhà nho, thậm chí là nhà nho nhất, nhà nho điển hình trong các nhà nho Việt Nam, nhưng cũng thấy được ảnh hưởng của Đạo gia và Phật gia trong cảm hứng và trong thi pháp thơ chữ Hán và thơ Nôm của Ức Trai (Lã Nhâm Thìn, Nguyễn Hữu Sơn).

Nghiên cứu QATT của Nguyễn Trãi, tác giả sách "Văn học Việt Nam, dòng riêng giữa nguồn chung" [149] thấy nổi bật quan hệ giữa nhà tư tưởng và nhà nghệ sĩ: 1. nhà tư tưởng phát ngôn và hành động cho đạo Nho, nhà nghệ sĩ mang nặng nỗi ưu đời mẫn thế; 2. nhà tư tưởng của triết học Lão - Trang và người nghệ sĩ ca tụng thú thanh nhàn, hòa mình vào tạo vật; 3. sự thống nhất giữa các mâu thuẫn hay ý nghĩa của bi kịch Nguyễn Trãi. Tác giả còn cho rằng, với tư cách là nhà tư tưởng, định hướng cơ bản nhất, trục chính của tư tưởng Nguyễn Trãi là Nho giáo, không những thế ông còn là nhà tư tưởng Nho giáo quan trọng nhất trong lịch sử Nho giáo ở Việt Nam. Tư tưởng Lão - Trang, đặc biệt là tư tưởng Trang tử, có ảnh hưởng tới Nguyễn Trãi khá hiển nhiên. Ảnh hưởng của Phật giáo nói chung, của Thiền tông nói riêng, đối với Nguyễn Trãi không thật rõ ràng và có sức nặng đáng kể.

Triết học Nho là một mỹ học nhập thế, một triết học trách nhiệm và nghĩa vụ, với đạo Nhân, đạo Nghĩa... Thơ Nho đã tồn tại 10 thế kỷ ở Việt Nam, tạo thành một mỹ học lâu đời, bền vững với những đặc trưng nổi bật. Đó là "trung hiếu", "nhân ái", "vua cha", đạo quân thân, lẽ cương thường... Hệ từ ngữ mỹ học này đi thẳng vào thơ Nguyễn Trãi.

Và điều này hoàn toàn trùng khít với mỹ học Nho trong thơ chữ Hán.

Nhưng còn sự có mặt của hệ thống mỹ học - mỹ học Thiền trong thơ Nguyễn Trãi. Và tương ứng với nó là một hệ thi pháp với những đặc trưng thơ Thiền, thơ Thiền là sản phẩm của một triết học lấy "vô ngôn", "bất lập văn tự", "không hư", "vô thường", "tịch tĩnh", "nhất như" (nát bàn)... làm cơ sở và điều đó phản ánh một cách trực tiếp vào thơ - vào hệ thi pháp của thơ Nguyễn Trãi. Bài thơ chữ Hán Du sơn tự nêu lên cái "không tịch" và "vô ngôn" hệ thi pháp Thiền tông:

"Đoản trạo hệ tà dương,

Thông thông yết thượng phương.

Một phần của tài liệu thi pháp thơ nôm nguyễn trãi (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)