Những vướng mắc làm chậm công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

Một phần của tài liệu một số giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa (Trang 34 - 40)

CHƯƠNG 2: ĐỔI MỚI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA

2. Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

2.3. Những vướng mắc làm chậm công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

Tuy nhiên, khi cơ chế quản lý được hoàn thiện và không còn kẽ hở, không ít kẻ đã mất cơ hội luồn lách, mất hẳn đặc quyền. Dĩ nhiên là đối với những đối tượng này, thu nhập của họ phải giảm, đây cũng là lý do để một số người tỏ ra không mặn mà với việc cổ phần hóa.

2.3. Những vướng mắc làm chậm công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước :

2.3.1. Những vướng mắc về nhận thức tư tưởng:

Cổ phần hóa được coi như một cuộc phẫu thuật nhằm chữa trị căn bệnh mà một số doanh nghiệp Nhà nước đang mắc phải. Trước hết là tình trạnh tài chính nhập nhèm, nợ đọng dây dưa, nhiều năm không quyết toán được. Hầu hết ở các doanh nghiệp, giá trị tài sản thực tế và giá trị sổ sách khác xa nhau một trời một vực, vì vậy không ít người đã triệt để lợi dụng sự không rõ ràng này để mưu lợi cho bản thân. Rõ ràng cổ phần hóa đã đụng chạm đến quyền lợi của không ít người, thậm chí cả lợi ích cục bộ của ngành, của đơn vị. Bên cạnh đó việc cổ phần hóa cũng vấp phải một rào cản khác là thói quen trì trệ, thích yên ổn, ngại thay đổi. Cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp e ngại mất cương vị đang nắm giữ và những quyền lợi kèm theo. Người lao động trong doanh nghiệp chưa hiểu rõ những vấn đề liên quan đến công ty cổ phần, e ngại mất việc làm hoặc giảm thu nhập. Ơû doanh nghiệp đang làm ăn có lãi, cán bộ, công nhân viên không thích xáo động; ngược lại, ở doanh nghiệp đang gặp khó khăn thì lại nảy sinh sự lo ngại không còn sự trợ giúp của Nhà nước, doanh nghiệp không vượt qua

được khó khăn. Hiện nay, không ít tổng công ty ngần ngại chỉ đạo triển khai cổ phần hóa, vì e rằng một thành viên được cổ phần hóa, tính độc lập sẽ cao hơn, ít phụ thuộc vào tổng công ty hơn. Cũng có những đơn vị có đề án tổng thể sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước trong phạm vi quản lý nhưng lại không có chương trình kế hoạch cụ thể, việc triển khai mang tính chất đối phó, hình thức.

2.3.2. Những vướng mắc về cơ chế chính sách:

Dù rằng Nghị định 44/CP đã có những thay đổi theo hướng tạo động lực để thúc đẩy cổ phần hóa bằng những khuyến khích rõ rệt hơn, nhưng quá trình triển khai thực tế lại nảy sinh những vấn đề mới.

Về mặt tài chính, việc xác định giá trị doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do tài sản của doanh nghiệp được trang bị vào những thời gian khác nhau với trình độ và giá cả khác nhau, mức độ sử dụng trong sản xuất khác nhau, hệ thống sổ sách kế toán của nhiều doanh nghiệp không đầy đủ và rõ ràng, không có thông tin thị trường để định giá tài sản. Bởi vậy thời gian xác định giá trị doanh nghiệp thường kéo dài và có sự khác biệt ý kiến giữa Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp và đại diện doanh nghiệp. Ngoài ra, về mặt tài chính còn có sự phức tạp trong xác định những tồn đọng về tài chính, trong đó chủ yếu là công nợ.

Một số cơ chế tài chính mới ban hành (chủ yếu là Quyết định 177/TTg) đã làm cho các Tổng công ty 90 không hào hứng cổ phần hóa.

Nguyên nhân: theo Nghị định 39/CP, thì Nhà nước chỉ giao vốn cho các tổng công ty chứ không trực tiếp giao vốn cho các doanh nghiệp thành viên.

Các tổng công ty Nhà nước phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn đã được Nhà nước giao. Như vậy hiển nhiên là các tổng công ty là đại diện chủ sở hữu tại các doanh nghiệp thành viên. Nhưng các văn bản Nhà nước

công ty 91 được quyền là đại diện chủ sở hữu tại các doanh nghiệp thành viên còn các tổng công ty 90 thì không có quyền). Cơ chế này đã làm cho các tổng công ty 90 yếu đi vì:

Thứ nhất: các doanh nghiệp của tổng công ty 90, sau khi cổ phần hóa, tiền thu được do bán cổ phần không được giữ lại (để bảo toàn và phát triển vốn như Nghị định 39/CP qui định mà phải nộp vào quĩ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp. Thực chất của việc nộp này là nộp vào ngân sách Nhà nước và các doanh nghiệp khi muốn rút ra, rõ ràng lại phải thực hiện cơ chế “xin – cho” mà chúng ta đang muốn xóa bỏ.

Thứ hai: Phần tài sản Nhà nước nằm ngoài giá trị thực tế của doanh nghiệp đem cổ phần hóa cũng phải nộp trả lại Nhà nước. Điều 3.3 qui định:

”Tiền bán các tài sản không cần dùng, tài sản thanh lý, tiền thu được từ công nợ khó đòi đã bị loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp khi đã chuyển đổi sở hữu” đều phải nộp về quĩ nói trên.

