Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
5. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ ôn tập, luyện tập phần hóa hữu
1.5. Các y ếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giờ ôn tập, luyện tập
Theo chúng tôi, kết quả của dạy học một tiết ôn tập, luyện tập phụ thuộc vào các yếu tố sau đây. Các yếu tố này không ảnh hưởng một cách rời rạc mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ, cùng góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của tiết dạy bài ôn tập, luyện tập.
1.5.1. Ảnh hưởng của giáo viên 1.5.1.1. Năng lực của GV
Năng lực của giáo viên mà chúng tôi nói ở đây chủ yếu là năng lực chuyên môn và năng lực phương pháp.
- Năng lực chuyên môn: Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Trong đó bao gồm cả khả năng tư duy lôgic, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ thống và quá trình.
- Năng lực phương pháp: Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức.
Chất lượng của giờ ôn tập, luyện tập phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người giáo viên. Một người giáo viên có kiến thức chuyên môn sâu rộng, giàu kinh nghiệm sư phạm sẽ dễ dàng giúp HS hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức cũng như việc tìm ra mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức. Thông qua đó các em có thể vận dụng kiến thức một cách linh hoạt để giải quyết các vấn đề gặp phải.
1.5.1.2. Sự chuẩn bị của GV
- Xác định mục tiêu cần ôn, luyện và giúp HS xác định mục tiêu bài ôn tập, luyện
tập sẽ được học trong giờ tới.
- Định hướng nội dung kiến thức và kĩ năng cần ôn, luyện: đặt ra những câu hỏi gợi ý ôn tập, ra những bài tập yêu cầu HS giải trước khi đến giờ học.
- Chọn nội dung kiến thức cần ôn, luyện thật cô đọng, rõ ràng, xoáy trọng tâm.
- Chuẩn bị các hoạt động dành cho HS thực hiện trong giờ học.
- Chuẩn bị các “Phiếu học tập”.
- Thiết kế bài lên lớp sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp và trình độ HS.
1.5.1.3. Cách thức quản lí giờ ôn tập, luyện tập của GV a/ Tổ chức hoạt động dạy học
Dạy học là quá trình lãnh đạo, tổ chức quản lí. Trong dạy học hiện đại, người GV có chức năng định hướng, ủy thác, kích thích, động viên, làm nảy sinh nhu cầu, tạo động cơ, phát triển hứng thú của người học. Mặt khác, GV còn có vai trò tham vấn, trợ giúp và tổ chức hoạt động học của HS; kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh hành vi của họ. Việc tổ chức các hoạt động dạy học trong giờ ôn, luyện tập của GV là yếu tố quyết định sự thành công hay không thành công của giờ học. Các hoạt động dạy học phải được tổ chức sao cho:
- Phát huy được vai trò chỉ đạo của thầy và vai trò chủ động của trò.
- HS phải được hoạt động nhiều trong giờ học.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình học tập.
- Tạo điều kiện cho HS trao đổi, thảo luận tìm tòi, phát hiện, giải quyết vấn đề.
- Tạo điều kiện cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
Đối với giờ ôn, luyện tập việc sử dụng BTHH để tổ chức hoạt động học tập là điều tất yếu. Nếu GV lựa chọn, xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập hợp lí, khéo léo trong việc tổ chức giờ học sẽ làm cho HS hăng hái, tích cực tham gia vào hoạt động học tập.
Việc ghi chép bài của HS cũng ảnh hưởng không ít đến chất lượng giờ ôn, luyện tập. Nếu ở giờ học bài mới, HS đã quen kiểu ghi theo những gì thầy ghi lên bảng,
chắc chắn các em sẽ lúng túng khi ghi bài trong giờ ôn, luyện tập. Vì nội dung ở bài ôn, luyện tập có khi là một bảng so sánh, đôi khi là một grap ôn tập và các bài tập được thiết kế theo các hoạt động lại là những Phiếu học tập. Nếu chăm chú ghi chép bài thì HS sẽ không theo dõi được đầy đủ các nội dung mà GV ôn, luyện. Do vậy, trong mỗi giờ ôn, luyện tập GV cần hướng dẫn cho HS khi nào tham gia hoạt động trao đổi, thảo luận, khi nào theo dõi ghi bài, nội dung nào cần ghi chép cẩn thận, nội dung nào có trong tài liệu không cần phải ghi chép nữa . . .
