3.2.1Tồn tại:
- Luật chứng khoán vẫn còn hẹp về phạm vi điều chỉnh, mới chỉ bao hàm những nội dung cơ bản và chưa bao quát mọi hoạt động trên TTCK theo thông lệ quốc tế;
một số quy định của văn bản hướng dẫn Luật chứng khoán còn chồng chéo;
việc ban hành các quy định pháp lý nhìn chung đều có độ trễ so với mục tiêu đề ra và nhiều quy định tại Luật CK chứng khoán chưa được hướng dẫn thực hiện. Tuy có sự giám sát của cơ quan Nhà nước nhưng vẫn tồn tại tình trạng làm giá, thao túng giá.
- Qui mô TTCK Việt Nam chưa tương xứng với tiềm lực kinh tế, nhiều công ty, doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà đối với kênh huy động này. Việc cung cấp các dịch vụ trên thị trường còn nghèo nàn (chưa có nghiệp vụ bán khống, vay ký quỹ, bán
trước ngày hoàn tất giao dịch). Hàng hóa tuy có nhiều nhưng về chất lượng tồn tại nhiều bất cập chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư và phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư.
Thông tin tài chính của công ty niêm yết cần phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, kịp thời. Thành phần tham gia đầu tư trên thị trường còn chưa đa dạng, số lượng doanh nghiệp nước ngòai còn thấp dẫn đến hạn chế dòng vốn vào thị trường.
- Trình độ kiến thức sâu về CK và TTCK của các nhà đầu tư còn chưa cao nên động thái đầu tư thường mang tính bầy đàn và chịu tác động của tâm lý rất cao khi TTCK có biến động lớn. TTCK Việt Nam còn thiếu những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường đặc biệt chưa có nhà tạo lập thị trường cho từng nhóm ngành cổ phiếu hoặc từng loại cổ phiếu nên cung cầu thị trường thường bị chi phối bởi các nhà đầu cơ.
- Hoạt động phát hành của các công ty đại chúng vẫn còn mang tính tự phát, không hoàn toàn dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Hoạt động chào bán riêng lẻ không có sự điều chỉnh đầy đủ của pháp luật và quản lý của các cơ quan có thẩm quyền dẫn đến các hành vi lạm dụng, ảnh hưởng đến sự lành mạnh của TTCK. Bên cạnh đó, việc tuân thủ chào bán ra công chúng phải đăng ký với UBCKNN còn hạn chế đã tạo nên những rủi ro tiềm ẩn cho TTCK.
- Trước tình hình lãi suất ngân hàng tăng, doanh nghiệp đã gặp khó khăn về vốn, và nay TTCK giảm sút thì “cửa” huy động vốn qua việc phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp cũng bị chặn lại. Như vậy, sẽ có rất nhiều dự án đầu tư bị đình trệ, ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có lợi nhuận thì ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của đất nước và góp phần hạn chế thu hút vốn nước ngoài.
3.2.2Nguyên nhân:
- Sự tụt dốc của TTCK thế giới. Mặc dù, TTCK Việt Nam còn rất nhỏ bé so với TTCK thế giới và chưa hoàn toàn “thông” với TTCK theo nguyên tắc “bình thông nhau”, nhưng TTCK thế giới bị sụt giảm, thì không thể không ảnh hưởng ít nhiều đối với TTCK Việt Nam. Bởi trong tổng giá trị giao dịch trên TTCK Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài hiện chiếm khoảng trên dưới 25% giá trị giao dịch.
- Do lạm phát tăng cao trong năm 2008-2009, buộc Chính phủ phải đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát lên hàng đầu, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Trước
đó để đảm bảo an toàn cho hệ thống tín dụng NHNN có Chỉ thị 03 hạn chế các NHTM cho
vay đầu tư CK. Các NHTM đã thực hiện đối với những khoản cho vay có thời hạn ngắn và các khoản cho vay mới, còn những khoản cho vay dài hạn hơn (đến hạn thu hồi sau 31/12) chưa thực hiện được. Để kiềm chế lạm phát NHNN tiếp tục thực hiện Chỉ thị 03 và sẽ kiểm tra quyết liệt hơn sẽ tạo sức ép để các NHTM có tỷ lệ cho vay vượt quá 3% tổng dư nợ tín dụng phải động đến các nhà đầu tư.
- Hiện tượng đua nhau phát hành tăng vốn điều lệ của các công ty niêm yết; cộng với một số công ty mới lên sàn hoặc sắp niêm yết cũng làm cho cung tăng cao hơn cầu. Hơn nữa, do tác động của việc IPO các DNNN mà cụ thể là Vietcombank, Sabelco… Việc IPO Vietcombank với khối lượng chào bán là 97,5 triệu CP, đây là đợt IPO có qui mô lớn nhất từ trước tới nay đã có ảnh hưởng lớn đến VN-Index. IPO Vietcombank đã có lực hút rất mạnh lượng vốn từ các thị trường giao dịch nên đã ảnh hưởng đến sức cầu của thị trường.
- Do sự tăng trưởng nóng của TTBĐS vào cuối năm 2009 đầu năm 2010, một lượng vốn lớn đã được các nhà đầu tư rút khỏi TTCK đầu tư vào TTBĐS, tuy nhiên do nền kinh tế có lạm phát, nên NHNN phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, điều đó dẫn đến hệ quả là lượng vốn rất lớn đã rút khỏi TTCK đầu tư vào TTBĐS đã bị rơi vào tình trạng “đóng băng”. Mặt khác, thị trường vàng trong thời gian này cũng diễn biến rất phức tạp, một lượng vốn lớn cũng được rút ra khỏi TTCK và đầu tư vào thị trường vàng.
- Do cơ chế cho vay đầu tư CK của các NHTM, nhất là các NHTMCP, các NH này đã thực hiện cho vay cầm cố CK với giá trị lên đến 60-70% giá cổ phiếu tại thời điểm đỉnh cao. Khi giá cổ phiếu tụt giảm quá mức và đến thời điểm đáo hạn, các NHTM tiến hành giải chấp CK.
- Dự thảo thuế thu nhập từ kinh doanh, đầu tư CK lên tới 25%, đã tác động lớn đến tâm lý nhà đầu tư. Chỉ thị 03 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành trong tháng 06-2007 quy định các NHTM cho vay đầu tư CK không được vượt quá 3% tổng dư nợ và phải đảm bảo tỷ lệ này vào thời điểm 31-12-2007. Chỉ thị đó không những chặn dòng vốn từ ngân hàng chạy sang TTCK, mà còn thu hút vốn từ TTCK về hệ thống ngân hàng, đã tác động lớn đến giá cả CK và TTCK.
- Do tâm lý “bầy, đàn” của nhà đầu tư trong nước. Hầu hết các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam là những nhà đầu tư cá nhân, nhỏ, lẻ, tiềm lực tài chính yếu, chưa có khả năng phân tích sâu, hoạt động đầu tư lại mang tính “bầy, đàn”: giành nhau mua-
giành nhau bán. TTCK Việt Nam vẫn chưa được dẫn dắt bởi các nhà tạo lập thị trường (Market Maker), đây là người môi giới - mua, bán CK giúp cho thị trường được ổn định và có tính thanh khoản cao.
T
ó m l ạ i : sự mất cân đối cung, cầu về CK, tâm lý “bầy, đàn” của nhà đầu tư nhỏ lẻ và sự ảnh hưởng bởi thông tin về sự suy thoái của nền kinh tế Hoa Kỳ là những nguyên nhân chính làm cho TTCK Việt Nam lâm vào tình trạng suy giảm như hiện nay.
CHCHƯƠNƯƠNGG IIIIII