CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đánh giá tác động đến môi trường không khí từ quá trình sản xuất rượu tại làng Vân
4.1.3 Bãi thải và nguồn tiếp xúc
Qua kết quả quan trắc thì các chất gây ô nhiễm không khí trong quá trình nấu rượu được thải ra trực tiếp vào môi trường không khí và không qua bất ki một hệ thống xử lí nào.
Các chất thải dạng khí và bụi có sự lan tỏa rất nhanh trong không khí dựa vào nguyên lí Gauss trong phân phối chuẩn. Với mỗi lò cao từ 0,7-1m thì mức độ lan tỏa của chất thải độc hại trong không khí sẽ gấp 15-30 lần chiều cao thực tế của lò nấu (hthực tế = hlò nấu + hmực nước biển; với h là chiều cao lò nấu) nên sự lan tỏa thực tế của bụi và khí thải trong không khí vào khoảng 233m.
Trong khi đó quá trình sản xuất theo quy mô hộ gia đình (mỗi hộ có từ 1-2 lò nấu), mật độ dân số cao, các nhà dân xây dựng gần nhau nên lượng bụi và khí thải tạo ra ảnh hưởng tương tác lẫn nhau là khá lớn trên diện rộng.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà - 22 - Lớp: K33A Sinh - KTNN Quy tắc phân phối Gauss trong phân phối chuẩn được trình bày bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Quy tắc phân phối Gauss trong phân phối chuẩn
4.1.4 Hậu quả ô nhiêm môi trường không khí
Qua kết quả phân tích cho thấy rằng lượng khí thải độc hại được tạo ra trong quá trình sản xuất rượu cao hơn với tiêu chuẩn cho phép rất nhiều và hậu quả là sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ động-thực vật và con người nơi đây.
a. Khí CO2:
Chất khí thải được tạo ra trong quá trình làm chín nguyên liệu và chưng cất rượu là CO2. Nếu CO2 ở nồng độ cho phép nó sẽ không gây độc nhưng nếu ở nồng độ cao nó sẽ làm tăng lượng thán khí.
Khi con người tiếp xúc với một lượng lớn CO2 thì nồng độ CO2 trong máu tăng lên, vì vậy nhịp hô hấp của những người này sẽ cao hơn người bình
L1 L2 L2 L1
M M
h
Ghi chú: EX
h: chiều cao lò nấu rượu M: Mật độ bụi cao nhất
L1+L2: phạm vi lan toả (L1=L2)
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà - 23 - Lớp: K33A Sinh - KTNN thường (khoảng 8 lần). Mặt khác khi nồng độ CO2 trong máu tăng lên làm tăng áp suất CO2 trong máu, qua đó làm giảm ái lực của Oxyhemoglobin (HbO) tức làm tăng quá trình phân giải HbO. Do đó gây ra hiện tượng thiếu máu, ốm sốt lao động, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất và tình trang sức khỏe của người dân đặc biệt là hiện tượng thiếu máu ở trẻ em và tai biến mạch máu não ở người già.
Nồng độ CO2 tăng trong không khí cũng tác động lên giác mạc, lúc đầu sẽ gây nên hiệu ứng chảy nước mắt sau sẽ làm khô giác mạc từ đó làm giảm thị lực của con người và tăng xác suất các bệnh về mắt.
Đối với những loại cây trồng xung quanh nơi sản xuất khi tiếp xúc với CO2 sẽ làm giảm khả năng quang hợp, cây sinh trưởng và phát triên kém, thời gian lá bị già hóa nhanh hơn rất nhiều, đối với một số loại cây nhạy cảm với CO2 gây nên hiện tượng táp lá trầm trọng.
