6. Cấu trúc của khóa luận
1.3. Một số thủ pháp xây dựng nhân vật
1.3.2. Xây dựng nhân vật theo nguyên tắc tương phản
Xây dựng nhân vật theo nguyên tắc tương phản cũng là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng tạo nên sự độc đáo và hấp dẫn của câu chuyện. Thông qua đó sẽ giúp ta có cái nhìn rõ nét hơn, sâu đậm hơn về nhân vật. Thủ pháp này đã được tác giả Phùng Văn Khai sử dụng khá nhiều trong tác phẩm của mình và bước đầu đã đạt được những thành công. Anh dựng nên hình ảnh của những con người đối lập nhau về mặt tính cách, tư tưởng, quan niệm, lí tưởng sống, đặt nhân vật của mình trong thế đối sánh để bạn đọc có thể thấy rõ hơn về nhân vật đồng thời cũng thấy được cách nhìn nhận cuộc sống của chính bản thân anh. Xây dựng nhân vật theo nguyên tắc tương phản đã được anh vận dụng vào hàng loạt các truyện ngắn như: Cống Ngầm, Nước mắt trúc, Đầm vạc, Tiếng khèn, Bên bến đò Lăng, Người đàn ông có bàn tay cụt ngón…. Đây có thể coi là biện pháp nghệ thuật chính trong tác phẩm của Phùng Văn Khai. Hầu hết các nhân vật được đặt trong sự tương quan giữa cái đẹp và cái xấu. Thông qua đó tác giả một mặt ngợi ca cái đẹp, một mặt lên án thói tha hóa, biến chất của một bộ phận không nhỏ trong xã hội.
Truyện ngắn Cống Ngầm là một trong số như vậy. Phùng Văn Khai đã xây dựng nên hai tuyến nhân vật tương phản với nhau. Một bên là hình ảnh của ông Tám, Thám, cùng những thanh niên trong làng và đồng đội của anh.
Một bên là hình ảnh của bố con Bất - ông chủ tịch xã. Nếu như tác giả miêu tả ông Tám, Thám với những phẩm chất cao đẹp bao nhiêu thì bố con Bất có lòng dạ xấu xa bấy nhiêu. Vì muốn giữ được cống Ngầm, cũng là giữ nước tưới tiêu cho cả vùng quê mà ông Tám cùng với thanh niên trong làng đã phải vất vả bao phen mỗi khi trời đổ mưa. Nào là cây cọc, nào là sức người để giữ cống ngầm không để thiên tai tàn phá. Thám cũng là một người con của quê hương ấy, sau bao năm làm lính, vừa trở về làng, thậm chí còn chưa được dân làng đón tiếp thì anh đã lặn lội trở về đơn vị để mong có được sự trợ giúp của đồng đội với hi vọng cứu được cống Ngầm. Anh đã hi sinh cả tính mạng mình để đổi lấy sự an toàn cho cống Ngầm, đổi lấy sự tốt tươi cho những đầm sen trên quê hương. Vậy mà những kẻ cầm quyền ở trên mảnh đất ấy lại ra sức phá hoại, phá cống Ngầm để làm nơi chứa chất thải cho các nhà máy bỏ mặc những đầm sen, những ao cá của bà con. Để làm được điều ấy, Bất - con trai ông chủ tịch đã bất chấp mọi thủ đoạn. Anh ta đã đặt mìn ở đó không chỉ với mục đích phá cống Ngầm mà còn nhằm hãm hại những người như ông Tám, Thám. Đối với Bất họ như cái gai trong mắt, đặc biệt Thám là người mà hắn thù hận hơn cả bởi đã chiếm trọn trái tim người con gái hắn hằng mơ ước. Chia nhân vật thành hai tuyến đối lập nhau như vậy giúp người đọc nhận rõ hơn về phẩm chất của các nhân vật, để ta thấy được những khía cạnh trong cuộc sống. Trong truyện ngắn “Đầm vạc” ta cũng thấy tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật này. Ông Kiệm trân trọng, nâng niu từng tấc đất quê hương bao nhiêu thì Thất lại bất cần bấy nhiêu. Ông thầu đầm Vạc để nuôi cá, đây không những là thú vui mà còn là sở trường, gắn với một thời tuổi thơ ông. Ông gìn giữ mảnh đất mà đồng đội đã phải hi
