Tiếp theo quyết định số 51/2000/QĐ-TTg, ngày 07/07/2000, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2000/QĐ-TTg về giao chỉ tiêu cổ phần hóa và đa dạng hóa hình thức sở hữu doanh nghiệp nhà nước năm 2000.
Theo hai quyết định này, năm 2000 sẽ có 692 doanh nghiệp nhà nước được chuyển hình thức sở hữu. Trong 3 năm từ 2000 – 2002, dự kiến sẽ cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu 1673 doanh nghiệp nhà nước chiếm 73,7%trong tổng số 2280 doanh nghiệp nhà nước thuộc diện phải sắp xếp lại trong thời kỳ này.
Trên cơ sở lộ trình chung, phù hợp với điều kiện cụ thể, từng bộ, từng địa phương và tổng công ty 90 – 91 triển khai xây dựng và thực hiện phương án tổng thế sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi mình quản lý, trong đó có kế hoạch chia theo từng năm đối với tiến độ triển khai cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
Số lao động hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp dự kiến cổ phần hóa trong ba năm từ 2000 – 2002 là 311.977 người, bằng 72,7% tổng số lao động trong các doanh nghiệp thuộc diện sắp xếp thời kỳ này và chỉ bằng 1,9% tổng số lao động đang làm việc tại 5280 doanh nghiệp nhà nước hieọn nay.
Về qui mô, các doanh nghiệp thuộc diện sắp xếp nói chung cũng như thực hiện cổ phần hóa, giao, bán, khoán, cho thuê nói riêng đa phần là doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ. Số doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 10 tỷ đồng chiếm tới 75% và thuộc những ngành nhà nước không cần nắm
Kết quả thực hiện công tác cổ phần hóa, giao khoán, bán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước nói trên sẽ góp phần quan trọng vào tiến trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước trong kế hoạch 3 năm từ 2000 – 2002. Quá trình triển khai với những kết quả đạt được tốt sẽ làm tăng qui mô doanh nghiệp nhà nước từ vốn bình quân 18,425 tỷ đồng lên 27,117 tỷ đồng/doanh nghiệp, giảm 18,5% tổng nợ, 21% nợ ngân hàng; hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước cũng được nâng lên đáng kể, từ chỗ tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước thực sự hoạt động có hiệu quả và có triển vọng, đứng vững trong quá trình hội nhập chỉ đạt 21% tại thời điểm hiện nay, theo dự báo và chiến lược phát triển của các bộ, ngành, tổng công ty và địa phương, đến khi kết thúc kế hoạch cổ phần hóa vào đầu năm 2003, tỷ lệ này sẽ đạt trên 50%.
Các cấp, các ngành, các doanh nghiệp nhà nước cần phải quán triệt sâu sắc và có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về chủ trương, chính sách, các giải pháp đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước với tiến trình cụ thể cho từng năm của Chính phủ, từ đó triển khai tổ chức thực hiện với phương châm tích cực, vững chắc, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt ngay trong năm 2000.
Giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm cho người lao động, tạo tiền đề cho việc thực hiện thành công chương trình cổ phần hóa, giao khoán, bán và cho thuê doanh nghiệp nhà nước. Tích cực giải quyết các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa, giao, khoán, bán và cho thueâ.
Nhà nước đã có một số chính sách như: khuyến khích cán bộ và công nhân trong doanh nghiệp mua cổ phần, nhưng không để chênh lệch quá lớn giữa lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động hỗ trợ cho công nhân nghèo
giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội. Cần phải giải thích rõ cho người lao động hiểu được những chính sách này.
Hoàn thiện chính sách cổ phần hóa, giao, khoán, bán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước. Đặc biệt là việc quán triệt những tư tưởng mới của Luật Doanh nghiệp đến các cơ quan chức năng. Bởi là các doanh nghiệp Nhà nước sau khi chuyển đổi sẽ được điều chỉnh theo luật này, thế nhưng, không ít các cơ quan chức năng vẫn còn sử dụng các qui định cũ đã lỗi thời để gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp.
Trên cơ sở phân tích những nhân tố khách quan lẫn chủ quan đã và đang lam chậm tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy tiến trình này như sau:
1. Cần tạo sự thống nhất về nhận thức, quan điểm về chủ trương cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Phải có sự quan tâm, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền mới đẩy nhanh được tiến độ cổ phần hóa.
