Các nhân tố kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh vĩnh long theo hướng phát triển bền vững (Trang 51 - 56)

CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2.1. Tổng quan về tỉnh Vĩnh Long

2.2.2. Các nhân tố kinh tế-xã hội

2.2.2.1. Nguồn nhân lực và mức sống dân cư Nguồn nhân lực:

- Dân số trung bình năm 2010 là:1.028.550 người (chiếm 6,1% dân số ĐBSCL và 1,3% dân số cả nước), trong đó người Khơ me: 21.670 người (chiếm 2,1% dân số toàn tỉnh),

50

với mật độ 686 người/km2 (đứng thứ 2 về mật độ bình quân trong vùng ĐBSCL, chỉ sau Cần Thơ) nên Vĩnh Long được xếp là nơi đất chật người đông.

- Vĩnh Long là tỉnh có dân số trẻ (68% trong độ tuổi lao động), khu vực nông thôn 868.527 người (chiếm 84,6%), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,9%/năm, nên áp lực về dân số là gánh nặng cho nền kinh tế, khu vực nông thôn cơ sở hạ tầng chưa thật đồng bộ, kinh tế thuần nông chậm chuyển đổi, nông dân không có đất và thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm có chiều hướng tăng thêm.

- Lao động và chất lượng lao động: Tổng số người trong độ tuổi lao động đến năm 2010 là: 698.030 người (chiếm 68% dân số). Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế: 604.095 người (chiếm 86,54% lao động trong độ tuổi).

- Lao động trong ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản: 352.033 người (chiếm 58,3% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế), với số lao động này hiện nay chỉ sử dụng 82%

năng lực, tỷ lệ số ngày nhàn rỗi trong năm lên đến 18% tổng quỹ thời gian. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, nhưng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ còn hạn chế.

Tổng số lao động chuyển môn kỹ thuật hiện nay của tất cả các ngành là 35% (theo số liệu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long nhiệm kỳ 2010-2015). Trong quá trình sản xuất người lao động đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, nhạy bén với khoa học-kỹ thuật, có sự đầu tư thâm canh khá cao; đồng thời, thông qua hoạt động khuyến nông đã tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho hàng chục ngàn lao động. Đây là nguyên nhân làm cho năng suất cây trồng và tăng vụ ở Vĩnh Long cao so với cả nước.

Do vậy, để tăng tỷ trọng lao động có chuyên môn và hiểu biết khoa học kỹ thuật mới trong nông nghiệp, cần một chiến lược tổng thể đào tạo nguồn nhân lực (đào tạo nghề và hướng nghiệp) để đến năm 2020 có ít nhất 55% lao động trong độ tuổi được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ với chất lượng đảm bảo cho quá trình đổi mới nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Thu nhập và mức sống dân cư:

- GDP bình quân/đầu người đã tăng từ 8 triệu đồng/người năm 2005 lên 17,5 triệu đồng/người năm 2009, năm 2010 là 21,3 triệu đồng/người; so với ĐBSCL thì Vĩnh Long đang ở mức trung bình và đang xếp hạng thứ 6/13 tỉnh thành, tuy nhiên do ảnh hưởng của tình hình lạm phát trong những năm gần đây đã ảnh hưởng đến đời sống vật chất của người dân.

- Công tác xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm đã được các ngành các cấp quan

51

tâm thực hiện. Năm 2010, giảm hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 16.385 hộ (chiếm 6%, theo tiêu chí hiện tại). Thực hiện Quyết định số 09/2011/QĐ- TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, chắc chắn hộ nghèo trong những năm tới sẽ tăng lên.

- Ở khu vực nông thôn, 100% số xã có trạm y tế và đã đạt chuẩn quốc gia, 98,5% hộ dân sử dụng điện, 90% số hộ dân dùng nước sạch phổ thông, trong đó có 55% số hộ sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước sạch tập trung; 74% số hộ dân có nhà kiên cố, bán kiên cố,...cho thấy đời sống nông dân từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn mới đã và đang thay đổi từng ngày dưới sự lãnh đạo toàn diện, sáng tạo của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Vĩnh Long, đời sống người dân sẽ được nâng cao hơn nữa.

2.2.2.2. Cơ sở hạ tầng a. Về giao thông vận tải - Giao thông đường bộ

♦ Quốc lộ: Vĩnh Long có quốc lộ 1A tuyến giao thông huyết mạch của ĐBSCL, đoạn chạy qua Vĩnh Long dài 35 km, đã được nâng cấp (tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng), đặc biệt cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ đã làm cho giao thông đường bộ Vĩnh Long nối liền với các tỉnh bờ Nam sông Hậu và Bắc sông Tiền với vùng Đông Nam bộ, nhất là thành phố Hồ Chí Minh trở nên rất thuận lợi. Ngoài ra còn có quốc lộ 53 dài 47 km, quốc lộ 54 dài 49km, quốc lộ 57 dài 7,5 km, đoạn quốc lộ 80 dài 3,7 km, đã và đang được nâng cấp, tổng chiều dài các tuyến quốc lộ là: 142,2 km.