Mặt khác khí CO2 cùng với hơi nước và các khí 3 nguyên tử khác trong khí quyển tạo nên hiệu ứng nhà kính làm bề mặt trái đất nóng lên. Sự nóng lên của trái đất kéo theo rất nhiều những hậu quả nghiêm trọng de doạ tới sự tồn tại và phát triển của loài người.[3]
b. Khí CO:
CO là chất khí nhẹ, không màu, không mùi, rất bền với nhiệt, ít tan trong nước và nó gây độc với những đối tượng tiếp xúc với nó. CO được tạo thành từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch thiếu ôxy. Khí CO rất dễ xâm nhập vào trong máu thông qua hệ hô hấp, khi xâm nhập vào cơ thể khí CO rất khó bị đào thải vì ái lực của nó với Hb là rất lớn (cao hơn gấp 25 lần so với O2) để tạo HbCO bền vững. Lượng CO trong không khí tăng ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ hô hấp, hệ tuần hoàn máu, hệ thần kinh, gây suy hô hấp, thiếu máu và ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ. Ở nồng độ 250ppm CO có thể gây tử vong cho con người. Đặc biệt đối với trẻ em sơ sinh, chúng rất dễ bị tổn
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà - 24 - Lớp: K33A Sinh - KTNN thương nếu tiếp xúc với một lượng nhỏ CO vì hồng cầu của trẻ em khác với hồng cầu của người lớn, hồng cầu của trẻ em rất nhạy cảm và có thể bị biến dị, mất chức năng nếu tiếp xúc với 1 lượng nhỏ khí CO. [4]
Hàm lượng khí CO tăng làm rối loạn quá trình quang hợp của cây xanh do nó kết hợp với chlorophill A và B của cây để tạo thành hợp chất không phân li, không tham gia được các phản ứng quang hợp. Hậu quả đó là làm cây bị úa, táp lá và đẩy nhanh quá trình già hóa.[6]
c. Khí NOx và SOx:
Quá trình nấu rượu còn tạo ra khí NxOy, SOx… chúng đều là những khí có tỉ trọng lớn hơn không khí và gây độc ở nồng độ cao. Đặc biệt, khi phát tán ra môi trường không khí nếu gặp điều kiện độ ẩm cao hoặc những đám mây mưa chúng sẽ tạo ra những loại axit tương ứng:
NOx + H2O HNO3 SOx + H2O H2SO4
Các acid này tồn tại trong không khí ở hai dạng đó là những giọt sương mù axit (smog) khi kết với H2O của độ ẩm không khí hoặc tạo thành mưa axit khi ngưng tụ với các tầng mây mưa và rơi xuống đất.
Các giọt smog thường lở lửng ở tầng thấp ngay xung quanh môi trường sản xuất do chúng có khối lượng riêng nặng hơn không khí. Đặc biệt trong giai đoạn những tháng giêng, tháng hai, tháng ba âm lịch, khi mà độ ẩm lên một ngưỡng khá cao. Các giọt smog có khả năng bám vào các lá cây non gây nên hiện tượng táp và úa lá hoặc tác dụng với những công trình xây dựng có chứa sắt và canxicácbônát (CaCO3) làm cho công trình bị hư hại nặng nề. Mặt khác, nếu con người thường xuyên hít phải những hạt smog thì chúng sẽ bám vào niêm mạc phổi gây nên bệnh phổi mãn tính rất cao, đặc biệt là người già và trẻ em.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà - 25 - Lớp: K33A Sinh - KTNN Mưa axit là những hạt mưa có chứa lượng axit cao, khi rơi xuống mặt đất và nước chúng sẽ làm đất và nước bị nhiễm axit, như vậy sẽ tiêu diệt những loài nào không có khả năng thích nghi với môi trường có nồng độ axit cao như những loài sinh vật có vỏ đá vôi, các loại chim sử dụng những loài có vỏ đá vôi làm thức ăn, từ đó làm mất cân bằng sinh thái và giảm đa dạng sinh học.
Mặt khác các giọt smog hoặc mưa axit khi tiếp xúc với mắt hoặc với da sẽ gây nên những bệnh về mắt như khô giác mạc, viêm giác mạc… hoặc các bệnh viêm da với số lượng lớn.[6]
d. Bụi, bụi PbO
Bụi được tạo ra với lượng khá lớn trong quá trình nấu rượu. Lượng bụi này tác động vào cơ thể con người thông qua hệ hô hấp và làm suy giảm chức năng hệ hô hấp, từ đó kéo theo nhiều những ảnh hưởng khác. Đặc biệt, lượng bụi sinh ra có bụi kim loại PbO rất độc hại, PbO có thể thâm nhập vào cơ thể và làm rối loạn các quá trình trao đổi chất trong cơ thể và là chất gây ung thư.
