Phát triển bền vững kinh tế - xã hội là một tất yếu khách quan

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh vĩnh long theo hướng phát triển bền vững (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

1.2. Cơ sở lí luận về phát triển bền vững

1.2.5. Phát triển bền vững kinh tế - xã hội là một tất yếu khách quan

Phát triển kinh tế – xã hội là khái niệm hàm chứa các mối quan hệ tổng hợp, có nội dung rất rộng và phản ánh các hoạt động của con người nhằm thúc đẩy xã hội phát triển và thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần cho mình.

- Trong phát triển KT - XH, có phát triển kinh tế với mục đích tạo nên ngày càng nhiều của cải vật chất phục vụ cuộc sống con người. Phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ là những bộ phận của phát triển kinh tế.

- Trong phát triển KT - XH, có phát triển xã hội mà mục đích chính là tạo nên phâm chất tốt đẹp của từng con người và những giá trị văn hóa cho toàn xã hội. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, thể chế quản lý, chính trị, phúc lợi xã hội là những bộ phận quan trọng của phát triển xã hội.

Trong nhận thức luận cần phân biệt giữa tăng trưởng và phát triển. Tăng trưởng chỉ phản ánh mặt vật chất một chiều và phiến diện về sự tăng lên của doanh lợi. Phát triển coi sự gia tăng – “thêm” ấy không đồng nhất với “tốt hơn”. Trên cơ sở đó, nếu tăng trưởng mà làm cho phân cực giàu nghèo, làm hủy hoại đến môi trường sinh thái, thì sự tăng trưởng đó không thể là “tốt hơn” được. Và vì vậy, phát triển KT - XH là một khái niệm rộng, bao hàm toàn bộ các khía cạnh về vật chất (thêm) và tinh thần, chất lượng cuộc sống và văn hoá,…

làm cho xã hội tiến bộ không ngừng, con người được phát triển toàn diện (trong đó có thụ hưởng về vật chất, trí tuệ, môi sinh, văn hoá, xã hội…).

Lịch sử phát triển của xã hội loài người trải qua nhiều giai đoạn với những hình thái KT - XH khác nhau. Nhìn một cách tổng thể, nền KT - XH loài người không ngừng phát triển. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn lịch sử nhất định thì tất cả các quốc gia không phải luôn theo xu hướng phát triển. Trong thực tiễn phát triển của nhân loại đã có nhiều nền văn minh đã sụp đổ đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng (khủng hoảng KT – XH trầm trọng, TNTN cạn kiệt, môi trường suy thoái…). Lý do sâu xa của sự suy vong và tàn lụi này là kết quả của sự xung đột giữa ham muốn vô hạn của con người và khả năng có hạn của TNTN. Cuộc sống của con người ở khắp mọi nơi đều phụ thuộc vào thiên nhiên. Con người sử dụng

35

TNTN để tồn tại, cải thiện điều kiện sống của mình, và phát triển. Nhìn từ góc độ phát triển, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mình, tài nguyên và môi trường là đầu vào của mọi quá trình phát triển, mọi nền kinh tế. Để tiến hoá và không ngừng phát triển, con người đã luôn chủ động cải tạo thế giới tự nhiên, trong đó, phát triển KT – XH theo con đường công nghiệp hoá đang là sự lựa chọn của tất cả quốc gia đã phát triển, đang phát triển và kém phát triển. Đến thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học công nghệ bùng nổ tạo ra năng suất lao động cao, và vì vậy mà chất lượng cuộc sống được nâng cao. Những của cải được tạo ra ngày càng nhiều đã phần nào thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, thúc đẩy nền văn minh nhân loại phát triển nhanh.

