Biện pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu phòng ngừa tình hình mua bán dâm ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 64)

Chương 3. Các biện pháp phòng ngừa tình hình mua bán dâm ở Việt Nam hiện nay

3.4. Kiến nghị biện pháp phòng ngừa tình hình mua bán dâm trong giai đoạn

3.4.3. Biện pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật

Trong công tác phòng ngừa tình hình mua bán dâm thì có lẽ biện pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật là biện pháp cơ bản và trọng tâm nhất. Hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc để các cơ quan bảo vệ pháp luật thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Các biện pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật phải được tiến hành đồng bộ trên tất cả các mặt như: xây dựng pháp luật, tuyên truyền pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật.

* Xây dng pháp lut

Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay của Nhà nước ta nhằm đáp ứng kịp thời với nhiệm vụ quản lý kinh tế, xã hội bằng pháp luật, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Theo người viết hành vi mua bán dâm – chứa và môi giới mại dâm là một chu trình khép kín, hành vi này chính là nguyên nhân và điều kiện để hành vi khác phát triển, có mua bán dâm thì chắc rằng sẽ có chứa và môi giới mại dâm và ngược lại. Thế nhưng những quy định của pháp luật hình sự có lẽ là chưa thống nhất.

Bộ luật Hình sự đã có hình phạt dành cho kẻ mua dâm người chưa thành niên điều đó thể hiện được sự kiên quyết của pháp luật trong việc phòng ngừa tệ nạn xã hội. Tuy nhiên đối với hành vi mua dâm người đã thành niên lại không được quy định trong Bộ luật Hình sự mà chỉ quy định trong pháp lệnh phòng chống mại dâm 2003 và các văn bản hướng dẫn khác. Theo quan điểm cá nhân người viết nhận thấy biện pháp xử phạt đối với kẻ mua dâm người đã thành niên còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Bởi vì tệ nạn mại dâm phát triển được trong đó có cả tội chứa mại dâm và môi giới mại dâm đang gây nguy hại cho xã hội là nhờ một phần không nhỏ vào những kẻ “mua dâm”. Vậy tại sao chúng ta lại không trừng trị thật nghiêm khắc hơn nữa đối với đối tượng này? Ngoài ra hành vi bán dâm chỉ bị xử phạt hành chính và đưa đối tượng bán dâm vào cơ sở chữa bệnh không có sức răn đe hiệu quả, thậm chí người bán dâm sau khi bị xử phạt hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh lại tiếp tục vi phạm quay về con đường cũ. Bán dâm sẽ không thể tồn tại nếu không có kẻ mua dâm và ngược lại, trong Bộ luật Hình sự đã có điều luật xử lý kẻ môi giới mại dâm và chứa mại dâm. Vậy liệu có công bằng không nếu pháp luật hình sự chỉ xét xử một phía (chứa mại dâm và môi giới mại dâm) còn đối tượng mua dâm thì sao?

Từ những quan điểm cá nhân người viết đưa ra một số kiến nghị sau:

- Có nên coi hành vi mua dâm được thực hiện nhiều lần hoặc đã bị xử phạt hành chính rồi mà vẫn vi phạm thì bị xử lý theo pháp luật hình sự không?

- Trước thực trạng mại dâm nam ngày càng phức tạp và dần lan rộng đã trở thành vấn nạn cho xã hội. Vậy có nên hoàn thiện khái niệm cũng như các chế tài về hành vi nam bán dâm một cách cụ thể vào Pháp lệnh phòng chống mại dâm không?

- Đối với tội chứa mại dâm và môi giới mại dâm, hiện nay trong Bộ luật Hình sự mức phạt tiền bổ sung với tội chứa mại dâm là từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, còn với tội môi giới mại dâm là một triệu đồng đến mười triệu đồng. Với mức phạt tiền như vậy còn nhẹ so với hành vi phạm tội và lợi nhuận của họ thu được. Vậy có nên xem xét tới việc tăng mức phạt tiền đối với tội chứa mại dâm và môi giới mại dâm này lên không?

Hoạt động mua dâm là một yếu tố quan trọng quyết định sự bền bỉ của tệ nạn mại dâm thậm chí còn kéo theo những tệ nạn xã hội khác như ma tuý, cờ bạc, tham nhũng,…Do vậy, rất cần có những điều luật về hình sự xử lý hành vi này, tuỳ theo mức độ vi phạm nhiều hay ít, nặng hay nhẹ, bất kể kẻ mua dâm là ai, có địa vị xã hội như thế nào?. Có như thế thì công tác phòng chống tình hình mua bán dâm mới đem lại kết quả như mong đợi.

* Công tác tuyên truyn giáo dc pháp lut

Hiện nay tình trạng “mù pháp luật” trong nhân dân ngày càng phổ biến và kể cả một bộ phận không nhỏ cán bộ không hiểu biết về pháp luật đang là một thực trạng đáng quan tâm. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao trình độ pháp lý, văn hoá pháp luật cho mọi người, mọi tầng lớp nhân dân là một yêu cầu cần thiết.

Trong những năm qua việc tổ chức thực hiện nguyên tắc quản lý xã hội bằng pháp luật còn có biểu hiện mất cân đối giữa các khâu, chưa coi trọng đúng công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, việc triển khai thực hiện chưa có một kế hoạch tổng thể, chưa huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành và của toàn thể xã hội, công tác này còn bị động còn tuỳ thuộc vào sáng kiến, khả năng của từng cơ quan, địa phương.

Vì vậy để nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân thì cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật để pháp luật thật sự là công cụ hữu hiệu nhất trong việc quản lý xã hội, hạn chế và đẩy lùi các hiện tượng vi phạm pháp luật, phạm tội do thiếu hiểu biết pháp luật. Theo suy nghĩ của người viết để làm tốt công tác này cần phải xây dựng một kế hoặch lâu dài và toàn diện, phù hợp với từng đối tượng. Cần tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc tuyên truyền pháp luật sâu, rộng đến quần chúng nhân dân bằng cách nên thành lập các đội tuyên truyền ở các khu phố, phường, vùng nông thôn; đội tuyên truyền phải bao gồm những người có kiến thức pháp luật, họ được hưởng lương theo quy định của pháp luật. Có thể ban hành các cẩm nang pháp luật về phòng ngừa tệ nạn mại dâm miễn phí cho từng hộ gia đình. Ở các huyện, tỉnh, thành phố nên thành lập nhiều hơn nữa các phòng tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân để giúp họ hiểu và nắm bắt được các quy định của pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ không hiếu biết pháp luật trong nhân dân.

* T chc thc hin pháp lut

Bên cạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chúng ta phải chú trọng công tác tổ chức thực hiện pháp luật. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng vì nếu xây dựng, ban hành văn bản pháp luật có hiệu quả, có tính khả thi cao đi chăng nữa, nhưng trong thực tế việc tổ chức thực hiện chúng không đồng bộ, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành có liên quan thì tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được các quy chế làm việc chặt chẽ giữa các cấp, các ngành liên quan trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật kể cả công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện pháp luật. Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, các cấp chính quyền trong tổ chức thực hiện nội dung, phương hướng của các văn bản có hiệu quả, xây

dựng được quy chế học tập, phổ biến pháp luật ở cơ quan mình. Đẩy mạnh công tác kiểm tra việc tổ chức thực hiện pháp luật.

Một phần của tài liệu phòng ngừa tình hình mua bán dâm ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)