Các nhà lí luận dạy học đã nghiên cứu và cho biết: Thông thường sau 20 – 30 phút sự tập trung chú ý của HS đã giảm, GV phải biết cách thay đổi kiểu hoạt động, kiểu hỏi, kiểu bài tập. Nếu các hoạt động mang tính đơn điệu, tẻ nhạt lặp đi, lặp lại sẽ gây cho HS cảm giác nhàm chán, không tập trung chú ý.
b/ Thời gian ôn tập, luyện tập
“ Bạn yêu cuộc sống? Vậy xin đừng lãng phí thời gian, vì nó là chất liệu làm nên cuộc sống” – Benjamin Franklin.
Muốn đạt được mục tiêu của giờ học trong điều kiện thời gian có hạn mà nội dung cần ôn, luyện tập lại quá nhiều thì GV phải biết quản lý, phân phối thời gian hợp lý. Xác định mục tiêu rõ rệt cho bài học là điểm khởi đầu của việc quản lý thời gian hiệu quả. Sau đó, sắp xếp các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên rồi phân chia thời gian cho từng mục tiêu cụ thể.
Điều tốt nhất chúng ta có thể làm được là tận dụng hết thời gian có được: bốn mươi lăm phút của giờ học. Đồng thời, phân bố thời gian giữa hai phần ôn và luyện sao cho phù hợp. Thời gian dành cho mỗi hoạt động ôn hoặc luyện phải được tính toán chặt chẽ, không thừa, không thiếu. Không nên dành nhiều thời gian vào những nội dung không cần thiết, hoặc cắt xén thời gian không đủ để rèn các kĩ năng quan trọng.
Để đảm bảo được các hoạt động diễn ra đúng theo thời gian dự định, GV phải ấn định thời gian cho mỗi hoạt động, yêu cầu HS làm việc nhanh chóng kịp thời. Mặt khác, GV luôn theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở, gợi ý khi HS chưa kịp nghĩ ra hướng trả lời câu hỏi. Tránh để tình trạng HS thảo luận chệch hướng, không xoáy được trọng tâm vấn đề cần giải quyết làm mất đi một khoảng thời gian vô ích.
Cuối mỗi giờ ôn, luyện tập cũng cần phải dành ít nhất hai phút cho việc nhận xét chung về tiết học, nhắc lại một số vấn đề cần lưu ý khắc sâu cho HS những điểm
quan trọng trong bài học.
Nếu trống báo hết giờ, GV vẫn còn tiếp tục điều khiển lớp học, chưa đúc kết được nội dung bài thì chắc chắn chất lượng giờ ôn tập, luyện tập sẽ giảm. Vì khi đó HS không còn tập trung chú ý vào hoạt động học tập mà chỉ lo nghĩ đến giờ ra chơi hoặc giờ học kế tiếp mà thôi.
Tóm lại, sử dụng thời gian hợp lí cho việc ôn tập, luyện tập là việc rất cần thiết.
1.5.1.4. Sự phối hợp các phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học
Như trên chúng tôi đã đề cập đến các phương pháp có thể sử dụng trong giờ ôn tập, luyện tập. Nhưng không phải ở giờ học nào chúng ta cũng có thể sử dụng tất cả các PPDH. Tùy theo nội dung, ta có thể lựa chọn và phối hợp các PPDH sao cho thích ứng. PPDH phải phù hợp với NDDH. Việc khéo léo phối hợp các phương pháp có tác dụng lớn đến chất lượng giờ dạy nói chung và giờ ôn tập, luyện tập nói riêng.
Ví dụ: Bài luyện tập Ankan và xicloankan, ta dùng phương pháp grap kết hợp với đàm thoại nêu vấn đề và sử dụng BTHH theo chủ đề là phù hợp. Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề giúp HS xây dựng grap. Phương pháp grap giúp HS ôn lại nội dung bài học nhanh chóng, gợi được nội dung trọng tâm, qua grap có thể so sánh được sự giống và khác nhau về cấu tạo và tính chất của ankan và xicloankan. BTHH theo chủ đề làm cho HS nắm vững được các dạng bài tập về loại chất hiđrocacbon no, cách giải từng dạng bài tập, tạo nền tảng để giúp HS tiếp tục phát triển cách giải cho các dạng bài tập HHHC về sau.
Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Chất lượng của giờ ôn tập, luyện tập sẽ được nâng cao nếu GV biết kết hợp hài hòa, hợp lý các kỹ thuật dạy học, ví dụ như:
Kỹ thuật soạn thảo và sử dụng câu hỏi
Không có một quy trình chuẩn tắc và nghiêm ngặt cho việc soạn thảo cũng như sử dụng hệ thống câu hỏi cho mọi GV và trong mọi tình huống dạy học.
Tuy nhiên, việc chuẩn bị câu hỏi và sử dụng chúng cũng cần phải
+ Xác định rõ mục đích dạy học và tính chất của nội dung tài liệu ôn tập,
luyện tập.
+ Mức độ sử dụng câu hỏi và loại câu hỏi phải tương ứng với từng đơn vị tri thức.
+ Chú ý đến trình độ của HS, độ khó của câu hỏi.
+ Xác định mục tiêu của các câu hỏi và loại câu hỏi sẽ được sử dụng: Câu hỏi định hướng giúp HS tự ôn tập, câu hỏi gợi mở dùng ngay trong giờ ôn tập, luyện tập, câu hỏi dẫn dắt HS giải quyết vấn đề, câu hỏi kiểm tra kiến thức HS thu nhận được . . . Kỹ thuật sử dụng bài tập hóa học theo chủ đề, theo dạng
BTHH theo chủ đề, theo dạng là một công cụ rất cần trong việc rèn luyện kĩ năng giải bài tập hóa học cho HS. Tùy vào nội dung của giờ luyện tập mà GV có thể sử dụng các chủ đề bài tập khác nhau. Phần bài tập theo từng chủ đề trong giờ luyện tập giúp HS dễ nhớ được phương pháp giải của từng loại bài tập. Mức độ đơn giản hay phức tạp của bài tập phải được phân hóa theo trình độ HS tương ứng với các chủ đề.
1.5.2. Ảnh hưởng của học sinh
1.5.2.1. Trạng thái tâm lí HS khi lĩnh hội kiến thức
Sự sẵn sàng tâm lí là điều kiện quan trọng của việc học, vì sự hài lòng hay hụt hẫng phụ thuộc vào trạng thái sẵn sàng của cá nhân.
Tâm lí sẵn sàng học tập, hào hứng học tập ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giờ học. Nếu HS học một cách chủ động, tích cực và độc lập, học bằng cả nhiệt tình, học một cách vui thú thì chất lượng giờ học sẽ được nâng cao như Khổng Tử đã từng nói“ Biết mà học, không bằng thích mà học; thích mà học không bằng vui mà học”
(Lạc học – Luận ngữ). Vì thế, việc tạo động cơ hứng thú học tập cho HS để HS có được tâm thế chủ động tìm kiếm kiến thức, tạo môi trường cho HS chủ động tham gia hoạt động học tập là điều kiện tiên quyết nâng cao chất lượng giờ ôn tập, luyện tập.
1.5.2.2. Động cơ học tập
Động cơ là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy hoạt động học tập có hiệu quả và thách thức lớn nhất mà GV phải đối mặt là làm cho HS muốn học.
- HS chỉ muốn học những gì thật sự có lợi cho bản thân.
- Sự thành công trong việc giải bài tập, trả lời câu hỏi sẽ giúp HS tự tin hơn và có niềm vui trong học tập. Điều này làm cho HS tiếp tục duy trì động cơ học tập lần kế
tiếp.
- Được thầy, cô khen ngợi, HS cũng tự tin vào bản thân hơn và ý thức học tập được nâng cao. Từ đó, HS có tâm lý mong đợi đến giờ học và thích được làm bài nhiều hơn.
- Cho dù trước đó HS không quan tâm đến chủ đề môn học, nhưng nếu được thầy, cô tạo ra những hoạt động học tập hấp dẫn sẽ lôi cuốn HS tham gia dần dần nhập cuộc, tập trung học tập.
