Những thành quả đạt được sau 8 năm cổ phần hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu một số giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa (Trang 29 - 34)

CHƯƠNG 2: ĐỔI MỚI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA

2. Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

2.2. Những thành quả đạt được sau 8 năm cổ phần hóa doanh nghiệp

2.2.1. Về huy động vốn:

Theo tính toán của các nhà kinh tế, trong dân hiện đang còn một nguồn vốn nhàn rỗi khoảng 8 tỷ USD. Huy động tốt nhất nguồn vốn đó cho phát triển kinh tế là một yêu cầu đặt ra không chỉ trước mắt mà còn là một chiến lược lâu dài. Chủ trương cổ phần hóa cũng phải đáp ứng yêu cầu đó.

Thống kê 451 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa có giá trị phần vốn nhà nước là 1649 tỷ đồng qua cổ phần hóa đã thu thêm được 1432 tỷ đồng của

vào. Đồng thời thông qua việc bán cổ phiếu, Nhà nước thu lại được 814 tỷ đồng để đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước khác và dùng vào việc giải quyết chính sách cho người lao động trong doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa. Về số tuyệt đối thì đây chưa phải là lớn, nhưng về mặt tỷ lệ thì rất đáng khích lệ.

Phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp khi cổ phần hóa được xác định lại, nhìn chung đều tăng lên từ 10 – 15% so với giá trị ghi trên sổ sách.

Như vậy, khi thực hiện cổ phần hóa, vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa không mất đi mà được tăng lên, hơn nữa còn thu hút thêm được một nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Ngày 20-7 vừa qua, một Trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên đã được đưa vào hoạt động tại 45-47 Bến Chương Dương – Quận 1, TP. HCM, thông qua thị trường chứng khoán, đã có bốn công ty (sắp đến có thêm công ty LAFOOCO) niêm yết cổ phiếu của mình ở Trung tâm giao dịch chứng khoán. Các công ty khác khi đủ điều kiện niêm yết cổ phiếu đều có thể huy động vốn ở trong và ngoài nước thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu của mình.

Bảng 5: Quy mô của doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa so với hệ thống doanh nghiệp nhà nước

Chỉ tiêu Tỷ trọng

Voán 1,53%

Số lượng 8%

Nguồn: Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước

Tuy nhiên, số lượng 451 doanh nghiệp nhà nước mới chỉ chiếm 8%

tổng số doanh nghiệp nhà nước hiện có. Số vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa so với tổng số vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước hiện nay chỉ chiếm gần 1%. Điều này cho thấy số lượng doanh nghiệp

và số vốn nhà nước cổ phần hóa còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chưa có tác động đáng kể đến việc cơ cấu lại vốn của khu vực doanh nghiệp nhà nước.

Trong kế hoạch đợt 1 năm 2000, Chính phủ giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, địa phương, tổng công ty sẽ triển khai thực hiện cổ phần hóa 390 doanh nghiệp nhà nước. Trên thực tế, tính đến ngày 15 tháng 8 năm 2000, cả nước mới thực hiện cổ phần hóa được 80 doanh nghiệp nhà nước, chưa được 1/4 kế hoạch đề ra. Như vậy, mặc dù đã thấy được những mặt tích cực do cổ phần hóa mang lại, nhưng đây là một cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước đụng chạm khá nhiều vấn đề phức tạp nên tiến độ của công tác cổ phần hóa thường bị chậm.

2.2.2. Đổi mới phương thức quản lý kinh tế và hiệu quả sản xuất kinh doanh

Khảo sát các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa đều có chung một nhận định: mọi hoạt động tài chính, mọi chủ trương lớn của giám đốc đều phải chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và cao hơn là Đại hội cổ đông.

Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện bằng việc chia cổ tức hàng tháng, hàng quí. Chính vì vậy, hoạt động tài chính của doanh nghiệp thường xuyên được giám sát. Lợi ích của doanh nghiệp được gắn chặt với lợi ích của cổ đông nên người lao động trong doanh nghiệp là những chủ nhân thực sự. Cũng thông qua Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị, trí tuệ tập thể đã được phát huy, nhờ đó mà phương thức quản lý kinh tế không ngừng được đổi mới cho phù hợp với tình hình biến động của nền kinh tế xã hội.

Theo thống kê của Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương, các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều làm ăn có hiệu quả. Doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, tích lũy vốn đều tăng.

