CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3 Hệ thống giải pháp
4.3.2 Một số giải pháp của đề tài
4.3.2.1 Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
4.3.2.1.1 Giải pháp lâu dài
Hiện nay làng Vân có một “bãi làng nghề” được quy hoạch từ năm 2005 nhưng đến nay vẫn bị bỏ hoang do chưa có vốn đầu tư.Chúng tôi đưa ra mô hình tập trung các hộ sản xuất rượu gạo lên bãi làng nghề để phát triển được thể hiện bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Mô hình quy hoạch tập trung các hộ gia đình di dời nơi sản xuất đến bãi làng nghề.
Bước 1: Điều tra trong làng có bao nhiêu gia đình nấu rượu. Lưu ý:
Phân loại những gia đình nấu rượu gạo và nấu rượu sắn để thuận lợi hơn cho những bước sau.
Điều tra các hộ gia đình nấu rượu
Vận động &
tuyên truyền
Đầu tư & hỗ trợ vốn
Quy hoạch &
tập trung Sản xuất
Xây dựng cơ sở vật chất & hạ tầng
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà - 33 - Lớp: K33A Sinh - KTNN
Bước 2: Vận động và tuyên truyền những hộ gia đình làm rượu di rời nơi sản xuất lên bãi làng nghề bằng việc cung cấp những lợi ích của việc di rời lò nấu rượu như: sẽ được hỗ trợ về kỹ thuật và vốn đầu tư, sẽ thuận lợi cho việc thu mua nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, tận dụng sản phẩm thải và không ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe của người dân.
Bước 3: Đầu tư và hỗ trợ vốn cho người dân. Để việc quy hoạch và tập trung có hiệu quả thì phải cấp vốn đầu tư cho người dân trước. Việc cấp vốn đầu tư phải được đảm bảo cam kết và được hai bên chấp thuận. Đồng thời việc cấp vốn chỉ áp dụng đối với những gia đình nấu rượu thực sự tức nghề nấu là nghề cung cấp nguồn sông và thu nhập của họ, có như vậy sẽ không sợ những “hỗ trợ ảo”.
Bước 4: Sau khi thống kê những hộ gia đình đăng ký di rời lò sản xuất lên bãi làng nghề thì chính quyền địa phương cần xin ngân sách hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất của tỉnh và huy động vốn đóng góp của từng hộ dân để tạo dựng cơ sở vật chất hạ tầng tại bãi làng nghề. Lưu ý, việc xây dựng cơ sở hạ tầng phải khoa học theo hướng hiện đại để có thể tập chung các sản phẩm thải tạo ra trong quá trình sản xuất rượu một cách tiện lợi và hợp lí nhất.
Bước 5: Quy hoạch tập trung những hộ gia đình đồng ý tham gia mô hình sản xuất tại bãi làng nghề và chuẩn bị công tác hỗ trợ di rời lò sản xuất.
Lưu ý quá trình di dời phải có sự phân vùng tức có sự phân vùng giữa khu sản xuất rượu sắn và phân vùng khu sản xuất rượu gạo để quá trình sản xuất và xử lí chất thải được hiệu quả hơn.
Theo thống kê thì tại làng Vân có một hợp tác xã rượu gạo Vân Hương đang có sự kết hợp sản xuất của 5-7 hộ gia đình việc làm như vậy sẽ tạo điều kiện cho các hộ khác học tập làm theo và kết quả chúng ta sẽ hình thành nên một cụm công nghiêp sản xuất rượu theo quy mô công nghiệp.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà - 34 - Lớp: K33A Sinh - KTNN
Ưu điểm:
Những cụm sản xuất theo quy mô công nghiệp được hình thành thì mô hình sản xuất và tập trung các sản phẩm thải cũng theo quy mô công nghiệp như vậy việc xử lí các sản phẩm thải tạo ra sẽ tiện lợi và triệt để hơn rất nhiều từ khâu vận chuyển nguyên nhiên liệu tới khâu sản xuất và xử lí chất thải.
Mặt khác bãi làng nghề đã được bố trí cách xa khu dân cư, chính vì vậy thuận lợi hơn rất nhiều cho khâu vận chuyển, sản xuất và xử lí chất thải.
Khi hình thành cụm sản xuất rượu thì việc người dân làng Vân giữ gìn và bảo tồn nghề truyền thống nấu rượu được tốt hơn, rượu Vân càng có chỗ đứng vững trắc trên thị trường trong và ngoài ngoài nước.
