CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP CỦA THỰC DÂN PHÁP SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)

Một phần của tài liệu Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp bắc kỳ từ 1919 đến 1945 (Trang 22 - 30)

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI BẮC KỲ TRƯỚC NĂM 1919

2.1. CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP CỦA THỰC DÂN PHÁP SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)

Sau thế chiến thứ nhất (1914 – 1918), thực dân Pháp tiến hành đầu tƣ vào Đông Dương một cách ồ ạt (nhất là Việt Nam) với tốc độ nhanh và nhanh chóng. Số vốn đầu tƣ tăng nhanh chóng. Nếu 20 năm (từ 1888 - 1918) tƣ bản Pháp đầu tư vào Đông Dương trên 1 tỉ phơ răng vàng chỉ riêng trong 5 năm (1924 - 1929) lƣợng vốn đầu tƣ của tƣ bản Pháp tăng lên 4 tỉ phơ răng. Mục tiêu đầu tƣ của tƣ bản Pháp nhằm đẩy mạnh khai thác thuộc địa, khôi phục nền kinh tế chính quốc bị sa sút sau chiến tranh và tránh nạn phá giá của đồng phơ răng. Tiến độ đầu tƣ chỉ bị ngƣng lại trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) và đƣợc đầu tƣ trở lại vào năm 1934, nhƣng tốc độ ở mức nhỏ hơn. Trong thế chiến thứ hai (1939 – 1945) hoạt động đầu tƣ không đáng kể, chủ yếu là ngân hàng Đông Dương.

Về hướng đầu tư, "nếu đầu thế kỷ XX, tư bản Pháp tập trung trước hết vào ngành khai mỏ, giao thông vận tải và thương mại thì đến đợt khai thác thuộc địa sau thế chiến 1, ngành ƣu tiên nhất lại là nông nghiệp".

- Xây dựng hệ thống ngân hàng, tiền tệ, hỗ trợ kinh tế nông nghiệp.

Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tƣ cho canh nông, chính quyền thực dân đã xúc tiến xây dựng hệ thống ngân hàng. Ở Bắc Kỳ, cơ sở của ngân hàng Nông Phố, ngân hàng Đông Dương lần lượt xuất hiện. Từ năm 1927, đại lý của ngân hàng này lần lƣợt đƣợc thiết lập ở Bắc Kỳ và nhanh chóng trở thành một tổ chức tín dụng có vai trò lớn.

Tiền tệ ở khu vực Bắc Kỳ cũng dần được ổn định. Trước đó, trên thị trường xuất hiện nhiều loại tiền khác nhau, từ đồng bạc Đông Dương, đồng phờ răng vàng, đồng bạc Mễ Tây Cơ đến tiền đồng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Nạn khan hiếm tiền đồng cùng sự đầu cơ của các con buôn khiến cho hoạt động giao thương tương đối khó khăn. Mệnh giá các thứ tiền cũng khác nhau và lên xuống thất thường.

Một nét mới trong hoạt động tín dụng đầu tƣ cho nông nghiệp là có sự góp vốn của các công ty vô danh, các công ty công thương nghiệp, các hãng buôn, hội buôn lớn.

Nhìn chung, trong giai đoạn từ 1919 đến 1945, các hoạt động tín dụng đã những khởi sắc đáng kể. Nếu như trước thế chiến thứ nhất (1914 – 1918), đầu tƣ cho nông nghiệp chỉ dừng lại ở những cố gắng của những cá nhân thì giai đoạn này, hoạt động canh nông đã có sự tham gia của nhà nước, các nhãn hàng, các công ty và tập đoàn tài chính. Hoạt động kinh doanh và lưu thông tiền tệ mở rộng là điều kiện thúc đẩy nông nghiệp Bắc Kỳ chuyển biến theo hướng kinh tế hàng hóa.