4.1.5 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí đến sức khỏe của người dân làng Vân và hệ sinh vật trong vùng.
4.1.5.1 Ảnh hưởng tới sức khỏe người dân
Kết quả của chúng tôi về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí đến sức khỏe của người dân được thể hiện thông qua bảng sau:
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà - 26 - Lớp: K33A Sinh - KTNN Bảng 5: Số người mắc một số bệnh từ năm 2006-2009
Năm 2006 2007 2008 2009
STT Tổng người 3942 4036 4072 4222
Số người 2996 3116 3262 3487
1 Hô hấp
% 76.00 77.21 80.11 82.59
Số người 24 24 25 28
2 Tim
mạch
% 0.6 0.6 0.61 0.67
Số người 2366 2430 2472 2583
3 Tiêu
hoá % 60.02 60.21 60.71 61.18
Số người 2018 2083 2130 2288
4 Da
% 51.2 51.6 52.3 54.2
Số người 1549 1606 1706 1790
5 Phụ
khoa
% 39.29 39.79 41.90 42.40
Số người 520 650 672 752
6 Mắt
% 13.2 16.1 16.5 17.8
Số người 0 2 5 7
7 Ngất
lâm sàn % 0 0.050 0.123 0.166
Dựa vào bảng trên ta thấy việc tạo ra hàng loạt các khí và bụi độc hại nên người dân nơi đây bị mắc các bệnh về đường hô hấp, ngoài da, tim mạch, mắt là rất lớn: 82,59% người dân bị mắc bệnh hô hấp (suy hô hấp, viêm phế quản, viêm hô hấp cấp…). Theo thống kê năm 2009 thì số người bị mắc bệnh ngoài da lên tới con số 54,2%. Số nguời bị mắc các bệnh về mắt và tim mạch cũng
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà - 27 - Lớp: K33A Sinh - KTNN khá cao với tỉ lệ tương ứng là 17,8% và 0.67%. Mặt khác số người chết hàng năm do bệnh tim mạch lại có tỉ lệ cũng rất cao; năm 2009 làng có 58 người chết thì số người chết do tim mạch là 16 người chiếm 3,68% và ngày càng tăng tính từ năm 2006-2009.
Đặc biệt trẻ em nhỏ hơn 10 tuổi thì tỉ lệ mắc lên tới 92,3%.
Bảng 6: Số trẻ em dưới 10 tuổi mắc bệnh hô hấp từ năm 2006-2009
Năm 2006 2007 2008 2009
Tổng số trẻ em 302 312 321 293
số trẻ em 273 287 292 270
Hô hấp
% 90.5 92.1 91.1 92.3
Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp ở trẻ em nhìn chung có xu hướng tăng qua các năm và luôn ở mức cao.
4.1.5.2 Ảnh hưởng tới hệ sinh vật trong vùng.
Với việc môi trường không khí bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì hệ động thực vật tại làng Vân đang suy giảm rất lớn, công trình xây dựng bị ảnh hưởng và sức khỏe của người dân ngày càng giảm sút. Cụ thể như sau:
Theo kết quả thực địa, thực vật tại làng Vân khá nghèo nàn và không được phong phú như các vùng khác trên cùng địa bàn. Các cây sinh sống chủ yếu là những loại cây có hệ số chịu đựng với môi trương không khí ô nhiễm cao, đó là những cây có lớp sáp dày (giúp chịu sương, mưa axit, chịu bụi và nhiệt độ cao): ổi, chuối, xà cừ… đặc biệt tại nơi đây chúng tôi không tìm thấy bất kì dấu hiệu xuất hiện nào của địa y (Lichenes) một loại sinh vật rất nhạy cảm với nguồn không khí ô nhiễm khi nồng độ SOx tăng cao. Mặt khác số lượng những loài thực vật bị táp lá và chết lại xuất hiện khá nhiều.