Rõ ràng khi thực hiện cơ chế tài chính này, các tổng công ty 90 khi cổ phần hóa sẽ làm giảm giảm vốn Nhà nước tại tổng công ty, có nghĩa là các tổng công ty 90 sẽ yếu đi, do đó dẫn đến không hào hứng với cổ phần hóa.

Qui định này còn dẫn đến một hệ quả tai hại nữu là không có ai quan tâm đến tài sản Nhà nước nằm ngoài giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp cổ phần hóa vì công ty cổ phần chỉ lo quản lý số tài sản của họ, còn tổng công ty không quan tâm vì số tài sản đó đã nằm ngoài tài sản cuûa coâng ty.

Thứ ba: sau khi cổ phần hóa, cổ tức và các khoản thu từ phần vốn góp của Nhà nước và các công ty cổ phần cũng phải nộp về quỹ nêu trên.

Điều này cũng tương tự như trên, tổng công ty 90 không còn quản lý trực tiếp về vốn đối với các doanh nghiệp thành viên đã cổ phần hóa.

Như vậy nếu các tổng công ty 90 càng hăng hái cổ phần hóa bao nhiêu thì càng bị thu nhỏ và làm suy yếu mình đi bấy nhiêu. Do đó hiện nay các tổng công ty 90 đang có xu hướng không muốn cổ phần hóa.

Chính sách ưu đãi đối với người lao động cũng nảy sinh nhiều điều chưa sát với thực tế. Dù Nhà nước qui định việc bán cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp theo giá ưu đãi với mức thấp hơn 30% so với mức bán ra ngoài, nhưng không phải bất cứ người lao động nào cũng đủ năng lực tài chính để nhận được sư ưu đãi mà Nhà nước dành cho họ. Mặt khác, qui định về ưu đãi dành cho người lao động, trong đó có lao động nghèo, mang tính bình quân, không có sự phân biệt theo ngành, theo lĩnh vực và theo vùng là điều bất hợp lý.

Việc qui định cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp (giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng) không được mua quá mức bình quân chung của người lao động trong doanh nghiệp gây nên những bất lợi: hạn chế việc thực hiện mục tiêu huy động vốn, gây tâm lý hoài nghi đối với những người lao động trong doanh nghiệp có vốn nhưng không dám mua nhiều cổ phần khi cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp chỉ mua ở mức hạn chế.

Chưa có môi trường thật sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Một số nơi coi công ty cổ phần là doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên không được ưu ái như doanh nghiệp Nhà nước. Mặt khác, do trước đây Luật công ty và Luật doanh nghiệp Nhà nước đều chưa qui định rõ vai trò quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp đa sở hữu có vốn Nhà nước góp, nên mỗi nơi vận dụng theo nhận thức riêng, không thống nhất.

2.3.3. Những vướng mắc liên quan đến tổ chức quá trình chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần:

Việc chọn doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần

nghiệp Nhà nước. Trong thực tế, việc doanh nghiệp tự nguyện đăng ký có thể dẫn đến nhiều sự chậm trễ vì doanh nghiệp có tư tưởng chờ đợi; còn việc cơ quan chủ quản ra quyết định doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa lại có thể vấp phải phản ứng khi doanh nghiệp chưa quyết tâm thực hiện.

Chủ trương cổ phần hóa của Đảng và Nhà nước chưa được quán triệt đầy đủ ở các Bộ, ngành và địa phương, đặc biệt là ở các khâu trung gian như: sở, ban ngành và các tổng công ty. Chưa có một chế tài cụ thể đối với việc chấp hành chủ trương cổ phần hóa, thậm chí có nơi không triển khai cuõng khoâng sao.

Hoạt động của Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp Nhà nước còn rất hạn chế vì thành phần của Ban này chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm nên chưa dành nhiều thời gian và trí tuệ cho côg việc phức tạp này. Ơû doanh nghiệp, cán bộ quản lý cùng lúc phải lo hai công việc trọng yếu: duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; thực hiện công việc liên quan đến việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần. Trong khi đó sự trợ giúp của các cơ quan quản lý Nhà nước hữu quan chưa đủ cần thiết.

2.3.4. Vướng mắc trong việc soạn thảo phương án kinh doanh và ủieàu leọ coõng ty coồ phaàn:

Phương án kinh doanh của doanh nghiệp sau khi chuyển thành công ty cổ phần chưa được đặt vào vị trí tương xứng và do thiếu những thông tin cần thiết, vì vậy phương án này thường được soạn thảo sơ sài, ít có giá trị thực tế.

Bản điều lệ mẫu đã có tác dụng nhất định trong việc soạn thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần. Song từ 01/01/2000 Luật doanh nghiệp, trong đó có những điều khoản qui định về công ty cổ phần, bắt đầu có hiệu lực thi hành, điều này đặt ra yêu cầu phải chỉnh lý Điều lệ

các công ty đang hoạt động và điều lệ mẫu. Sự chậm trễ này có thể gây nên những khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp.

Tóm lại, việc phân tích hiện trạng của hệ thống doanh nghiệp Nhà nước cho thấy cổ phần hóa là tiến trình tất yếu và giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước do Đảng và và Nhà nước đề ra. Tuy nhiên do nhiều nhân tố chủ quan cũng như khách quan , tiến trình này diễn ra rất chậm chạp và chưa đáp ứng được sự mong đợi từ phía Nhà nước, doanh nghiệp cũng như công chúng. Trên cơ sở phân tích những nhân tố đã và đang cản trở tiến trình này, trong chương 3 tác giả xin được đề xuất một số giải pháp và chính sách sách để thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa.

Một phần của tài liệu một số giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)