Nhược điểm: Do tính chất bí truyền dòng họ, được truyền từ đời này sang đời khác, chính vì vậy việc tuyên truyền, vân động người dân tham gia di rời nơi sản xuất lên bãi làng nghề là khá khó chúng ta cần phải có thời gian để có thể thực hiện việc tuyên truyền ấy.
4.3.2.1.2 Giải pháp tạm thời
a. Xử lí ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí được đánh giá xuất hiện trong khâu vận chuyển nguyên liệu, khâu làm chín và chưng cât nguyên liệu. Chính vì vậy để giải quyết nhanh chóng vấn đề ô nhiễm không khí thì chúng tôi đề ra những biện pháp sau đây:
Thay nguyên liệu than bùn và than tổ ong bằng than đá để giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm. Sử dụng than đá thay cho than bùn do than đá có độ cháy cao, lượng tạp chất thấp vì vậy sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế và làm giảm ô nhiễm môi trường.
Đối với mỗi gia đình sản xuất rượu thì nên tạo một ống khói tự tạo trên đỉnh mái nhà để lượng khí thải không tồn tại quá lâu trong căn bếp chứa lò nấu. Việc này khá đơn giản nhưng hầu như không được người dân áp dụng.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà - 35 - Lớp: K33A Sinh - KTNN
Trong khâu vận chuyển và thu mua nguyên liệu chúng ta có thể đóng gói bao bì với tải lượng 60kg/bao để tránh sự rơi vãi và phát tán bụi vào không khí. Phun nước định kì trong những ngày lượng xe chuyên chở lớn.
Với việc nhằm giảm thiểu sự tác động của các loại khí và bụi thì chúng ta có thể sử dụng mô hình trồng cây xanh quanh khu vực nấu rượu đặc biệt là những loại cây có khả năng chịu nhiệt và chiụ được những sản phẩm thải trong quá trình đốt than như cây trúc đào (Nerium le - ander L) hoặc cây dâu da xoan (Allospondias lahonensis), cây xà cừ… chúng ta cũng có thể lợi dụng hướng gió để có thể xắp xếp vị trí lò nấu sao cho lượng khí tạo ra không phả trực tiếp và nơi ngủ nghỉ của người dân.
b. Xử lí chất thải rắn
Chất thải rắn đó chính là lượng xỉ tạo ra trong qua trình làm chín và chưng cất nguyên liệu ủ, chúng thường được đổ tại xung quanh ngõ xóm làm ảnh hưởng tới môi trường, sức khoẻ của người dân và cảnh quan. Chính vì vậy lượng chất thải tạo ra phải được tập trung tại một nơi xử lí riêng.
Khi đã tập chung tại một cơ sở xử lí riêng chúng ta tiến hành làm vật liệu để đóng gạch ba lanh, một loại vật liệu được xử dụng khá rộng rãi và phổ biến tại các vùng nông thôn hoặc có thể phân loại và sử dụng để làm các sản phẩm như hòn non bộ hay các loại tương leo cho các loại cây dây leo.
c. Xử lí ô nhiễm tiếng ồn
Lượng tiếng ồn tạo ra do các ô tô tải tạo nên trong giai đoạn thu mua nguyên liệu chính vì vậy cần tập trung nguyên liệu tại một cơ sở xa trường học, trạm y tế, sau đó phân phối tới các gia đình bằng các phương tiện chuyên chở tại địa phương không gây tiếng ồn.
d. Xử lí ô nhiễm nhiệt
Lượng nhiệt thừa tạo ra trong quá trình làm chín và chưng cất rượu. Để xử lí nhiệt thừa hiệu quả nhất chúng ta có thể sử dụng khăn ẩm đắp lên chính
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà - 36 - Lớp: K33A Sinh - KTNN những ang đựng nguyên liệu ủ vừa điều hòa lượng nhiệt vừa điều hòa quá trình lên men rượu của nấm men sao cho thích hợp.
Phun nước thành các hạt nhỏ. Các hạt sẽ hấp thụ nhiệt và biến thành hơi.
Trồng cây xanh có khả năng hấp thụ nhiệt cao.Ở những nơi trồng cây xanh nhiệt độ có thể giảm từ 2 – 30C so với nhiệt độ môi trường.
4.3.2.2 Giải pháp giảm tác động tiêu cực tới sức khỏe con người
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sựu tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1, Luật BVMT của Việt Nam, 1993). Do đó các cơ quan chức năng phải tuyên truyền, giáo dục cho người dân BVMT chính là bảo vệ sức khỏe và sự sống của mình bằng những hình thức như:
Tuyên truyền, phát động các cuộc thi tìm hiểu về môi trường, tổng vệ sinh nơi sản xuất, nơi sinh hoạt và làng xóm.