♦ Đường tỉnh: có 10 tuyến (ĐT: 901,902, 903, 904, 905, 906, 907, 908,909, 910) với tổng chiều dài: 222,6 km đã và đang được nâng cấp, lưu thông vận chuyển tương đối thuận lợi. Trên các tuyến có 107 cầu, với tổng chiều dài các cầu là: 4.856m. Đến năm 2010 đã cơ bản hoàn thành nâng cấp trải nhựa các tuyến đường tỉnh (212 km) còn 10 km cấp phối đá.

♦ Đường huyện: tổng chiều dài 87 tuyến đường huyện là 372 km, với 165 chiếc cầu trên các tuyến có chiều dài 6.494 m. Nhìn chung đường huyện đã có nâng cấp song về cấp kỹ thuật chưa đảm bảo, bề mặt đường còn hẹp, cần được đầu tư nâng cấp và mở rộng, phục vụ tốt vận chuyển sản phẩm và hành khách.

♦ Đường xã: có 1.600 km có kết cấu mặt đường là đá, đan, nhựa, chủ yếu cho xe hai bánh lưu thông dễ dàng. Theo thống kê đến 31 tháng 12 năm 2010 toàn tỉnh có 94 xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt 100%, cơ bản xoá hết cầu khỉ. Hiện tại, giao thông nông thôn đã có nhiều cải thiện, đáp ứng ngày một tốt hơn cho các phương tiện tham gia giao

52

thông ; nhưng về mùa mưa lũ còn khó khăn vì đường bị xuống cấp, nhất là lũ tháng 10. Đây là vấn đề tồn tại, cần tiếp tục đầu tư trong những năm tới để phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn mới.

Ngày 31-1-2010, Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức thông xe đưa vào sử dụng công trình cầu Trà Ôn trên tuyến quốc lộ 54. Trang web tỉnh Vĩnh Long cho biết đây là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh Vĩnh Long phục vụ nhu cầu đi lại thông suốt của nhân dân 2 huyện Tam Bình và Trà Ôn, nối liền tuyến giao thông về vùng căn cứ cách mạng xã Ngãi Tứ (huyện Tam Bình). Cầu Trà Ôn thuộc gói thầu số 1 của dự án nâng cấp quốc lộ 54. Cầu được thiết kế xây dựng vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, tải trọng H.30-XB.80, chiều dài phần cầu chính 351,4 m, dường dẫn vào cầu dài 2.958,35m với tổng vốn đầu tư trên 146,2 tỷ đồng. Việc đưa vào sử dụng cầu Trà Ôn tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội các huyện ven sông Hậu là Tam Bình, Trà Ôn, Bình Minh và Bình Tân. Ngoài cầu Trà Ôn và quốc lộ 54, hàng loạt dự án nâng cấp các quốc lộ khác trên địa bàn tỉnh đã được Trung ương và tỉnh đầu tư xây dựng trong những năm qua như: quốc lộ 53, quốc lộ 57...

Hệ thống giao thông nông thôn tại một số địa phương trong tỉnh, nhất là các khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa, còn hạn chế, việc đi lại của người dân ở nơi này còn nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Vì vậy, để phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, phấn đấu cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn cơ bản đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, ngày 04-05- 2009, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã ban hành công văn số 1032/UBND-KTN chấp thuận cho lập dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn vùng sâu, vùng xa tỉnh Vĩnh Long. Dự án sẽ được triển khai tại các huyện Trà Ôn, Bình Minh, Bình Tân, Long Hồ, Vũng Liêm, Tam Bình và huyện Mang Thít của tỉnh Vĩnh Long. Dự án sẽ tiến hành đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn (bao gồm cả cầu, cống ngang đường) tại các huyện trong tỉnh.

- Đối với đầu tư xây dựng mới: đường có chiều rộng nền đường 6 m, mặt đường rộng 3 m, kết cấu mặt đường là đá láng nhựa hoặc đan bêtông cốt thép chịu tải trọng 5 tấn. Cầu trên tuyến có kết cấu bê tông cốt thép, chiều rộng mặt cầu phần thông xe 3 m, chịu tải trọng 5 tấn.

- Đối với trường hợp cải tạo nâng cấp đường ô tô đến trung tâm xã: đường có chiều rộng nền đường 6,5 m, mặt đường 5,2 m, kết cấu mặt đường là đá láng nhựa, tải trọng 10

53

tấn. Cầu trên tuyến có kết cấu bê tông cốt thép, chiều rộng mặt cầu phần thông xe 5 m, chịu tải trọng 10 tấn.

- Đối với cống qua đường: sử dụng cống bê tông ly tâm có khẩu độ và cao trình phù hợp và đảm bảo chủ động cho việc thu và thoát nước.

