Bảo vệ bản cáo trạng tại phiên tòa

Một phần của tài liệu Quyền công tố và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyền công tố (Trang 64 - 73)

CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUYỀN CÔNG TỐ

3.3.2 Bảo vệ bản cáo trạng tại phiên tòa

Sau khi đã điều tra, truy tố và kết luận bị can là người đã phạm tội thì Viện kiểm sát sẽ chuyển hồ sơ qua Tòa án để xét xử. Quá trình xét xử tại phiên tòa đòi hỏi người thực hành quyền công tố phải có đầy đủ kiến thức, khả năng tranh luận để bảo vệ bản cáo trạng và buộc tội bị can đúng như bản cáo trạng của Viện kiểm sát đã truy tố. Từ khi thành lập ngành Kiểm sát đến nay, công tác thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên tại các phiên tòa luôn được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ. Nhiều vụ án phức tạp, án trọng điểm khi đưa ra xét xử, các Kiểm sát viên luôn làm tốt nhiệm vụ, được Nhà nước và nhân dân đánh giá cao. Việc tranh luận với bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cũng thường xuyên được các cấp kiểm sát quan tâm chỉ đạo, kỹ năng tranh luận của Kiểm sát viên ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, so với yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay là “nâng cao chất lượng tranh tụng” thì kỹ năng thực hành quyền công tố nói chung và kỹ năng tranh luận của Kiểm sát viên nói riêng vẫn bộc lộ nhiều thiếu sót:

+ Một số Kiểm sát viên chưa nhận thức đúng đắn về sự bình đẳng giữa các bên khi tham gia tố tụng trong việc đưa ra chứng cứ, lý lẽ trước Tòa án, vì thế nên không chuẩn bị ý kiến đối đáp lại và cho rằng mình là người thay mặt Nhà nước, còn luật sư là người làm dịch vụ cho người phạm tội. Như vụ án, hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm học sinh, khi vụ án được đưa ra xét xử, hai bên buộc tội và gỡ tội đang tranh luận khá quyết liệt. Luật sư bào chữa cho bị cáo đưa ra những thiếu sót trong bản cáo trạng của Viện kiểm sát, thì đại diện Viện kiểm sát chỉ rụt rè trả lời rằng: “Sơ xuất

37 Dương Thanh Biểu, Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm, năm 2007, Tr 147.

trong hồ sơ vụ án là do đánh máy”38.

+ Tranh luận là thao tác nghiệp vụ, đòi hỏi phải có kỹ năng nghề nghiệp nhưng do không được đào tạo cơ bản về kỹ năng nghiệp vụ, nên phần đông các Kiểm sát viên còn non kém về kỹ năng tranh tụng. Lý lẽ đưa ra chưa sắc sảo, kém sức thuyết phục;

trình bày luận điểm thiếu tập trung, diễn giải dài dòng; vấn đề đáng phải tranh luận thì không tranh luận, lại đi vào nhắc lại nội dung vụ án, đưa ra sự kiện thiếu logic, không liên quan đến vấn đề tranh luận.

+ Nhiều Kiểm sát viên còn tâm lý ngại tranh luận, ngại các vụ án có luật sư tham gia, tâm lý không vững vàng, mất tự tin, thái độ thiếu bình tĩnh, xử lý lúng túng.

+ Một số Kiểm sát viên không có khả năng dự báo về những vấn đề sẽ phải tranh luận nên không có sự chuẩn bị, nên khi có Luật sư đưa ra nhiều vấn đề phản bác, thì dễ dẫn đến tình trạng Kiểm sát viên mất thế chủ động nhất là khi gặp những Luật sư có kỹ năng bào chữa giỏi, họ làm mất tập trung của Kiểm sát viên. Như vụ án xét xử tiêu cực tại PMU 18 là một dẫn chứng nữa về năng lực của các Kiểm sát viên tại tòa. Tại vụ án này, đã có rất nhiều luật sư yêu cầu Viện kiểm sát chứng minh những nội dung các buộc trong cáo trạng, nhiều ý kiến cho rằng, trong nội dung truy tố, Viện kiểm sát đã không đưa ra những chứng cứ thuyết phục mà chỉ căn cứ vào những lời khai chưa được kiểm chứng. Tuy nhiên, trong phiên tòa xét xử vụ án PMU18, hai vị Kiểm sát viên đã sử dụng “quyền im lặng” để đối đáp lại các luật sư. Trước sau như một, các Kiểm sát viên chỉ nói một câu: “Giữ nguyên quan điểm như trong cáo trạng”. Điều này đã gây nhiều bức xúc cho các luật sư cũng như những người tham dự phiên tòa, thậm chí đã có những luật sư bỏ tòa.