Tuy nhiên, chính thức pháp phát triển như hiện nay đã và đang làm suy thoái môi trường nghiêm trọng. Do sức ép của tăng trưởng kinh tế, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, bởi việc sử dụng năng lượng mới (trong đó có năng lượng hạt nhân), vật liệu mới, biến đổi gen, hoặc bởi những nhận thức nông cạn, hạn hẹp của con người về mối quan hệ hữu cơ giữa môi trường và phát triển... mà ta đã khai thác TNTN một cách thái quá và tác động mạnh mẽ vào môi trường, can thiệp trực tiếp vào các hệ sinh thái, vi phạm luật tiến hóa của tự nhiên, đã tạo nên mâu thuẫn sâu sắc giữa mục tiêu phát triển với khả năng vốn có của tự nhiên, làm ảnh hưởng đến sự phát triển KT – XH, làm giảm chất lượng và đe doạ cuộc sống của con người trong hiện tại và tương lai. Những con số thống kê gần đây cho ta một bức tranh rất đáng lo ngại về tình trạng suy thoái tài nguyên và môi trường trên phạm vi toàn cầu và ở nước ta:

- Đất là nguồn tài nguyên vô giá đang bị xâm hại nặng nề. Số liệu của Liên hợp quốc cho thấy cứ mỗi phút trên phạm vi toàn cầu có khoảng 10 ha đất trở thành sa mạc. Diện tích đất canh tác trên đầu người giảm nhanh từ 0,5 ha/người xuống còn 0,2 ha/người và dự báo trong vòng 50 năm tới chỉ còn khoảng 0,14 ha/người. Ở Việt Nam, số liệu thống kê cho thấy sự suy giảm đất canh tác, sự suy thoái chất lượng đất và sa mạc hoá cũng đang diễn ra với tốc độ nhanh. Xói mòn, rửa trôi, khô hạn, sạt lở, mặn hoá, phèn hoá, v.v đang xảy ra phổ biến ở nhiều nơi đã làm cho khoảng 50% trong số 33 triệu ha đất tự nhiên được coi là “có vấn đề suy thoái”.

- Nước là nguồn tài nguyên không thể thay thế cũng đang đứng trước nguy cơ suy thoái mạnh trên phạm vi toàn cầu, trong đó nước thải là nguyên nhân chính. Theo số liệu thống kê, hàng năm có khoảng hơn 500 tỷ m3 nước thải (trong đó phần lớn là nước thải công nghiệp) thải vào các nguồn nước tự nhiên và cứ sau 10 năm thì chỉ số này tăng gấp

36

đôi. Khối lượng nước thải này đã làm ô nhiễm hơn 40% lưu lượng nước ổn định của các dòng sông trên trái đất. Ở nước ta, hàng năm có hơn 1 tỷ m3 nước thải hầu hết chưa được xử lý ra môi rường. Dự báo nước thải sẽ tăng hàng chục lần trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Khối lượng nước thải này đang và sẽ làm nhiều nguồn nước trên phạm vi cả nước ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là các sông, hồ trong các đô thị lớn.

- Rừng là chiếc nôi sinh ra loài người có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người cũng đang phải đối mặt với sự suy giảm nhanh về số lượng và chất lượng. Vào thời kỳ tiền sử diện tích rừng đạt tới 08 tỷ ha (2/3 diện tích lục địa), đến thế kỷ 19 còn khoảng 5,5 tỷ ha và hiện nay chỉ còn khoảng 2,6 tỷ ha. Số liệu thống kê cho thấy diện tích rừng đang suy giảm với tốc độ chóng mặt (mỗi phút mất đi khoảng 30 ha rừng) và theo dự báo với tốc độ này chỉ khoảng 160 năm nữa toàn bộ rừng trên trái đất sẽ biến mất. Ở nước ta rừng cũng đã từng suy giảm nhanh. Theo số liệu thống kê, diện tích đất có rừng vào khoảng 11,5 triệu ha, trong đó 84% là rừng tự nhiên. Đầu thế kỷ 20 độ che phủ đạt khoảng 50% sau đó suy giảm mạnh đến cuối những năm 80 chỉ còn gần 30%. Do nỗ lực trồng rừng và bảo vệ rừng độ che phủ đã được cải thiện. Số liệu thống kê năm 2004 ở mức 36% và với đà này mục tiêu 40%

độ che phủ của rừng vào năm 2010 là có thể đạt được .