- Phát triển hệ thống thủy nông:

Sau thế chiến thứ nhất (1914 – 1918), thực dân Pháp đã đầu tƣ xây dựng hệ thống thủy nông tương đối quy mô và hiện đại, bên cạnh việc xây dựng các công trình đại thủy nông, chính quyền thuộc địa còn chú ý đến việc củng cố hệ thống tiểu nông, đắp đê, đắp đập, đào kênh mương, khơi rãnh...

So với thời kỳ trước thế chiến thứ nhất thì trong giai đoạn từ 1919 - 1945, chính quyền thực dân đã có sự đầu tƣ đáng kể cho các công trình thủy nông. Với các công trình dẫn thủy nhập điền lớn đƣợc xây dựng từ ngân sách chung Đông Dương và những dự án tiểu nông được tiến hành từ ngân sách hàng tỷ, các công trình dẫn thủy nhập điền ở Bắc Kỳ đã đảm bảo tưới cho gần 140.000 ha, đó là một bước tiến mới trong lịch sử thủy nông khu vực. Sự phát

triển của thủy nông kéo theo sự tăng trưởng của diện tích gieo trồng, góp phần tạo lên sự chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp Bắc Kỳ.

- Mở rộng các trại thí nghiệm giống, các chính sách khuyến nông.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính quyền thực dân Pháp đã đề ra một hệ thống chính sách nông nghiệp cụ thể, riêng biệt cho Bắc Kỳ mà trọng tâm nhất vẫn là vấn đề ruộng đất.

Đối với ruộng đất Bắc Kỳ, thực dân Pháp thực hiện hai chính sách cơ bản: cướp đất lập đồn điền và duy trì chế độ công điền công thổ.

* Cướp đất lập đồn điền:

Ngay sau khi bình định về quân sự, thực dân Pháp tiến hành chiếm đoạt đất đai ở Bắc Kỳ. Nhằm hợp pháp hóa cho hành động ăn cướp của mình, từ trước cuộc khai thác lần một. thực dân Pháp đã có những nghị định quy định về vấn đề nhượng đất cho người Pháp ở Bắc Kỳ.

Từ khi bắt đầu cuộc khai thác thuộc địa, công cuộc cướp đất ở Bắc Kỳ của Pháp càng trở nên ráo riết hơn bao giờ hết.

Để tạo những điều kiện tốt nhất cho hoạt động cướp đoạt ruộng đất ở Bắc Kỳ, ngày 19/4/1906, thực dân Pháp tiếp tục ra một bản nghị định mới.

Theo tinh thần của nghị định này, Thống sứ Bắc Kỳ có thể nhƣợng đồn điền tạm thời, vĩnh viễn dưới 300 ha. Nếu trên 300 ha sẽ do Toàn quyền Đông Dương cấp.

Trong nghị định ngày 6/3/1913, thực dân Pháp thể hiện rõ mục đích nhƣợng địa của mình nhƣ sau:"Những nhƣợng địa nông nghiệp có diện tích bằng hay dưới 50 ha có thể được cấp nhượng cho các công dân thần dân hay dân bảo hộ Pháp nếu muốn xin với mục đích là tạo lập ra các cơ sở, các doanh nghiệp nông nghiệp hay các xí nghiệp công nghiệp".

Vào những năm cuối của đợt khai thác thực dân Pháp tiếp tục ra các bản nghị định ngày 27/12/1913, ngày 6/3/1914 và nghị định 11/11/1914 quy

định bắt đầu từ dưới 50 ha sẽ được cho không và do các Thống sứ, Thống đốc, Khâm sứ quyết định.

Tuy nhiên, chính quyền thực dân Pháp cũng ra một số quy định đối với các điền chủ nhƣ sau:

- Chỉ đƣợc xin cấp không một đồn điền thứ hai (chỉ đƣợc cấp 2 lần là tối đa), nếu nhƣ 4/5 diện tích đồn điền thứ nhất đã đƣợc canh tác (nghị định 27/12/1913).