+ Nhiều Kiểm sát viên không tập trung theo dõi, ghi chép từng vấn đề từ phía người bào chữa hoặc Chủ tọa phiên tòa đề nghị tranh luận bổ sung…Khi đó lý lẽ đưa ra chắc chắn sẽ không thuyết phục.

+ Thái độ khi tranh luận của Kiểm sát viên nhiều khi còn nóng nảy, thiếu bình tĩnh, không kiềm chế, còn để xảy ra tình trạng phê phán, công kích, nặng lời miệt thị với phía người bào chữa, làm không khí phiên tòa căng thẳng, nặng nề không đúng với chuẩn mực của văn hóa ứng xử của Kiểm sát viên tại phiên tòa39.

Ví dụ: Đa số mọi người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long đều biết tới vụ án Nông trường sông Hậu, mới đây Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Nông trường sông Hậu vì việc xét xử vụ án ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã có nhiều thiếu sót về thủ tục tố tụng và về nội dung, trong đó có một vài sai sót là của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố tại phiên tòa. Cụ thể sai sót

38 Minh Quang, Vụ hiệu trưởng mua dâm: “Sai sót trong hồ sơ vụ án chỉ là lỗi đánh máy”,

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/361280/Vu-hieu-truong-mua-dam-Sai-sot-trong-ho-so-vu-an-chi-la- loi-danh-may.html

39 Trịnh Khắc Triệu, Trách nhiệm của Kiểm sát viên khi tranh luận về những vấn đề do bị cáo và những người tham gia tố tụng khác đưa ra tại phiên tòa, Tạp chí Kiểm sát số 08 (4-2006), Tr.13-14.

của Viện kiểm sát được thể hiện qua các hoạt động sau: tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân huyện Cờ Đỏ đề nghị tách khoản tiền hơn 300 triệu đồng và khoản 850 triệu đồng mà cáo trạng đã truy tố về tội “lập quỹ trái phép” để điều tra, xử lý về tội “tham ô tài sản” đối với bà Trần Ngọc Sương và đã được tòa sơ thẩm chấp nhận là không đúng qui định. Bởi theo qui định của pháp luật, việc tách hành vi chỉ xảy ra trong quá trình điều tra, không được thực hiện trong giai đoạn xét xử. Mặt khác, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng, việc tách hai hành vi nói trên là rút một phần quyết định truy tố. Theo qui định, Kiểm sát viên có thể rút một phần quyết định truy tố để truy tố, kết luận về tội nhẹ hơn. Trong trường hợp này thì tội “tham ô tài sản” nặng hơn tội Viện kiểm sát truy tố40.

Sau khi nhận định được những thiếu sót của Viện kiểm sát trong vụ án trên là một trong những nguyên nhân để Viện kiểm sát nhân dân tối cao hủy bỏ bản án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại từ đầu. Các nguyên nhân trên đây đa phần là do lỗi của Kiểm sát viên thiếu kiến thức về pháp luật cũng như kỹ năng khi thực hành quyền công tố tại phiên tòa làm cho bản án ở các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm bị hủy bỏ, thời gian xét xử bị kéo dài, trì trệ.

Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố tại phiên tòa:

+ Trước hết, Kiểm sát viên cần có sự chuyển biến thực chất về nhận thức về việc tranh luận tại phiên tòa theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 08 và Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị. Cần xác định tranh luận tại phiên tòa không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của Kiểm sát viên. Kiểm sát viên phải tranh luận không chỉ với Luật sư mà còn phải tranh luận với bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Mặt khác, cần khắc phục tư tưởng ngại tranh luận, ngại những vụ án có nhiều Luật sư tham gia.

+ Ngay từ khi được giao thực hành quyền công tố vụ án, Kiểm sát viên đã có ý thức chuẩn bị cho việc tranh luận khi vụ án được đưa ra xét xử. Vì vậy, trong lời luận tội của Kiểm sát viên đã phải có sự chuẩn bị về nội dung để bác bỏ những lập luận sai trái có thể nêu ra tại phiên tòa. Làm tốt điều này, Kiểm sát viên đã chủ động hơn trong việc tranh luận, tạo sự chú ý, đồng tình của Hội đồng xét xử và những người tham dự phiên tòa.