- Cùng với rừng, đa dạng sinh học cũng đóng vai trò quan trọng đối với con người và thiên nhiên. Từ nhiều thập kỷ nay, hoạt động của con người đã tác động mạnh tới thế giới sinh vật, được xem là tương đương hoặc thậm chí lớn hơn nhiều so với các đợt tuyệt chủng lớn nhất trong thời tiền sử. Việt Nam là nước có mức độ đa dạng sinh học đứng thứ 10 thế giới nhưng tốc độ suy giảm được xếp vào loại nhanh nhất. Nhiều hệ sinh thái tự nhiên bị xâm phạm, suy giảm diện tích. Trong không đầy 50 năm, diện tích rừng ngập mặn suy giảm gần ắ.

Tình hình trên cho thấy bức tranh ảm đạm về tình trạng suy thoái tài nguyên và môi trường ở quy mô toàn cầu và ở nước ta: khai thác khoáng sản quá mức, xói mòn đất, ô nhiễm các nguồn nước, ô nhiễm môi trường công nghiệp, đô thị và nông thôn, cũng như thiên tai thường xuyên xảy ra với tần suất cao và diễn biến phức tạp, sự suy giảm các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học và vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới. Như vậy, có thể thấy mọi dạng môi trường sống của con người (khí quyển, thủy quyển, địa quyển, sinh quyển,…) đều đang lâm vào tình trạng cạn kiệt và ô nhiễm, và xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong

37

những năm tới. Đây thật sự đang là những thách thức đe doạ đến sự tồn vong và phát triển cả hành tinh chúng ta. Sự bất ổn về môi trường, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên tất yếu sẽ dẫn đến sự suy thoái của mọi nền văn minh, của mọi quá trình phát triển. Mối quan hệ hữu cơ này đã được chứng minh trong quá khứ và càng được thể hiện rõ hơn trong thời đại ngày nay, khi sự phát triển đang tiệm cận các giới hạn của tự nhiên. Những vấn đề nêu trên phản ảnh rằng: sự phát triển như vậy là thiếu tính bền vững. Ông cha ta có câu: “Đời cha ăn mặn đời con khát nước”, là lời cảnh báo chính xác của việc phát triển thiếu tính bền vững. Phát triển đương nhiên làm thay đổi môi trường, nhưng làm sao cho phát triển không tác động tiêu cực đến môi trường và sự thay đổi của môi trường vẫn thực hiện được chức năng bảo tồn và phát triển cho muôn loài và cho con người cả trong hiện tại và tương lai. Muốn tồn tại và phát triển, loài người phải giải quyết thỏa đáng những xung đột này.

Như vậy, “không phải ở chổ sản xuất ít đi (như đề xuất của Câu lạc bộ La Mã), mà là sản xuất khác đi”. Trước thực tế này, con người phải xem xét lại những hành vi ứng xử của mình với thiên nhiên, phương sách phát triển KT – XH. Trong đó, vấn đề bức xúc là con người phải tìm ra con đường phát triển mà trong đó các vấn đề: dân số, kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường được xem xét một cách tổng thể, nhằm hạn chế những tác động cản trở đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Lựa chọn duy nhất là phát triển với sự kết hợp cùng một lúc cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, và bảo vệ môi trường. Tức là phát triển bền vững.

Từ đó cho thấy, phát triển bền vững là một yêu cầu tất yếu khách quan và cấp bách.

“Con hơn cha là nhà có phúc - thế hệ hôm nay không muốn mắc nợ thế hệ tương lai, thế hệ hôm nay mong cho thế hệ tương lai được hạnh phúc hơn”, chính là cách diễn đạt đầy đủ của nguyên lý phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh vĩnh long theo hướng phát triển bền vững (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)