Có thể thấy là công tác quản lý RTSH hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn, để nâng cao hiệu quả hoạt động thì cần phải đi giải quyết vấn đề cốt lõi căn bản nhất, đó là sự đồng tình ủng hộ và hưởng ứng tham gia của đông đảo tất cả mọi người dân, các đơn vị, tổ chức xã hội, các đoàn thể. Mà muốn thực hiện được điều này thì cần giải quyết tốt các vấn đề sau:
4.1 Về chính sách và cơ chế quản lý
Về phía chính quyền thị trấn và công ty vệ sinh môi trường cần thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản chính sách mà chính phủ đã đề ra, dựa theo đó làm chuẩn tắc để quản lý RTSH có hiệu quả. Đồng thời chính quyền thị
trấn cũng cần chú ý quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường trên địa bàn đi đôi với các hoạt động phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, hai quá trình này phải song hành đi đôi với nhau, vừa phát triển kinh tế xã hội vừa bảo vệ môi trường khu vực bền vững.
Một khi kinh tế xã hội phát triển thì cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để hỗ trợ công tác quản lý môi trường, không chỉ nên quan tâm chú ý phát triển kinh tế mà để cho môi trường sống khu vực ngày càng ô nhiễm và xấu đi, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mà nó cũng tác động trở lại sự phát triển kinh tế.
Chính quyền thị trấn cần có những chính sách hỗ trợ và phối hợp với công ty VSMT, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ công ty trong công tác thu gom vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt có hiệu quả tốt, điều này mang lại lợi ích chung cho cả hai bên và cả cộng đồng xã hội.
Sự phối kết hợp giữa chính quyền thị trấn và công ty vệ sinh môi trường Tiên Yêngắn chặt thể hiện ở sự nhất trí cùng nhau xây dựng kế hoạch quản lý RTSH hàng năm trên toàn khu vực thị trấn, theo dõi đôn đốc phối hợp với các tổ chức ban hành và các khối xóm cụ thể để thực hiện việc quản lý rác thải sinh hoạt. Lập báo cáo định kỳ theo quý, nửa năm, cần bám sát dựa trên tình hình thực tế để chính quyền thị trấn cùng các cấp đơn vị chỉ đạo thực hiện tốt hơn.
Thị trấn Tiên Yênlà đơn vị hành chính do UBND chịu trách nhiệm quản lý, vì vậy trong công tác quản lý RTSH như hiện nay thì chính quyền thị trấn cần có những quy chế quản lý yêu cầu mọi người dân, các đơn vị, tổ chức trên địa bàn nghiêm túc chấp hành thực hiện nhiệm vụ quản lý RTSH để bảo vệ môi trường khu vực một cách đồng bộ theo chỉ thị của Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Về phía công ty VSMT sẽ có những biện pháp và phương án thu gom một cách hiệu quả các loại RTSH trong khu vực thị trấn như sau:
- Đối với các hộ gia đình, cửa hàng buôn bán dịch vụ, các đơn vị tổ chức xã hội ở khu vực trung tâm, gần các trục đường chính sẽ được thu gom liên tục mỗi ngày một lấn.
- Đối với các hộ gia đình ở xa trung tâm, xa trục đường chính thì cần chia đều thành từng nhóm hộ nhỏ, mỗi nhóm hộ có một điểm đổ rác chung đảm bảo vệ sinh môi trường, về thời gian thu gom thì công ty sẽ dựa và tình hình khối lượng RTSH và ý kiến của các hộ gia đình ở đó để tiến hành thu gom.
- Đối với những đơn vị hoạt động sản xuất có tính đặc thù riêng như bệnh viện, cơ sở y tế, nhà máy đường thì rác thải từ các nguồn này sẽ được các đơn vị đó chịu trách nhiệm thu gom và xử lý theo hệ thống riêng biệt.
Và khi các quy chế quản lý môi trường được đề ra cần phải được thực hiện đồng bộ từ chính quyền thị trấn đến các ban nghành, các đoàn, hội, các khối xóm, các đơn vị, tổ chức xã hội, các ca nhân, hộ gia đình sống trên địa bàn thị trấn.
UBND thị trấn cần thành lập các tổ, nhóm phối hợp với công ty vệ sinh môi trường chịu trách nhiệm theo dõi kiểm tra và giám sát tình hình môi trường và thường xuyên kiểm tra chéo giữa các tổ,có biểu dương, có phê bình để khuyến khích phong trào và chấn chỉnh những việc chưa tốt, nếu đối tượng, các nhân hay đơn vị nào không nghiêm chỉnh thực hiện thì cần có những hình thức xử phạt cụ thể và mạnh tay đối với những hành vi vứt xả rác thải bừa bãi ra môi trường. Ví dụ như: xử phạt hành chính hay lao dộng công ích. Có những trường hợp cần phải có sự can thiệp của pháp luật để vấn đề được giải quyết tốt hơn. Có như vậy, ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt sẽ được hạn chế, thị trấn sẽ sạch sẽ và văn minh hơn.