+ Giữa luận tội và tranh luận là hai thao tác nghiệp vụ khác nhau trong quá trình thực hành quyền công tố tại phiên tòa, nhưng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Nếu khi luận tội, Kiểm sát viên đã nêu ra đầy đủ chứng cứ buộc tội, phân tích rõ dấu hiệu đặc trưng của tội phạm, nên đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nắm chắc các tình tiết về nhân thân của bị cáo… thì việc tranh luận sẽ trở nên nhẹ nhàng, Kiểm sát viên sẽ hoàn toàn chủ động. Việc tranh luận đầy đủ với ý kiến từ phía người bào chữa, bị cáo và những tham gia tố tụng khác đưa ra chính là nhằm bảo

40 Ngọc Đức- Thái Sơn, Hủy án, điều tra lại vụ án Nông trường sông Hậu, www.thanhnien.com.vn, [ truy cập ngày 07/04/2010].

vệ tính đúng đắn, khách quan của lời buộc tội.

+ Ngay từ giai đoạn xét hỏi tại phiên tòa Kiểm sát viên phải chú ý theo dõi, ghi chép những câu hỏi, ghi chép những câu hỏi của Luật sư, để từ đó phân tích, nhận định, dự báo khả năng họ sẽ đưa ra khi tranh luận về vấn đề gì. Khi Luật sư, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác phát biểu, tranh luận, Kiểm sát viên phải ghi chép đầy đủ từng vấn đề, để chủ động đáp lại. Phải đối đáp với tất cả những ý kiến nêu ra, không để sót. Nếu các ý kiến của phía bào chữa nêu ra có điểm trùng hợp thì Kiểm sát viên tổng hợp lại và trả lời chung.

+ Khi Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của những người bào chữa và những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận thì Kiểm sát viên thực hiện theo yêu cầu của Chủ tọa phiên tòa. Nguyên tắc xử lý trường hợp này theo hướng nếu vấn đề đó chưa được tranh luận thì Kiểm sát viên tiếp tục tranh luận, nếu tranh luận còn thiếu thì tranh luận bổ sung. Gặp trường hợp Kiểm sát viên đã tranh luận vấn đề đó rồi mà phía bào chữa vẫn yêu cầu tranh luận thì nói rõ vấn đề đó đã được tranh luận, không phải đối đáp.

+ Khi tranh luận cần chú ý giới hạn của việc tranh luận việc tranh luận được giới hạn trong phạm vi lời buộc tội của Kiểm sát viên. Căn cứ vào lời buộc tội này, phía người bào chữa đưa ra lời buộc tội này, phía người bào chữa đưa ra những luận điểm nhằm gỡ tội (từ có tội thành không có tội; từ khoản tăng nặng xuống khoản không phải tăng nặng; từ những tình tiết tăng nặng định khung hình phạt cao trở thành loại trừ tình tiết này để áp dụng khung hình phạt nhẹ hơn; rút bớt tình tiết tăng nặng, bổ sung tình tiết giảm nhẹ…). Những vấn đề khác mà Kiểm sát viên trong luận tội không kết luận thì không phải là đối tượng và phạm vi tranh tụng giữa Kiểm sát viên và người bào chữa.

+ Theo qui định của pháp luật, ngoài Luật sư thì bị cáo và những người tham gia tố tụng khác đều có quyền tranh luận với Kiểm sát viên, nhưng đối tượng mà Kiểm sát viên quan tâm hơn thường là các Luật sư; bởi vì họ là những người bào chữa chuyên nghiệp, họ có kiến thức pháp luật sâu rộng, có kỹ năng và kinh nghiệm bào chữa41.

Qua đây, ta có thể nhận định rằng nếu các Kiểm sát viên thực hiện đầy đủ các giải pháp đã nêu ra theo đúng thì việc thực hành quyền công tố sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp, đáp ứng được các yêu cầu mà cải cách tư pháp đã đề ra “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa” và truy cứu đúng người, đúng tội không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Đây là những mục tiêu cần đạt được trong thời gian sắp tới.