Thông thường HS khá, giỏi dễ nhàm chán đối với giờ ôn tập, luyện tập vì lí do chính là: HS chỉ thích biết thêm cái mới, không thích luyện tập lại cái cũ. HS chưa hiểu hết được cái biết của mình là cái biết còn sơ sài, chưa hình thành kĩ năng. HS yếu, kém cũng có tâm lí chán giờ ôn tập, luyện tập vì bị thầy, cô gọi lên bảng làm bài và bị điểm kém. Để thay đổi được nếp nghĩ này hình thành được động cơ cho HS, GV phải chuẩn bị những hoạt động trong giờ ôn tập, luyện tập sao cho tạo được sự mới mẻ, tránh sử dụng những hoạt động theo kiểu áp chế, lặp lại. GV cần có những biện pháp tăng cường sự quan tâm của HS trong giờ ôn tập, luyện tập như: Nhiệt tình thể hiện sự quan tâm của chính mình; không nhắc lại nội dung kiến thức cũ một cách đơn thuần mà đưa ra những câu hỏi gây tò mò hơn là chỉ yêu cầu nêu dữ liệu; gắn kiến thức giáo khoa với thực tiễn sinh động; tận dụng khả năng sáng tạo và biểu đạt của HS, tạo cơ hội cho HS được trả lời câu hỏi; thường xuyên thay đổi các hoạt động của HS; tận dụng các điều ngạc nhiên gây cảm giác mới lạ; tổ chức thi đua và thách thức giữa các tổ. . .
1.5.2.3. Tâm thế chủ động tìm kiếm tri thức
Năng lực và trách nhiệm học tập là do chính người học quyết định.
Với ý thức trách nhiệm cao về bản thân: học tập là học cho chính mình HS sẽ có tâm thế chủ động học tập. Nếu có tâm thế chủ động, HS sẽ tự tìm kiếm kiến thức chuẩn bị cho giờ học ôn thật tốt, tự mình rèn luyện kĩ năng giải bài tập, kiểm tra lại kiến thức cũ, chấn chỉnh lại những vấn đề còn khiếm khuyết. HS có tâm thế chủ động sẽ phải cố gắng thay đổi chiến lược học tập, hoặc nhờ bạn bè giúp đỡ, ôn lại bài học cũ v.v. . .GV cần giúp HS có được tâm thế chủ động, bằng cách giao bài tập cho về nhà
để các em chuẩn bị trước. Giành thời gian cho HS trao đổi, giảng giải cho nhau, cho HS đặt ra những vấn đề còn vướng mắc, giúp HS giải quyết các vấn đề đó với sự vui vẻ, nhẹ nhàng.
1.5.2.4. Môi trường học tập
Ngoài môi trường chung của nhà trường như không khí trong lành thông thoáng, mát mẽ, yên tĩnh, phong trào thi đua của Đoàn thanh niên . . .Môi trường học tập mà chúng tôi muốn đề cập ở đây chính là không khí lớp học. “Không khí lớp học là trạng thái tâm lí – một dạng của của bầu không khí tâm lí HS tại lớp học. Trạng thái tâm lí này nếu chuẩn bị tốt sẽ giúp HS có thể chiếm lĩnh kiến thức một cách thuận lợi nhất”. GV giữ vai trò quyết định tạo nên bầu không khí lớp học. Chính thái độ, cách cư xử của GV tạo nên môi trường học tập thân thiện. Sự cởi mở, vui vẻ, thân thiện và công bằng của GV tạo điều kiện cho HS phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập. Nó kích thích khả năng suy nghĩ độc lập, giải quyết các vấn đề học tập một cách nhẹ nhàng. Giờ học mà quá áp lực, căng thẳng sẽ làm cho HS sợ hải, chán nãn, làm tắt đi niềm vui thú học tập. Vì thế, khả năng tư duy sẽ không được phát huy đến mức cao nhất.
Trong giờ ôn tập, luyện tập, GV cần tạo điều kiện cho HS được gần gũi với mình, gợi ý để các em mạnh dạn đặt câu hỏi, tìm cách giúp HS tháo gỡ những gút mắc, tận tình hướng dẫn lại cho HS những vấn đề đã được luyện tập mà HS chưa nắm bắt được.
Những việc làm này giúp cho tâm lí lĩnh hội kiến thức của các em tăng trưởng theo chiều hướng tích cực.
1.5.2.5. Năng lực của học sinh
Năng lực của HS chúng tôi nói ở đây được tạo thành từ: trí thông minh bẩm sinh và khả năng học tập của các em.
Trong giờ ôn tập, luyện tập đòi hỏi HS trong một thời gian ngắn phải nhớ - hiểu – và tìm được mối quan hệ, sự gắn bó của một khối lượng lớn kiến thức đã học, từ đó các em hệ thống, khái quát và vận dụng chúng giải quyết các vấn đề được đặt ra, để làm tốt được điều đó thì nó phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của học sinh.
Giờ ôn tập, luyện tập với một lớp có nhiều HS trung bình – yếu chắc chắn sẽ