PHẦN NĂM KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Vấn đề Rác thải sinh hoạt và các biện pháp giảm thiểu (Trang 46 - 49)

5.1 KẾT LUẬN

Hòa nhịp cùng với đất nước trong công cuộc CNH-HĐH đất nước, thi đua xây dựng phát triển kinh tế, xã hội. Thị trấn Tiên Yênđang ngày càng có

những bước chuyển mình thay đổi mới, đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế và xây dựng đời sống xã hội ngày càng sung túc và tốt đẹp hơn.

Sự phát triển này khá nhanh và mạnh mẽ nhưng chưa đạt được tính bền vững, gây ra tình trạng môi trương khu vực ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là vấn đề RTSH thải ra từ các khu dân cư, các hộ gia đình sản xuất, buôn bán và kinh doanh dịch vụ.

Không chỉ ở trên địa bàn thị trấn mà cả các địa phương khác, các trung tâm đô thị, các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với vấn đề này. Cũng đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học xây dựng các mô hình xử lý và phương thức quản lý các loại rác thải này nhằm làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường sống của con người một cách hiệu quả.

Các mô hình được xây dựng dựa trên những điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội cảu từng vùng, từng quốc gia khác nhau, mối mô hình đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Thi trấn Tiên Yêncũng vậy, để xây dựng thành công một mô hình xử lý RTSH có hiệu quả thì cần phải dựa trên những điều kiện thuận lợi và lợi thế cảu vùng, như thế mới có tính hiệu quả sát thực và khi đưa vào vận hành mới thuận lợi.

Chỉ trong khoảng thới gian từ năm 2007 đến 2009, so với tốc độ tăng dân số trong vùng thì tốc độ tăng về khối lượng RTSH thải ra môi trường lại nhanh một cách đáng kể. Thành phần các loại RTSH thải ra ngày càng đa dạng chủng loại và tỷ lệ những loại rác thải khó phân hủy cũng nhiều hơn so với trước đây, trong khi đó vẫn chưa có một mô hình hay quy trình tái chế và xử lý các loại RTSH này, các loại rác thải thu gom nhưng chưa được phân loại theo những tính chất của nó vì thế chưa tận dụng hết được những loại có thể tái chế sử dụng lại đồng thời khối lượng rác thải ra môi trường lại tăng lên.

Hiện nay, công tác quản lý RTSH trên địa bàn thị trấn Tiên Yênvẫn còn yếu kém, hoạt động đơn lẻ, chưa đạt hiệu quả cao.

Vì thế mà gặp phải rất nhiều khó khăn, nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động vào như cơ chế quản lý của chính quyền thị trấn, sự đồng tình ủng hộ của các đoàn, hội, đơn vị tổ chức xã hội, các cá nhân và hộ gia đình.

Có thể thấy rằng, tất cả mọi người dân ai cũng muốn được hưởng thụ một cuộc sống tốt đẹp, được sống trong một môi trường trong lành và sạch sẽ, tuy nhiên qua tìm hiểu tình hình thực tế thì không phải ai ai cũng sẵn lòng chi trả khoản phí vệ sinh môi trường này, vẫn còn có rất nhiều người không muốn đóng khoản tiền này. Vì thế, khối lượng RTSH thải ra từ những nhóm đối tượng này chiếm hơn 40% trong tổng lượng RTSH phát sinh trên địa bàn vẫn chưa được thu gom, xử lý đúng nơi quy định. Điều đó gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường sống của khu vực.

Vì vậy, để ngày càng hoàn thiện công tác quản lý RTSH trên địa bàn thì trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp như sau: tăng cường công tác quản lý của chính quyền thị trấn, phối hợp với công ty VSMT Tiên Yêntrong công tác giáo dục, tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân cùng nhau thực hiện tốt.

5.2 KIẾN NGHỊ

Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay thì trong tương lai gần, khối lượng RTSH thải ra môi trường ngày càng nhiều hơn so với bây giờ. Để giải quyết tình hình RTSH trên địa bàn hiện nay cũng như trong tương lai đạt hiệu quả tốt, chúng tôi xin có một số đề xuất như sau:

Thứ nhất là đối với Nhà nước thì cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý, các văn bản chính sách, quan tâm hỗ trợ các địa phương còn gặp khó khăn trong công tác quản lý rác thải và bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.

Các chủ trương chính sách về bảo vệ môi trường nhất thiết phải được thể chế hóa bằng các quy định, quy phạm pháp luật cụ thể và có hiệu lực, đi kèm với các công cụ chế tài nghiêm khắc cả về tài chính lẫn hành chính đối với các hành vi vi phạm.

Một phần của tài liệu Vấn đề Rác thải sinh hoạt và các biện pháp giảm thiểu (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w