Thị trường chứng khoán Việt Nam trước năm 2010

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 21 - 25)

2. Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm

2.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam trước năm 2010

2.1.1Về khung pháp lý, thể chế chính sách:

Luật CK có hiệu lực từ 01/01/2007 tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất là cơ sở pháp lý để TTCK phát triển. Tuy nhiên Luật CK Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như: phạm vi điều chỉnh hẹp, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, một số quy định còn chồng chéo…. Do vậy 24/11/2010 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CK được ban hành nhằm phát huy hiệu quả vai trò quản lý của cơ quan nhà nước cũng như bảo vệ hơn nữa cho các nhà đầu tư.

2.1.2 Về quy mô thị trường, hàng hóa (nguồn cung) và giao dịch trên TTCK Việt Nam Giai đoạn 2000-2005, vốn hóa thị trường đạt trên dưới 1% GDP là giai đọan hoạt động khá trầm của TTCK Việt Nam, tuy nhiên với 2 công ty niêm yết thì hàng hóa quá khan hiếm nên chỉ số VN Index tăng và đạt đỉnh điểm là 571,04 điểm ngày 25/06/2001. Sau đó thị trường sụt giảm suốt 3 năm.

Kể từ 2006 tăng mạnh đạt 22,7% và tiếp tục tăng trưởng trên 47% năm 2007. Tuy nhiên trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, và mức vốn hóa giảm hơn 50%. Năm 2009 với nhiều nỗ lực từ cơ quan quản lý nhà nước tính đến cuối năm có 541 doanh nghiệp niêm yết, giá trị vốn hóa thị trường đạt 37,71% GDP tương đương 21.000 tỷ đồng.

(Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước www.ssc.gov.vn)

Huy động vốn trên TTCK thực tế chỉ mới phát sinh từ năm 2006 trở lại đây. Trong năm 2006, 44 công ty chào bán hơn 203 triệu cổ phiếu, đến năm 2007 thì họat động phát hành bùng nổ với gần 200 đợt phát hành của 192 công ty và 4 NHTM, tổng lượng vốn đạt gần 40.000 tỷ VNĐ, đây là thời hoàng kim không chỉ đối với các nhà đầu tư mà còn cho doanh nghiệp cổ phần thông qua TTCK mà lượng vốn huy động tăng lên đáng kể giúp doanh nghiệp gia tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh. Tháng 3/2007 VN-Index đạt kỷ lục 1,170.67 điểm và HASTC-Index đạt 459.36 điểm. Sự bùng nổ của TTCK năm 2006-2007 chịu ảnh hưởng nhiều từ: tình hình kinh tế vĩ mô đạt nhiều thanh tựu, chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN cuối năm 2005-2006 đã tạo thêm nguồn hàng cho TTCK, góp phần đưa thị trường đi lên.

Ngoài doanh nghiệp thì hoạt động huy động vốn của Chính phủ thông qua kênh phát hành trái phiếu qua SGDCK dần chiếm tỷ trọng lớn. Giai đoạn 2004-2007, giá trị trái phiếu niêm yết so với GDP tăng đáng kể, đạt 11,3% GDP, nhiều quy định mới được áp dụng nhằm thúc đẩy giao dịch trái phiếu kết quả tính thanh khoản của thị trường tăng dần. Tuy nhiên đến 2009 giá trị trái phiếu niêm yết giảm xuống 10,81% do sự biến động lãi suất.

Mặc dù TTCK Việt Nam có những lúc phát triển nhảy vọt nhưng vẫn còn nhiều biến động và hạn chế về tính thanh khoản, chất lượng hàng hóa trên TTCK cần được đảm bảo, vấn đề phát triển quy mô TTCK Việt Nam phải nhắm vào các yếu tố cơ bản dài hạn, từ nền tảng kinh tế vĩ mô đến cơ sở hạ tầng, và chất lượng dịch vụ trên thị trường.