- Chính quyền chỉ cấp chứng nhận quyền sở hữu tạm thời và hạn cho trong một thời gian tối đa là 5 năm với điều kiện chủ đồn điền phải canh tác hết toàn bộ diện tích đồn điền đó. Hết hạn 5 năm, phần nào chƣa canh tác chính quyền sẽ thu lại. Sau đó mới cấp chứng nhận quyền sở hữu vĩnh viễn, chính thức đối với phần diện tích đã đƣợc canh tác cho chủ đồn điền (nghị định của toàn quyền Đông Dương ngày 27/12/1913, nghị định của thống sứ Bắc Kỳ ngày 6/3/1914, nghị định của thống đốc Nam Kỳ ngày 11/11/1914).

- Khi chƣa có giấy chứng nhận quyền sở hữu chính thức, chủ đồn điền không đƣợc phép nhƣợng lại đồn điền cho ai, nếu làm trái đồn điền đó sẽ bị chính quyền thu hồi lại.

Bằng những chính sách nói trên, thực dân Pháp đã ngang nhiên cướp đoạt ruộng đất của nhân dân ta, cho đến năm 1900, tổng diện tích thực dân Pháp đã chiếm để lập đồn điền ở Bắc Kỳ là 197.769 ha.

Có thể thấy trong suốt thời gian thống trị và bóc lột ở Bắc Kỳ thì đợt khai thác thuộc địa là giai đoạn thực dân Pháp cướp đất mạnh mẽ nhất.

Năm 1918, thực dân Pháp chiếm ở Bắc Kỳ 3.068 ha (chiếm tỷ lệ 26,24% so với cả nước). Năm 1919, tỷ lệ đó ở Bắc Kỳ lên tới 83,51% /59.930 ha trong tổng số 72.074 ha của Việt Nam.

Năm 1919, tỷ lệ đó xấp xỉ 25% (tức là 136.096 ha trên tổng số 469.724 ha của cả nước). Và tới năm 1920 - 1930, tỷ lệ đó gần bằng 1/7 (tức là trong 775.700 ha đất bị cướp ở Việt Nam, đất ở Bắc Kỳ đã bị chiếm là 104.000 ha).

Trước và trong cuộc khai thác lần thứ nhất, do chiến tranh loạn lạc, nhiều nông dân đã rời bỏ quê hương đi tha phương cầu thực để lánh nạn, ruộng đất của họ không có người cày cấy và bị nhà nước cướp không. Nhưng sau một thời gian lánh nạn, người nông dân trở về quê hương và đã đòi lại ruộng đất của mình. Nhiều cuộc đấu tranh đòi đất của nông dân đã diễn ra. Và đó là lý do giải thích vì sao cho đến giai đoạn cuối của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, việc cướp đất ở Bắc Kỳ của thực dân Pháp lại giảm (so với giai đoạn trước), như số liệu mà chúng tôi vừa nêu ra.

Phần lớn diện tích ruộng đất cướp được của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ đều đƣợc sử dụng để lập đồn điền, kinh doanh nông nghiệp. Từ 1914 - 1918 đã có 476 đồn điền với 417.650 ha đã đƣợc cấp nhƣợng cho các điền chủ người Pháp.

Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kỳ phần lớn tập trung ở vùng trung du, sau đó là đồng bằng và cuối cùng là thƣợng du.

Bảng 1: Sự phân bố các đồn điền của người Pháp ở Bắc Kỳ từ 1914 - 1918

Vùng

Số lƣợng đồn điền Diện tích

Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Đồng bằng 121 25,42 57,667 11,80

Trung du 299 62,81 303,717 72,50

Thƣợng du 56 11,70 57,246 13,70

Tổng 476 100 417.650,8 100

(Trích nguồn: Tạ Thị Thúy “Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kỳ”, [20, tr.112] )

Trong các đồn điền, người Pháp trồng nhiều loại cây khác nhau, từ cây trồng bản xứ nhƣ lúa đến các cây công nghiệp nhƣ cà phê, cao su, cơ cấu cây trồng trong các đồn điền có sự thay đổi qua các giai đoạn thể hiện qua việc tăng dần diện tích cà phê và giảm dần diện tích trồng lúa.

