HỌC GIỜ ÔN TẬP, LUYỆN TẬP MÔN HÓA
2.2. M ột số biện pháp nâng cao chất lượng giờ ôn tập, luyện tập
2.2.3. Biện pháp 3: Sử dụng phương pháp grap dạy học
Mục tiêu của các tiết ôn, luyện tập là tái hiện kiến thức một cách có hệ thống. Nó giúp học sinh thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa các kiến thức với nhau theo logic xác định. Từ đó, học sinh dễ ghi nhớ, vận dụng và giải quyết các vấn đề học tập. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp grap tạo ra mối liên hệ giữa các phần kiến thức là rất cần thiết. Nhờ grap, học sinh có được cái nhìn tổng thể về kiến thức trọng tâm, nội dung chi tiết cùng các mối quan hệ bản chất giữa các kiến thức.
Như đã phân tích ở mục 1.4.3.2. grap có các tính năng đặc biệt là: khái quát, trực quan, hệ thống, súc tích hỗ trợ tốt cho việc lĩnh hội kiến thức. Việc dùng grap dạy học không chỉ làm cho HS ôn tập kiến thức đã học ở lớp vững chắc mà còn cung cấp cho HS phương pháp tự học. Từ cách thiết lập grap nội dung dưới sự hướng dẫn của GV, HS có thể lấy đó làm mẫu để tự mình xây dựng grap nội dung cho những phần khác của chương trình. Bằng grap, GV có thể giúp HS lập nên các biểu mẫu ôn tập với khối lượng kiến thức lớn, các mối liên hệ được biểu thị dưới dạng sơ đồ trực quan sinh động. Mặt khác, nếu HS đã được hướng dẫn cách tự lập grap nội dung cho từng bài học, từng chương, từng phần và có thói quen học bài ở dạng grap thì hiệu quả học tập sẽ được nâng cao, không chỉ đối với bộ môn hóa học mà kể cả những môn học khác.
Để sử dụng được biện pháp này, GV có thể:
- Hình thành grap nội dung bằng hệ thống câu hỏi. Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi, đồng thời sắp xếp các kiến thức trọng tâm của chương, phần và nội dung chi tiết của chúng vào grap. Bằng sự so sánh, phân tích, tổng hợp, HS tìm ra mối quan hệ bản chất của các kiến thức đó.
- Lập sẵn grap nội dung. Sau đó, yêu cầu HS khai thác mối liên hệ giữa các kiến thức, tìm hiểu nội dung chi tiết trong grap. Việc này có tác dụng tiết kiệm thời gian.
- Hướng dẫn cách lập grap nội dung. Yêu cầu HS tự lập grap nội dung ở nhà trước giờ ôn, luyện tập. Đến lớp, HS trình bày grap đã lập; giáo viên điều chỉnh, bổ sung thành grap chuẩn để HS có tài liệu học tập.
- Cung cấp cho HS grap câm gồm các khung kiến thức chốt và các nội dung bên
trong chưa được triển khai đầy đủ. Dựa vào hệ thống câu hỏi, GV gợi ý giúp HS thành lập một grap nội dung hoàn chỉnh. Grap câm là một dạng grap định hướng giúp HS hoàn thành grap mà không phải dùng nhiều ngôn ngữ dẫn dắt. HS có thể làm việc độc lập, phát huy khả năng tự học của mình.
Kinh nghiệm cho thấy, nếu grap thành lập với các thông tin được mã hóa càng đơn giản, HS càng dễ tiếp thu và vận dụng tốt. Với những grap phức tạp, quá nhiều kiến thức chi tiết, HS dễ bị rối. Vì vậy, khi sử dụng phương pháp này, GV cần chọn lựa phần kiến thức trọng tâm để đưa vào grap. Những kiến thức không trọng tâm chỉ nên đề cập thêm khi xét thấy cần thiết.