Tổ chức khám định kì sức khỏe cho người dân trong làng.
Tuyên truyền người dân có ý thức tự bảo vệ bản thân mình và gia đình, trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà - 37 - Lớp: K33A Sinh - KTNN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nghề nấu rượu truyền thống tại làng Vân đã đem lại những lợi ích kinh tế, đời sống của người dân được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, nếu chỉ có thành tựu về kinh tế thì vẫn chưa thể đem lại sự phát triển bền vững cho làng nghề.
Bên cạnh thành tựu kinh tế, hoạt động sản xuất rượu đã và đang gây ra các hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Môi trường tự nhiên và môi trường lao động bị ô nhiễm nghiêm trọng do các chất thải độc hại không qua xử lý mà thải trực tiếp vào môi trường. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân và hệ sinh vật trong vùng.
Người dân, các cấp chính quyền đã nhận thức được về tác hại của ô nhiễm môi trường và đã có bước đầu khắc phục. Tuy nhiên các giải pháp chưa mang tính toàn diện và lâu dài đòi hỏi phải có sự phối hợp của người dân và các cấp chính quyền.
Hoạt động sản xuất rượu với công nghệ thủ công, lạc hậu,quy mô nhỏ lẻ nên sản lượng và chất lượng rượu chưa cao, khó cạnh tranh với các thương hiệu rượu khác trên thị trường yêu cầu người dân phải cải tiến kỹ thuật để tồn tại và phát triển.
2. Kiến nghị
Các cấp quản lý Trung ương cần khẩn trương hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT làng nghề. Tuyên truyền, giáo dục người dân ý thức BVMT.
Các cấp chính quyền quan tâm đến tình hình sức khỏe của người dân bằng các công tác y tế định kì.
Các hộ sản xuất có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về BVMT, có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của mình.
Các cấp chính quyền hỗ trợ thực hiện các giải pháp đề tài đưa ra.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà - 38 - Lớp: K33A Sinh - KTNN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.S Dương Thanh An và nhiều người khác (2008),Báo cáo môi trường quốc gia – Môi trường làng nghề Việt Nam.
2. Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lê Minh (2005), Làng nghề Việt Nam và môi trường, NXb Khoa học và kỹ thuật.
3. Lê Văn Khoa (2008), Khoa học môi trường, NXb Giáo dục.
4. PGS.TS.Nguyễn Quang Mai (2004): Sinh lí học động vật và người. NXb Khoa học kĩ thuật .
5. Phòng Tài nguyên và môi trường, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Việt Yên, Bắc Giang.
6. http://google.com.vn
7. http://hiephoilangnghevietnam.apps.vn 8. http://maxreading.com
9. http://tintuc.xalo.vn
10. http://www.vanhoabacgiang.vn 11. http://vov.vn
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà - 39 - Lớp: K33A Sinh - KTNN PHỤ LỤC BẢNG
Bảng 8: Bảng kiểm soát dân số nấu rượu
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
STT
Số hộ gia đình 876 897 905 918 930
Số hộ gia đình
nấu rượu 675 689 703 711 711
1
Tỉ lệ % 77.05 76.81 77.68 77.45 76.45 Số hộ nấu rượu
gạo 52 55 57 62 81
2
Tỉ lệ % 5.94 6.13 6.30 6.75 8.71
Số hộ nấu rượu
sắn 623 634 646 639 630
3
Tỉ lệ % 71.12 70.68 71.38 69.61 67.74
Bảng 9: Bảng sử dụng nguyên liệu than của một hộ dân
STT Đơn vị đo Số lượng than sử dụng (kg)
Tải lượng xỉ tạo ra (kg)
1 1 mẻ 12 3
2 1 ngày 36 9
3 1 tháng 1080 270
4 1 năm 12960 3240
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà - 40 - Lớp: K33A Sinh - KTNN
PHỤ LỤC ẢNH
Ảnh 1: Bản đồ xã Vân Hà – H. Việt Yên – T. Bắc Giang
Ảnh 2: Bãi chứa nhiên liệu than bùn
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà - 41 - Lớp: K33A Sinh - KTNN Ảnh 3: Bãi xỉ than
Ảnh 4: Nơi chứa nhiên liệu tại hộ gia đình
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà - 42 - Lớp: K33A Sinh - KTNN Ảnh 5: Nguyên liệu sắn được ủ men và ủ ang
Ảnh 6: Khâu chưng cất rượu