Thông báo 63/TB/TƯ của Bộ Chính trị đã chỉ thị:”Các cấp ủy Đảng và chính quyền phải quán triệt và tuyên truyền giải thích trong nhân dân chủ trương, chính sách của Đảng về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
Cổ phần hóa phải xuất phát từ yêu cầu phát triển của doanh nghiệp Nhà nước nhằm huy động thêm vốn bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để đầu tư mở rộng ngành nghề; hiện đại hóa công nghệ, tạo thêm việc làm, phân công lại lao động, phát triển sản xuất, tăng thêm tích lũy cho doanh nghiệp, đóng góp cho ngân sách Nhà nước và thu nhập của người lao động”.
“Tổ chức Đảng tại doanh nghiệp được cổ phần hóa phải nắm vững chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về cổ phần hóa, vươn lên làm tốt vai trò lãnh đạo của mình. Các cấp ủy Đảng phải bàn bạc các chủ trương quan
trọng khi đưa ra Hội đồng quản trị thảo luận và quyết định, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư và hợp tác với bên ngoài”.
Việc thực hiện cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm sắp xếp, tổ chức lại khu vực kinh tế Nhà nước. Nó không phải là giải pháp tình thế mà là một phương thức đổi mới cơ chế quản lý cho thích nghi với sự vận động của cơ chế thị trường. Do đó, chủ trương cổ phần hóa phải được giải quyết bằng chủ động từ phía Nhà nước, không thể chỉ dựa vào sự tự nguyện của các doanh nghiệp. Trong thời gian qua việc tuyên truyền chủ trương chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng còn quá ít, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Kinh nghiệm cổ phần hóa các doanh nghiệp vừa qua cho thấy: việc tuyên truyền sâu rộng, giải đáp mọi thắc mắc dù nhỏ của quần chúng tại doanh nghiệp không phải chỉ tuyên truyền chung chung hay trên báo đài là đủ mà phải xuống tại cơ sở, tiếp xúc với người lao động, đối thoại trực tiếp với họ, với giám đốc của họ. Khi quần chúng nhận thức được và lãnh đạo doanh nghiệp có quyết tâm thì tiến độ thực hiện cổ phần hóa sẽ nhanh hơn.
2. Hoàn thiện việc xác định giá trị doanh nghiệp và giải quyết tồn đọng về tài chính.
Việc xác định giá trị thực tế doanh nghiệp “là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa mà người mua và người bán chấp nhận được” là phù hợp với nguyên tắc thị trường. Việc xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp phải đảm bảo không gây thất thoát cho tài sản của Nhà nước, đồng thời cũng lại phải tạo tiền đề thuận lợi cho công ty cổ phần hoạt động có hiệu quả. Theo đó, xin đề nghị mấy điểm sau ủaõy:
-Phân loại tài sản của Nhà nước đã đầu tư cho doanh nghiệp để có phương án xử lý thích hợp… Công ty cổ phần tiếp nhận những tài sản phù hợp với phương án kinh doanh mới, Nhà nước sẽ điều chuyển cho doanh nghiệp khác hoặc tổ chức bán đấu giá những tài sản còn lại để thu hồi lại vốn, không ép buộc công ty phải nhận lại toàn bộ tài sản Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
-Với tài sản doanh nghiệp vay vốn tự đầu tư và đã hoàn trả hết vốn vay nên chia thành 2 phần: một phần tính vào vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp; một phần tính cho người lao động trong doanh nghiệp, coi đó là phần Nhà nước ưu đãi khuyến khích tính tích cực, chủ động của tập thể người lao động trong phát triển doanh nghiệp.
-Xác định hợp lý, hợp tình những tồn đọng tài chính của doanh nghiệp Nhà nước mà công ty cổ phần sẽ kế thừa. Có thể xóa bỏ những khoản nợ khó đòi, khoản lỗ phát sinh do nguyên nhân khách quan như lạm phát, thay đổi tỷ giá hối đoái… gây nên.