Năm 1900, diện tích đồn điền trồng lúa của người Pháp ở Bắc Kỳ là 16.952,98 ha. Đến năm 1914, diện tích đó bị giảm 34 lần chỉ còn 50.000 ha.

Việc mở mang đất lập đồn điền của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ đã làm tăng thêm diện tích canh tác trên các vùng đất thượng và trung du, từng bước phá vỡ thế độc canh cây lúa và góp phần mở rộng cơ cấu cây trồng. Nhƣng về cơ bản đó là một chính sách ăn cướp, bòn rút trắng trợn nguồn tài nguyên nông nghiệp ở Bắc Kỳ của thực dân Pháp. Cũng từ đó, người nông dân cũng bị đẩy xuống tận cùng của những nỗi khổ bởi ách áp bức của thực dân và phong kiến.

* Duy trì chế độ công điền:

Trong quá trình khai thác, bóc lột nông nghiệp ở Việt Nam thời kỳ khai thác thuộc địa, đặc biệt sau thế chiến thứ nhất. Pháp đã có những thái độ chính sách khác nhau về các loại ruộng đất ở Bắc Kỳ. Cùng với việc phát triển chế độ sở hữu ruộng đất lớn ở Nam Kỳ, thực dân Pháp chủ trương duy trì chế độ công điền, công thổ ở Bắc và Trung Kỳ.

Thực dân Pháp thể hiện mục đích duy trì chế độ công điền, công thổ qua bản nghị định 5/9/1914: "nhằm thiết lập những cơ sở khai thác nông nghiệp hoặc chăn nuôi súc vật, những đất đai bỏ không và thuộc về nhà nước ở nông thôn sẽ có thể được đem nhượng cho những người Pháp làm đơn xin nhượng" [19, tr.30].

Đó là cơ sở pháp lý đầu tiên của chúng tấn công vào chế độ công điền, công thổ ở Bắc Kỳ. Thái độ đầu tiên của thực dân Pháp đối với công điền, công thổ cũng như đối với tư điền là cướp đoạt trắng trợn, tự do.

Công điền, công thổ ở Bắc Kỳ bị xâm phạm nghiêm trọng vì trong những phần nhƣợng địa của Pháp đều nằm ỏ vùng trung du, ven đồng bằng Bắc Kỳ, nơi chiến sự xảy ra giữa thực dân Pháp và nghĩa quân kháng Pháp, dân chúng phải tránh đi nơi khác và ruộng đất của nông dân trỏ thành ruộng đất vắng chủ.

Sau khi dân chúng từ nơi phiêu tán trở về làng cũ, vì mất đất họ đã đấu tranh đòi lại ruộng cũ từ chính quyền thực dân. Một cuộc đấu tranh đó kéo dài cho đến khi Pháp phải nhƣợng bộ vào đầu thế kỷ XX. Từ 1914 - 1918 ở Bắc Kỳ có "12 vụ tranh chấp chính về ruộng đất đã xảy ra trên 12 đồn điền với diện tích 58.839,44 ha đƣợc thiết lập từ 1890 - 1903", trong đó nổi tiếng là các vụ đấu tranh của nông dân trong đồn điền của Pretti, Gobert...

Trước cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nông dân Bắc Kỳ, thực dân Pháp đã phải nhân nhƣợng và đã chuyển từ thái độ xâm phạm sang thái độ tôn trọng, củng cố chế độ công điền, công thổ ở Bắc Kỳ.

Ngày 12/6/1898, thống sứ Bắc Kỳ ra thông tƣ số 40 quy định về vấn đề công điền, công thổ ở Bắc Kỳ nhƣ sau:

- Tất cả những công điền, công thổ, ngay cả công điền, công thổ bỏ hoang mà các làng vẫn đóng thuế đều không đƣợc đem nhƣợng.