Sau khi nghiên cứu những tồn tại về mặt lý luận, pháp lý và thực tiễn tác giả nhận thấy rằng bên cạnh những thành quả đã đạt được thì vẫn tồn tại nhiều thiếu sót,

41 Trách nhiệm của Kiểm sát viên ki tranh luận về những vấn đề do bị cáo và những người tham gia tố tụng khác đưa ra tại phiên tòa, Tạp chí Kiểm sát đã dẫn.

bất cập. Vì vậy cần có những giải pháp phù hợp, để từ đó có thể xây dựng một mô hình Viện kiểm sát phù hợp, một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Đề tài “Quyền công tố và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyền công tố” đã, đang và sẽ trở thành một vấn đề thời sự được nhiều người quan tâm nghiên cứu trong khoa học tố tụng hình sự. Trên những kết quả đã đạt được khi nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa các chế định và góp phần xây dựng một Nhà nước pháp quyền, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, hiện đại, đảm bảo xã hội sẽ đem lại mọi công dân được công bằng và hạnh phúc. Xứng đáng là Nhà nước của nhân dân, cho nhân dân và vì nhân dân.

Trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này trên nhiều phương diện như lý luận, pháp lý và thực tiễn, tác giả đúc kết được những nội dung sau:

- Việc thiếp lập một hệ thống Viện kiểm sát nhân dân ở nước ta nhằm đảm bảo thực hiện quyền công tố là quan trọng và cần thiết. Bởi vậy mà ngay từ khi mới thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: Cơ quan công tố có nhiệm vụ thực hành quyền công tố nhằm trực tiếp góp phần bảo vệ chính quyền cách mạng của nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, pháp chế xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân. Và trong giai đoạn hiện nay, khi Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã mở ra một thời kỳ mới cho tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát, khẳng định các cơ quan tư pháp phải thực sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm. Trước mắt Viện kiểm sát tiếp tục thực hiện tốt hơn quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Đồng thời Viện kiểm sát có trách nhiệm chủ động nghiên cứu để đề xuất với Đảng và Nhà nước mô hình tổ chức và hoạt động của Viện Công tố những năm sau 2010.

- Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Vì vậy, Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố của mình phải dựa trên cơ sở pháp luật, tuân thủ pháp luật triệt để để bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

- Trong giai đoạn ngày nay, tình hình tội phạm ngày một tăng nhanh và thủ đoạn càng tinh vi, thì việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là một việc làm không thể thiếu. Cụ thể việc cần làm là hoàn thiện lại hệ thống pháp luật tố tụng hình sự một cách chặt chẽ, xây dựng chế định quyền công tố rõ ràng, để đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị phát hiện và xử lý kịp thời.

- Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất có quyền truy tố kẻ phạm tội ra Tòa án để xét xử và đây cũng là sự thể hiện quyền công tố đặc trưng nhất của Viện kiểm sát mà không có một cơ quan nào có thể thay thế thực hiện. Thực hành quyền công tố tại phiên tòa là sự cáo buộc một người phạm tội, một lời kết tội nhân danh công quyền.

Viện luận tội bị cáo chính là sự bảo vệ bản cáo trạng của mình và là sự thể hiện quyền uy của Nhà nước các hành vi nguy hiểm cho xã hội, thể hiện rõ vai trò và tầm quan trọng trong hoạt động công tố của mình trước cơ quan tiến hành tố tụng.

Tóm lại, quyền công tố là một chức năng quan trọng của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự. Trong giai đoạn hiện nay, quyền công tố đòi hỏi cần phải được nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng khi tham gia vào các phiên tòa xét xử. Điều này phản ánh sự cần thiết để ngăn chặn lại tình hình tội phạm đang ngày tăng cao. Để làm được điều đó đòi hỏi các Viện kiểm sát, các nhà làm luật và các nhà nghiên cứu luật cần đề ra phương hướng giải quyết về mặt lý luận lẫn pháp luật về thực hành quyền công tố.

Điều đó nhằm đáp ứng “Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với các cơ quan tư pháp ngày càng cao; các cơ quan tư pháp phải thực sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các lọai tội phạm và vi phạm”42. Đây là vấn đề hiện tại đang gặp nhiều khó khăn và cũng là vấn đề đang cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của các nhà nghiên cứu khoa học tố tụng hình sự cũng như các ban, ngành có liên quan/.

42 Trích Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”

Một phần của tài liệu Quyền công tố và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyền công tố (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)