- Giao thông đường thuỷ

Vĩnh Long có các sông lớn: sông Tiền, sông hậu, sông Cổ Chiên và sông Mang Thít, là các tuyến giao thông thuỷ quốc gia, quốc tế do Bộ Giao thông vận tải quản lý với tổng chiều dài 215 km; tỉnh quản lý các tuyến còn lại, trong đó Sở giao thông vân tải quản lý 25 tuyến với tổng chiều dài 179 km, UBND các huyện, thành phố quản lý các tuyến còn lại ước chiều dài khoảng 1.500 km. Ngoài ra, còn có trên 500 km kênh cấp I và 1.100 km kênh cấp II (mật độ đường thuỷ 4,2km/km2) hợp thành hệ thống giao thông thuỷ rất tiện lợi, có cước phí vận chuyển thấp, đã hỗ trợ tích cực cho giao thông bộ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

Bến cảng:Vĩnh Long hiện có 3 cảng chính là:

+ Cảng Vĩnh Long (bờ phải sông Cổ Chiên, thuộc phường 9 TP Vĩnh Long, năng lực 450 ngàn tấn/năm, tiếp nhận tàu 3000 tấn. Theo kết quả hoạt động thì Cảng mới khai thác khoảng 60% công suất; vị trí của cảng rất thuận lợi, tuy nhiên ở trong nội ô thành phố Vĩnh Long nên ảnh hưởng tới môi trường khi trung chuyển hàng hoá.

+ Cảng Bình Minh (bờ trái sông Hậu, thuộc xã Mỹ Hoà, huyện Bình Minh) hiện tại chủ yếu là vật liệu xây dựng, năng lực 250 ngàn tấn/năm.

+ Cảng An Phước (bờ phải sông Cổ Chiên, xã An Phước huyện Mang Thít), năng lực 250 ngàn tấn/năm, đã giao cho UBND huyện Mang thít quản lý và khai thác.

b. Về hệ thống công trình thủy lợi

Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi nhằm đảm bảo tốt cho việc tưới tiêu, hạn chế tối đa thiệt hại về thiên tai lũ lụt và hạn hán xảy ra.

Theo kết quả báo cáo của Chi cục thủy lợi thuộc Sở NN&PTNN tỉnh Vĩnh Long đến năm 2007 toàn tỉnh có 4.728 tuyến kênh mương với tổng chiều dài 4.904.842m và mật độ phân bố kênh mương 32,6 m/ha. Hệ thống công trình thủy lợi đã khép kín 98.000 ha đất nông nghiệp, chiếm 84,35% diện tích đất nông nghiệp, diện tích chủ động tưới tiêu chiếm trên 51% diện tích canh tác, diện tích có khả năng ngăn lũ lớn chiếm 72% diện tích.

Nhìn chung, hệ thống kênh mương, cống bọng được đầu tư đều khắp các huyện. Năm 2007, toàn tỉnh có 94.000 ha đất nông nghiệp chiếm 80,35% tổng diện tích đất nông nghiệp,

54

55.95% diện tích cây lâu năm và 98% diện tích cây hàng năm được tưới tiêu. Tuy nhiên, để thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp cần phải đầu tư hệ thống các công trình thủy lợi để nâng cao khả năng kiểm soát lũ và chủ đông tưới tiêu phục vụ cho phát triển cơ cấu chuyên màu, lúa -màu, lúa -thủy sản và cây ăn quả. Đặc biệt, trong tương lai cần tăng cường đầu tư cho thủy lợi do nước biển dâng.

c. Về thông tin liên lạc

Hệ thống bưu chính viễn thông đã có những bước phát triển đáng kể. Hiện tại, hệ thống viễn thông đã phủ sóng khắp các vùng trong tỉnh đảm bảo nhu cầu trao đổi thông tin trong và ngoài nước. Mạng lưới điện thoại thông suốt từ tỉnh xuống 100% xã phường. Hệ thống vô tuyến truyền hình phủ khắp tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nắm bắt thông tin trong và ngoài nước kịp thời, nắm bắt những nhu cầu kinh tế giúp cho người dân sản xuất phù hợp với yêu cầu thị trường, hạn chế sản xuất tự phát.

d. Về lưới điện quốc gia và mức độ điện khí hóa

Đến tháng 12 năm 2010 toàn tỉnh đã có 94/94 xã đã có điện sử dụng, tổng số hộ sử dụng điện 269.000 hộ, chiếm 98,5%. Điện thương phẩm tiêu thụ bình quân:

295/KWh/người/năm và chủ yếu dùng cho sinh hoạt (60%), công nghiệp và xây dựng (25%), dịch vụ thương mại (3%), điện dùng cho sản xuất nông nghiệp khoảng 2% tổng lượng điện tiêu thụ, chủ yếu do nông nghiệp chưa có những nhu cầu lớn về điện, đặc biệt là nhu cầu bơm tưới dùng máy bơm dầu cơ động và quản lý dễ dàng hơn là đầu tư các trạm bơm điện, vì quy mô bình quân ruộng đất của nông hộ thấp.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh vĩnh long theo hướng phát triển bền vững (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)