2.1.3Về các nhà đầu tư tham gia trên thị trường chứng khoán Việt Nam:

Số lượng các nhà đầu tư tham gia TTCK ngày càng đông đảo. Số lượng nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, trong nước và nước ngoài đã gia tăng đáng kể. Từ khoảng gần 3.000 tài khoản nhà đầu tư tham gia khi mới mở cửa thị trường vào năm 2000, tính đến nay đã có trên 823.000 tài khoản giao dịch, trong đó số nhà đầu tư tổ chức trong nước là 2.662, số nhà đầu tư cá nhân trong nước là 807.558, số nhà đầu tư nước ngoài là hơn 13.000 nhà đầu tư. Tuy nhiên, hệ thống nhà đầu tư của chúng ta chưa đa dạng, cấu trúc cầu đầu tư hiện tại chưa bảo đảm sự tăng trưởng một cách bền vững. Hệ thống nhà đầu tư tổ chức chưa phát triển làm hạn chế sự phát triển của TTCK mà đặc biệt là thị trường thị trường cổ phiếu.

2.1.4Về hệ thống các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán

GVHD: GS TS Dương Thị Bình Minh Trang 23

Hệ thống các tổ chức kinh doanh, dịch vụ CK phát triển nhanh về quy mô và năng lực nghiệp vụ. Đến nay có 105 công ty CK và 46 công ty quản lý quỹ hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh không đồng đều và có sự phân hóa rõ rệt.

Mới chỉ có 33/46 công ty đã triển khai hoạt động quản lý tài sản, trong đó mới có 14 công ty huy động được quỹ. Số thành viên lưu ký của TTLKCK là 122 thành viên, trong đó có 8 ngân hàng lưu ký và 12 tổ chức mở tài khoản trực tiếp. Số lượng người hành nghề tăng nhanh, từ năm 2007 đến 2009 đã có gần 8400 người hành nghề được cấp chứng chỉ.

Tuy nhiên, việc tăng quá nhanh số lượng các tổ chức kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho TTCK, với năng lực về vốn và chuyên môn còn hạn chế, tiềm ẩn rủi ro hệ thống và chưa tương xứng với hiệu quả hoạt động chung của thị trường.

2.1.5Về tổ chức thị trường

Về cơ cấu tổ chức, việc tách các SGDCK và TTLKCK trở thành pháp nhân độc lập khỏi UBCKNN đã đạt được kết quả nhất định trong việc tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng tổ chức vận hành TTCK.

Việc phân chia thị trường tập trung thành hai thị trường bộ phận với cùng một phương thức giao dịch dựa trên các điều kiện niêm yết về lợi nhuận và vốn điều lệ đã góp phần quan trọng mở rộng thị trường có tổ chức, phát huy tính năng động của các TTGDCK/SGDCK. Tuy nhiên, mô hình này làm tăng chi phí xã hội, chưa phù hợp với xu thế quốc tế là sáp nhập, hợp nhất để tăng sức cạnh tranh và gây khó khăn cho công tác phát triển chiều sâu để khai thác tối đa hệ thống công nghệ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khác nhau của thị trường.

Thị trường giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết mới được hình thành dưới hình thức hệ thống giao dịch Upcom, chưa phát huy được vai trò tạo lập thị trường. Ngoài ra, số lượng cổ phiếu đưa vào giao dịch còn thấp so với số lượng công ty đại chúng và thiếu hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

2.1.6Về hoạt động quản lý, giám sát thị trường

Trong giai đoạn 2000-2009, công tác quản lý Nhà nước và điều hành TTCK được thực hiện tương đối linh hoạt, bảo đảm TTCK vận hành an toàn và phát triển ổn định, không để xảy ra đổ vỡ, xáo trộn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội. Hoạt động quản lý và giám sát TTCK với trọng tâm lấy việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư là nòng cốt; các chính sách quản lý TTCK đã thể hiện mục tiêu tăng cường tính công khai, minh bạch, từng bước áp dụng các thông lệ về quản trị công ty tốt, các

chuẩn mực về kế toán, kiểm toán quốc tế và khuyến cáo của Tổ chức quốc tế các UBCK (IOSCO).

Thiết lập cơ chế giám sát TTCK chuyên sâu theo thông lệ quốc tế. Công tác thanh tra, giám sát của UBCKNN ngày càng tập trung và hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại và hạn chế nhất định như: công tác ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách điều hành thị trường chưa linh hoạt, còn bị động và chậm so với yêu cầu thực tiễn phát triển của TTCK; công tác quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w