- Tất cả những ruộng đất không canh tác mà bị bỏ hoang dưới 3 năm mà các làng đã tuyên bố trên giấy tờ là muốn dành riêng lại cho làng và đã nộp thuế từ khi đó, tất cả những ruộng đất ấy cũng đƣợc đem nhƣợng.

Sau đó, thực dân Pháp liên tiếp ra các nghị định để bảo vệ phát triển công điền công thổ.

Ngày 29/7/1903, Thống sứ Bắc Kỳ ra một nghị định về công điền, công thổ nhƣ sau "những điều cấm đoán mà pháp luật bản xứ đề ra đặc biệt là trong chỉ dụ năm Gia Long thứ 2 và trong quyết định của kinh lƣợc ngày 20/4/1894 về việc bán, cho thuê các công điền công thổ đều dứt khoát đƣợc duy trì".

Quy định trên đƣợc nhắc lại ở nghị định ngày 8/3/1906 với nội dung:

- Điều 1: Cấm kỳ mục làng xã Bắc Kỳ không đƣợc vay mƣợn, mua bán hoặc cho thuê tài sản của làng xã để lấy tiền chi dùng vào việc làng. Nếu không đƣợc phép của quan công sứ và khi số tiền vƣợt quá 500 thì phải đƣợc phép của quan thống sứ...

- Điều 2: Những điều cấm có liên quan đến việc bán và cho thuê tài sản công nhƣ công điền và công thổ đã đƣợc nêu trong luật bản xứ, đặc biệt là trong đạo dụ của Gia Long năm thứ 2 đều đƣợc giữ nguyên.

Tuy nhiên vì mục đích đảm bảo quyền lợi thực dân vừa để tránh xung đột với nhân dân Bắc Kỳ thì công điền bị xâm phạm trong các nghị định 29/7/1903 và 8/3/1906, thực dân Pháp đã đề ra một nội dung mà sau này trở thành nguyên tắc có thể công điền công thổ trong những trường hợp đặc biệt và phải đƣợc chính quyền cấp tỉnh hoặc cấp xứ đồng ý. Đối với công điền công thổ ở Bắc Kỳ, chính quyền thực dân Pháp có những thái độ phức tạp nhƣng về căn bản vẫn là chính sách duy trì chế độ công điền và công thổ. Bời vì hơn ai hết thực dân Pháp hiểu rằng khi duy trì công điền công thổ - cơ sở kinh tế của tổ chức làng xã chúng ta có thể "buộc người nông dân phải phụ thuộc vào diện tích công điền ít ỏi của làng xã, chấp nhận thân phận nô lệ cho bọn địa chủ bản xứ".

P.Doumer khẳng định: "Cơ cấu vững chắc của làng xã An Nam được hoàn toàn tôn trọng và còn để triệt để duy trì về sau cho việc cai trị của chúng ta được dễ dàng" [50, tr.110].

Chính sách của thực dân Pháp đối với nông nghiệp Việt Nam nói chung và Bắc Kỳ nói riêng là một chính sách "ăn cướp trắng trợn", bóc lột triệt để nguồn lợi về nông nghiệp từ tay người nông dân. Đó là "một quá trình vận động liên hoàn khép kín của một chính sách hai mặt: cướp đoạt ruộng đất

của nhân dân lao động một cách quy mô và củng cố phát triển giai cấp địa chủ Pháp và bản địa". Chính sách đó được núp dưới chiêu bài "phát triển nông nghiệp" , "khai hóa văn minh", và đã đƣợc thực dân tƣ bản Pháp áp dụng ở Việt Nam nói riêng ở Đông Dương nói chung trong suốt nửa đầu thế kỷ XX".

Chính sách kinh tế nông nghiệp của thực dân Pháp đã tạo ra những tiền đề trực tiếp cho sự biến đổi của nền nông nghiệp Bắc Kỳ nói riêng và nền nông nghiệp Việt Nam nói chung vào những năm đầu của thế kỷ XX.

Một phần của tài liệu Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp bắc kỳ từ 1919 đến 1945 (Trang 22 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)