Bên cạnh đó chính quyền thị trấn cần có những thể chế, chính sách thông thoáng kêu gọi đầu tư, hỗ trợ của nhà nước, các đơn vị chức năng, các tổ chức phi chính phủ. Khuyến khích, định hướng các tổ chức, tập thể, cá
nhân tham gia vào việc thu gom, đổ rác đúng nơi quy định, bảo vệ môi trường sống của tất cả cộng đồng.
4.2 Công tác giáo dục và tuyên truyền
Để nâng cao hiệu quả hoạt động cần phải tăng cường giáo dục nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, vì thế phải tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức môi trường cho mọi người dân, cộng đồng.
Vấn đề thu gom và xử lý RTSH đúng nơi quy định và đảm bảo an toàn vệ sinh có thể nói là khá mới với người dân trong địa bàn. Người dân chưa có nhiều những kiến thức về bảo vệ môi trường. Một phần do trình độ dân trí còn hạn chế, chưa quen với nếp sống hiện đại, tư tưởng trông chờ ỷ lại của cộng đồng nên cần phải được đẩy mạnh công tác tuyên truyền để hình thành và nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung, xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, các thói quen nếp sống không văn minh. Vì vậy, cần phải tăng cường nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng đồng thông qua các cơ quan đơn vị, các đoàn thể chính quyền như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, các đoàn thể thanh niên thông qua các biện pháp sau:
- Tổ chức các buổi tập huấn thảo luận về nâng cao nhận thức và kỹ thuật xử lý rác thải cho các cán bộ và nhân dân trong khu vực với các chủ đề: rác thải và sức khỏe, vệ sinh môi trường sống,...
- Tuyên truyền cho ngườ dân về vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải, tập huấn cho người dân biết cách phân loại rác ngay tại hộ gia đình. Qua đó giúp họ nâng cao được ý thức giữ gìn vệ sinh cho gia đình và cộng đồng.
- Trang bị cho các khối, xóm, các nhóm hộ dân trong địa bàn một số thiết bị tuyên truyền như bộ loa tay, loa đài... để thông báo tuyên truyền về vấn đề vệ sinh môi trường cũng như biện pháp thực hiện. Thường xuyên tiến hành tuyên truyền trên hệ thống loa phóng thanh của khối và thị trấn như đọc các
thông tin về vấn đề khí hậu trái đất, vệ sinh môi trường, nêu gương những cá nhân, tổ chức thực hiện tốt cũng như phê bình những đối tượng chưa chấp hành nghiêm chỉnh vấn đề bảo vệ môi trường sống.
- Có các tấm panô, aphich và in các tờ rơi tuyên truyền về rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường rộng rãi trên khắp khu vực thị trấn.
- Lồng ghép tuyên truyền về ý thức vệ sinh môi trường vào các hoạt động của khối, xóm, tổ dân cư..
- Có chính sách giáo dục phù hợp để tự người dân nhận rõ tác hại của RTSH, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. Tuyên truyền cho mọi người hạn chế sử dụng các loại túi nilon và định hướng cho người dân thói quen dùng túi một cách tiết kiệm, hợp lý.
- Hỗ trợ kỹ thuật và động viên các khối, xóm, khu vực dân cư cùng nhau xây dựng các mô hình xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Các đối tường, tổ chức, cá nhân cần phải tuân thủ thực hiện một cách đồng bộ và nghiêm chỉnh, những đối tượng nào không thực hiện cần có những biẹn pháp xử phạt thích đáng.
4.3. Giải pháp trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH
- Đặt các thùng rác tại các khu vui chơi giải trí, khu vực dịch vụ công cộng, các con đường. Tạo cho mọi người có thói quen để rác đúng nơi quy định, hợp vệ sinh môi trường.
- Ở mỗi tổ dân cư thì cần có những điểm đổ rác hợp vệ sinh.
- Tăng cường tập huấn và đào tạo cho các cán bộ môi trường những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về vấn đề môi trường.
- Trang bị thêm những trang thiết bị hỗ trợ công tác thu gom, vì đây là công việc hết sức nặng nhọc đối với các công nhân vệ sinh, chủ yếu là các chị em phụ nữ.
PHẦN NĂM