sinh bao xương máu mới có được nhưng Thất lại không hiểu được những điều ấy. Vì lợi nhuận trước mắt Thất cũng như Bất ở “Cống Ngầm” đã không từ một thủ đoạn nào để giành lấy Đầm Vạc. Thuyết phục nhiều lần nhưng không thể khiến ông Kiệm thay đổi ý kiến, Thất cùng bọn đàn em đã tìm cách hãm hại lão, hãm hại chính người con mình như con đẻ. Sức mạnh ghê gớm của đồng tiền đã đẩy con người vào sự mù quáng, lú lẫn. Nhưng người chết ở đây không phải là lão Kiệm mà lại là ông Khắc - cha đẻ của Thất. Sức hút ma mãnh của đồng tiền khiến Thất chưa nhận ra tội ác của mình sau cái chết của người cha. Thất và lão Kiệm là hai con người sống trên cùng một quê hương, uống chung một dòng nước, đều có chung dòng máu của dân tộc Việt chảy trong huyết quản nhưng cách nghĩ và lối sống của họ lại ở hai thế giới khác nhau. Tác giả đã xây dựng hình tượng lão Kiệm là một tấm gương sáng về nghị lực và ý chí thì Thất lại là nhân vật đại diện cho bóng tối, đại diện cho thế lực của màn đêm. Nếu như ở truyện ngắn “Cống Ngầm” tác giả đã để Thám - một con người đại diện cho cái đẹp đã hi sinh thì ở truyện ngắn này anh đã để cho nhân vật xấu xa ấy phải trả giá cho hành động của mình. Hai câu chuyện là hai kết thúc khác nhau. Mặc dù Thám hi sinh nhưng ước mơ, lí tưởng của anh vẫn được những người như cụ Tám, Sen, anh Đình tiếp tục thực hiện. Còn ở Đầm vạc, Thất đã phải nhận hình phạt cay nghiệt của ông trời “Căn nhà hai tầng của trưởng thôn Thất phải bán để trả nợ cho ngân hàng. Vợ Thất bỏ đi theo trai”. Bản thân hắn thì phát điên “gặp ai hắn cũng nhận là giết bố”. Đây chỉ là những nhân vật tiêu biểu, đại diện cho những thế lực xấu đã được tác giả xây dựng theo quy luật nhân quả “Gieo nhân nào gặt quả ấy”. Nhưng bên cạnh đó còn biết bao những con người khác vẫn đang nhởn nhơ trong cuộc sống này. Thông qua một số tác phẩm, ta có thể thấy cuộc sống này không chỉ diễn ra đơn giản, một chiều mà rất phức tạp. Cái tốt và cái xấu luôn đan xen, hiện hữu song hành cùng
nhau nhưng cái đẹp luôn là vĩnh viễn, bất diệt. Xây dựng nhân vật theo nguyên tắc tương phản, tác giả muốn lên án, phê phán những con người đang bán rẻ nhân cách, đạo lí của mình để chạy theo tiền bạc, công danh, đồng thời cũng đã truyền đến bạn đọc niềm tin: trong xã hội này không phải ai cũng xấu, bên cạnh những người không giữ được mình thì vẫn còn rất nhiều người tử tế, đáng được trân trọng.
Bên cạnh hai thủ pháp nghệ thuật chính trên, tác giả cũng có sử dụng xen kẽ những yếu tố kì ảo góp phần tạo nên sự lung linh, huyền ảo nhưng cũng đầy kì bí của câu truyện. Có thể kể đến những chi tiết trong truyện ngắn “Nước mắt trúc”. Đó là hình ảnh của chiếc sáo trúc, sau khi bị tiếng sáo trúc hành hạ, ám ảnh ông ta đã cố ý đập vỡ cây sáo ấy. Nhưng trái với ý muốn của ông nó không hề vỡ tan tành mà nằm lặng im trên nền đá hoa cương. Rồi từ sau hôm đó hôm nào nó cũng hiện về tấu lên bản nhạc quen thuộc nhưng “Hễ ông xông vào nó lại vụt biến đâu mất chỉ đọng lại những giọt lệ trúc ở trên chiếc ga trắng muốt mà hình hài của nó đã lõm hẳn xuống đấy”. Xây dựng chi tiết này tác giả tạo cho người đọc cảm giác về sự kì bí của cây sáo, thoắt ẩn, thoắt hiện như để trách móc nhân vật. Không chỉ có vậy, cái chết của ông ta cũng hết sức kì lạ, khiến mọi người phải sửng sốt.
“Mấy ngày trước ông còn đường bệ, phương phi thế mà nay xẹp lép làm vậy và càng kinh khiếp hơn khi tóc ông tự nhiên bạc trắng hết. Người đàn ông chết mà mắt vẫn mở”. Phải chăng cây sáo ấy lại có ma lực kì lạ khiến ông ta chết mà không thể nhắm mắt. Hình ảnh cây sáo trúc “im lặng chảy nước ra từ những lỗ tròn như người đàn bà đang khóc” liệu có phải là nước mắt của sự hối hận hay không. Bởi đây là một cây sáo khá đặc biệt, không chỉ có năm lỗ như cây sáo bình thường mà nó có bảy lỗ. Trước đây bố của ASao có giải thích với ông ta rằng: “hai lỗ chính là mắt con, là cửa sổ, là tâm của con đấy”. Khi cán bộ pháp y vô tình để nước ấy rơi vào mắt người đàn ông thì