Ví dụ: Ở bài 27- luyện tập Ankan và xicloankan, có thể hình thành grap ôn tập về hiđrocacbon no với hệ thống câu hỏi kèm theo để phát triển và hoàn chỉnh grap.
Hình 2.2. Grap định hướng luyện tập ankan và xicloankan
Grap này được xây dựng cân đối song song giữa hai phần ankan và xicloankan.
Chỉ cần nhìn vào grap một cách tổng thể, HS so sánh được sự tương đồng và khác biệt giữa chúng, đồng thời nắm ngay được nội dung bài ôn tập và các mối quan hệ giữa các phần kiến thức một cách dễ dàng.
Các dạng bài tập thường gặp Điều chế
Ứng dụng Ankan
HIĐROCACBON NO
Xiclonkan
Đặc điểm cấu tạo Tính chất vật lí Tính chất hóa học
Công thức chung Đặc điểm cấu tạo Tính chất vật lí
Tính chất hóa học Điều chế Ứng dụng Công thức chung
Với bài ôn tập học kì II cần hệ thống hóa về hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon, GV hướng dẫn cho HS tự xây dựng grap tổng kết về hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon ở nhà. Ở lớp, các nhóm tự kiểm tra grap đã xây dựng. Sau đó, GV giao grap chuẩn cho các nhóm, yêu cầu HS đối chiếu, nhận xét, bổ sung những thiếu sót và rút ra những bài học kinh nghiệm về phương pháp học tập thông qua grap.
Bằng cách này, HS dễ dàng lĩnh hội được cả hai mặt kiến thức và phương pháp tự học nhờ grap.
Để xây dựng grap nội dung cho một phần hay một chương ta cần tiến hành theo trình tự: Tổ chức các đỉnh, thiết lập các cung, hoàn thiện grapnhư mục 1.4.3.3.
Ví dụ: Xây dựng grap nội dung chương 9 Anđehit – xeton – axit cacboxylic. Tạo đỉnh: Đỉnh được chọn làm các kiến thức chốt gồm: Các loại chất: anđehit, xeton, axit cacboxylic, công thức chung của từng loại chất, đặc điểm cấu tạo của từng loại, cách gọi tên từng loại chất, tính chất hóa học của loại chất, phương pháp điều chế từng loại chất, ứng dụng của từng loại chất. Tổng cộng là 21 đỉnh. Với 21 đỉnh gồm nhiều mảng kiến thức của một chương được xếp vào một trang gọn nhẹ, giúp HS ôn tập mà không cần phải lật qua lật lại nhiều trang sách.
Lập cung: Phải nắm được logic phát triển của các kiến thức chốt. Đó là: Mỗi loại chất có đặc điểm cấu tạo và công thức chung riêng biệt. Từ cấu tạo đó dẫn đến tính chất hóa học của chúng như thế nào? Phương pháp điều chế ra sao? Với những tính chất như vậy thì ứng dụng của chúng trong thực tế là gì? Như vậy, mũi tên đi từ đỉnh này đến đỉnh kia được thiết lập từ logic phát triển đó.
Hoàn thiện grap: Từ việc tạo đỉnh và cách lập cung như trên có thể hoàn thiện được grap nội dung ôn tập chương 9 Anđehit – xeton – axit cacboxylic.
* Lưu ý khi sử dụng grap để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng
- GV có thể hướng dẫn HS tự xây dựng grap ôn tập chương theo nhóm.
- Grap ôn tập chương phải bảo đảm tính chính xác, dễ hiểu, dễ trình bày, cân đối và hợp lý, chuyển tải thông tin kiến thức vừa phải, không nên quá phức tạp, rối rắm.
- Phối hợp sử dụng grap với các PPDH khác như thuyết trình nêu vấn đề, đàm thoại nêu vấn đề trong khi ôn tập, hoàn thiện kiến thức và kỹ năng để nâng cao hiệu quả giờ ôn tập, luyện tập.