Bảng 6: So sánh một chỉ tiêu kinh doanh của doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa so với khi trước cổ phần hóa

Chỉ tiêu Tăng/giảm

Voán 2,5 laàn

Doanh thu 2 laàn

Nộp ngân sách 2 lần

Sử dụng lao động 1,12 lần

Nguồn: Ban quản lý đổi mới doanh nghiệp nhà nước

Về doanh thu: bình quân các doanh nghiệp tăng gấp 2 lần so với trước khi cổ phần hóa. Điển hình là công ty cổ phần Cơ Điện lạnh đã phát triển vượt bậc trong năm 1999, doanh thu đạt 178 tỷ đồng, gần gấp 4 lần so với khi trước cổ phần hóa là 46 tỷ đồng. Công ty Bông Bạch tuyết năm 1999 đạt doanh số 86 tỷ đồng, gần gấp 1,5 lần so với trước khi cổ phần hóa là 55 tỷ đồng.

Về lợi tức cổ phần bình quân đạt từ 1-2%/tháng. Trong điều kiện nền kinh tế phải chịu sức ép lớn từ cuộc suy thoái kinh tế ở các nước trong khu vực thì mức lợi tức cổ phần như vậy xem như chấp nhận được.

Về vốn: vốn tăng gần 2,5 lần so với trước cổ phần hóa, cá biệt có Công ty cổ phần chêù biến hàng xuất khẩu Long An, vốn tăng khoảng 5 lần.

Về nộp ngân sách tăng bình quân 2 lần so với trước khi cổ phần hóa.

Điển hình là công ty cổ phần Cơ điện lạnh TP. HCM tăng 3 lần, công ty cổ phần Sơn Bạch Tuyết tăng khoảng 2,7 lần.

Một số công ty cổ phần khác, do khó khăn về thị trường, doanh số, lợi nhuận, nộp ngân sách chưa tăng, nhưng sau khi cổ phần hóa, nền nếp, kỷ cương trong quản lý được thiết lập lại. Tiêu biểu trong số những công ty này có Công ty cổ phần thiết bị thương mại – Bộ Thương mại, bắt đầu hoạt động theo hình thức công ty cổ phần từ ngày 01/01/1999, năm mà thị trường

thiết bị thương mại gặp nhiều khó khăn, mọi chi phí đầu vào đều tăng.

Công ty không thể đẩy thêm được lượng hàng bán ra thị trường, nhưng từ khi được cổ phần hóa, công ty đã xem xét lại toàn bộ qui trình quản lý, điều chỉnh những khâu bất hợp lý, đặc biệt là trong việc quản lý giá cả vật tư, định mức hao phí… nhờ đó mà hạ được giá thành. Trong năm 1999, doanh số của công ty không tăng, nhưng tiền lương và các chỉ tiêu nộp ngân sách vẫn đảm bảo, đặc biệt cổ tức đạt 16%/năm.

2.2.3. Việc làm và thu nhập cho người lao động:

Đây là hai vấn đề khiến người lao động rất lo lắng khi doanh nghiệp triển khai cổ phần hóa, bởi nghĩ rằng khi đã là công ty cổ phần, tài sản trong doanh nghiệp không hoàn toàn là của Nhà nước, các ông chủ mới nắm trong tay đa số cổ phần của công ty có thể chỉ biết hành động theo lợi nhuận, sa thải công nhân mà không có đoàn thể nào che chở cho họ. Nhưng thực tế, từ khi thực hiện chủ trương cổ phần hóa đến nay, chưa có công ty nào sau khi cổ phần hóa sa thải vô lý người lao động. Không những thế việc làm và thu nhập của người lao động luôn được đảm bảo, ổn định và có chiều hướng tăng lên.

Do mở rộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp này đã tạo thêm nhiều việc làm, lao động tăng bình quân 12%. Cá biệt có công ty cổ phần Cơ điện lạnh TP. HCM tăng từ 334 người lên 731 người, công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long an tăng từ 900 người lên 1280 người.

Thu nhập của người lao động làm việc tại các công ty cổ phần tăng bình quân hàng năm gần 20% (chưa kể cổ tức). Năm 1999, thu nhập của công nhân viên công ty cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển đạt 4 triệu đồng/người/tháng, gần gấp ba so với trước khi cổ phần hóa. Thu nhập ở công ty cổ phần Ong mật TP. HCM năm 1999 đã đạt 1,3 triệu

Một phần của tài liệu một số giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)