-Đổi mới tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp. Thu hút các chuyên gia có năng lực thực sự vào việc đánh giá tài sản và đề cao vai trò của đại diện doanh nghiệp trong việc xác định giá trị doanh nghiệp. Mở rộng phân cấp trong việc quyết định giá trị doanh nghiệp theo nguyên tắc “cơ quan nào ra quyết định thành lập (thành lập lại) doanh nghiệp Nhà nước có quyền quyết định giá trị doanh nghiệp khi chuyển đổi hình thức sở hữu, không kể giá trị doanh nghiệp ở mức nào”. Điều này sẽ tạo điều kiện thực tế rút ngắn thời gian chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phaàn.
3. Hoàn thiện chính sách ưu đãi với người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa
Xác định phạm vi ưu đãi đối với người lao động trong doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần bằng việc cho hẳn người lao động một số cổ phần theo thâm niên và mức độ cống hiến của họ. Điều này khẳng định công lao đóng góp của người lao động trong quá trình xây dựng, phát triển doanh nghiệp Nhà nước. Hơn nữa nó cũng đảm bảo cho những người lao động không đủ năng lực tài chính cũng có thể sở hữu một phần tài sản trong coõng ty coồ phaàn.
Tuy nhiên để có thể đánh giá đúng công lao đóng góp của mỗi cán bộ, công nhân cần qui định cụ thể mức độ ưu đãi đối với mỗi loại ngành nghề và lĩnh vực hoạt động. Sự điều chỉnh này nhằm hướng tới sự công bằng hơn, khuyến khích người lao động gắn bó với ngành nghề nhất là những ngành nghề yêu cầu kỹ thuật cao, độc hại…
-Do mức sống và mức giá sinh hoạt của các vùng rất khác nhau, vì vậy cần điều chỉnh tiêu chuẩn xác định lao động nghèo trong doanh nghiệp để hưởng ưu đãi mua chịu cổ phiếu và trả chậm cho Nhà nước theo hướng có phân biệt theo vùng.
-Sử dụng có hiệu quả Quỹ hỗ trợ cổ phần hóa và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước trong việc giải quyết lao động dôi dư: hỗ trợ kinh phí để đào tạo lại, trợ cấp cho người lao động tự nguyện thôi việc…
-Xóa bỏ qui định ràng buộc mức khống chế tối đa cổ phần mà cán bộ chủ chốt được mua nhằm thực hiện mục tiêu huy động vốn. Để bảo đảm hạn chế chênh lệch về thu nhập, một mặt, Nhà nước hỗ trợ người lao động trong việc mua cổ phần; mặt khác Nhà nước cần có chính sách thích hợp để điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao.
4. Đổi mới tổ chức chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
-Xác định doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần trên cơ sở phương án sắp xếp lại và đổi mới quản lý các doanh nghiệp Nhà nước.
Không chờ đợi sự tự nguyện đăng ký của doanh nghiệp, mà kết hợp giữa chỉ định của cơ quan chủ quản với việc tuyên truyền vận động cổ phần hóa.
-Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện cổ phần doanh nghiệp Nhà nước. Ơû cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở phương án sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước và xác định rõ danh sách doanh nghiệp sẽ chuyển thành công ty cổ phần, các bước công việc và tiến độ thời gian thực hiện, phân công trách nhiệm theo dõi và chỉ đạo. Ơû doanh nghiệp, kế hoạch này biểu hiện sơ đồ, trong đó xác định rõ những công việc cần phải làm, tiến độ thời gian, phân công trách nhiệm theo dõi thực hiện.
-Hoàn thiện các văn bản mẫu về hướng dẫn phương án kinh doanh và Điều lệ công ty cổ phần.
Trong thời gian sắp tới chúng ta nên thành lập một Uûy ban quốc gia về vấn đề cổ phần hóa. Uỷ ban này được quyền giải quyết mọi vấn đề liên quan đến cổ phần hóa trên cơ sở các văn bản pháp qui hiện có. Hai nhiệm vụ cơ bản của Uûy ban này sẽ là:
+Tổ chức thực hiện các Nghị định về cổ phần hóa.
+Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời các chế độ chính sách và không loại trừ tham mưu soạn thảo Luật cổ phần hóa.
5. Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ hơn cho tổ chức và hoạt động của coõng ty coồ phaàn.
Cổ phần hóa doanh nghiệp cùng có nghĩa là bán đi một phần tài sản Nhà nước có giá trị lớn, hàng chục ngàn tỷ đồng và là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Như vậy đặt ra một dấu hỏi: liệu nghị định
44/1998/NĐ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp liệu có đủ tầm cỡ và sức mạnh pháp lý để điều chỉnh hay không. Ơû đây chúng ta nên thể chế hóa bằng Luật cổ phần hóa nhằm tạo được hành lang pháp lý chặt chẽ cho tiến trình này.
Trong khi chưa thể có Luật vào lúc này, Nhà nước nên giao rõ trách nhiệm cho Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp Nhà nước tập trung chỉ đạo các bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải thường xuyên theo dõi sát, nắm chắc tình hình, giúp cho các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa và hoạt động thuận lợi. Rà soát lại để bổ sung, sửa đổi kịp thời các quy định về cổ phần hóa, hoàn chỉnh các chính sách nhằm bảo đảm cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước một cách vững chắc, đạt mục tiêu đã đề ra, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát tài sản Nhà nước.
-Chú trọng hướng dẫn thi hành các điều khoản về công ty cổ phần trong Luật doanh nghiệp mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2000. Trên cơ sở đó giúp các công ty cổ phần điều chỉnh lại Điều lệ cho phù hợp với quy định mới.
-Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các hoạt động của thị trường chứng khoán vừa mới thành lập. Đây là môi trường quan trọng giúp công ty cổ phần tạo vốn khi thành lập và tăng vốn trong quá trình hoạt động
6. Tính giá trị sử dụng đất để cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước Ở nước ta phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước hình thành từ quốc hữu hóa các doanh nghiệp tư nhân nên hầu như không có chi phí sử dụng đất trong cơ cấu vốn đầu tư. Chỉ có chi phí đền bù di dời, hoa màu, san lấp mặt bằng… nên nhiều doanh nghiệp muốn chiếm diện tích càng rộng càng tốt, để dành mở rộng doanh nghiệp trong tương lai.
Hiện nay nếu tính đủ yếu tố đất sẽ kéo giá trị doanh nghiệp lên rất cao, khó bán được cổ phiếu. Giải pháp đề xuất là các doanh nghiệp có thể thuê quyền sử dụng đất của Nhà nước và khấu hao trả dần.
Có thể sử dụng hai cách tính giá trị đất như sau:
+Giá trị đất được tính vào giá trị doanh nghiệp là coi như góp vốn của Nhà nước vào công ty cổ phần. Giá trị này được điều chỉnh theo thời giá, cứ 5 năm 1 lần nhằm đảm bảo: giá trị đất phải là một bộ phận của giá trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế và không thay đổi quyền sở hữu đất (theo luật định).
+Có xác định giá trị đất nhưng không gộp vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, coi như Nhà nước cho thuê. Giá đất tính vào chi phí sản xuất - kinh doanh. Doanh nghiệp phải trích khấu hao trả dần hàng năm.
Nếu doanh nghiệp chiếm quá nhiều đất thì sẽ đội giá thành sản phẩm. Do đó Nhà nước sẽ thu hồi dần diện tích dư thừa đó.
7. Xác định mệnh giá cổ phiếu và đối tượng mua cổ phiếu:
Mệnh giá cổ phiếu được đem bán sẽ quyết định khả năng thu hồi phần vốn của Nhà nước. Việc xác định mệnh giá và số lượng cổ phiếu đem bán có quan hệ mật thiết với giá trị doanh nghiệp, đến các yếu tố lợi thế và tình thế, liên quan đến tương lai của doanh nghiệp được cổ phần hóa. Xác định giá cổ phiếu phải chiếu cố quyền lợi của người bán (Nhà nước) và người mua (cổ đông). Phải tương đối hấp dẫn đối với cổ đông (người mua) và không làm thiệt hại cho phía doanh nghiệp (Nhà nước).
Việc chọn lựa mệnh giá phù hợp 100.000 đồng 10.000 đồng/cổ phần sẽ tuỳ thuộc vào tính toán của những nhà tài chính cấp vĩ mô. Nếu mệnh giá cao sẽ khó bán, nhưng nếu mệnh giá thấp thì chi phí phát hành sẽ cao.
Việc bán cổ phần cho ai cũng là vấn đề có nhiều rắc rối. Nếu chỉ để chuyển đổi chủ sở hữu từ Nhà nước sang chủ sở hữu khác thì vấn đề rất đơn