Tác động của những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp đối với kinh tế-xã hội Bắc Kỳ từ 1919 đến 1945

Một phần của tài liệu Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp bắc kỳ từ 1919 đến 1945 (Trang 69 - 73)

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI BẮC KỲ TRƯỚC NĂM 1919

2.7. Đặc điểm, tác động của những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp đối với kinh tế-xã hội Bắc Kỳ từ 1919 đến 1945

2.7.2. Tác động của những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp đối với kinh tế-xã hội Bắc Kỳ từ 1919 đến 1945

* Về mặt kinh tế Tác động tích cực:

Với mục đích bóc lột triệt để nông dân, thực dân Pháp đã du nhập (ngoài ý muốn) vào Việt Nam một cơ chế tài chính hiện đại mang tính khoa học và tổ chức cao của Nhà nước tư bản chủ nghĩa. Trong thực tế thuế than, thuế ruộng đất và ba mặt hàng độc đã đem lại nguồn thu cơ bản cho ngân sách Đông Dương. Một phần số thuế đó lại được thực dân Pháp quay lại đầu tư cho nông nghiệp nhƣ mở rộng các công trình thủy lợi, mở rộng diện tích canh tác vì thế nó cũng góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển.

Địa tô hiện vật đƣợc thay bằng tô tiền. Điều đó hợp với xu thế của lịch sử có tác dụng tích cực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hang hóa.

Nguồn vốn đầu tư, bao gồm vốn của nhà nước và tư nhân đã thúc đẩy nông nghiệp khu vực phát triển. Cơ sỏ hạ tầng như giao thông vận tải, thương

nghiệp, tiền tệ, các công trình thủy nông, các trạm giống…đƣợc xây dựng từ nguồn ngân sách chung Đông Dương và ngân sách hàng xứ đã thúc đẩy sự chuyển biến của kinh tế nông nghiệp khu vực.

Chính sách phát triển kinh tế đồn điền ở miền trung du và khai thác vùng đất ngập mặn ở ven biển đã có tác dụng lớn trong việc chinh phục đất hoang hóa. Sự xuất hiện một số cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao ở các đồn điền đánh thức đuƣợc tiềm năng đồn điền Bắc Kỳ.

Sự phát triển của nông nghiệp đã thúc đẩy sự nhộn nhịp của mạng lưới thương nghiệp trong nước, nhu cầu về nhiều mặt hàng của nông dân được đáp ứng. Đặc biệt là tác động của ngoại thương trong việc xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông sản.

Tác động tiêu cực:

Chính sách tô, thuế nông nghiệp của thực dân Pháp chính là sự kết hợp của hai phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa và phong kiến. Chính sự kết hợp giữa hai phương thức bóc lột này đã kìm hãm nền kinh tế nông nghiệp nước ta, làm cho sản xuất của nông dân dần phụ thuộc vào sự kinh doanh của bọn đế quốc Pháp. Qua hình thức bóc lột phong kiến có tác dụng củng cố và mở rộng chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ.

Tô cao, tức nặng, sưu thuế chồng chất làm cho người nông dân không đủ nuôi sống mình và không có điều kiện cải tiến công việc đồng áng. Ruộng đất manh mún, công cụ sản xuất lạc hậu. Làm cho năng suất lao động và năng suất cây trồng rất thấp trung bình chỉ 12 tạ/ha.

* Về mặt xã hội

Sự xâm nhập của kinh tế hàng hóa, sự chuyển biến của hình thức địa tô, mức độ tập trung ruộng đất càng lớn, mức độ bóc lột của thực dân phong kiến nặng nề…là những nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa xã hội. Giai cấp nông dân bị phân hóa thành ba tầng lớp là cố nông, bần nông và trung nông. Giai cấp địa chủ cũng bị phân hóa.

Nông dân Bắc Kỳ xuất hiện công nhân áo nâu, thợ cày, thợ cấy, thợ gặt, thợ hái cà phê, người làm trung gian, bốc vác, chở thuê…Thợ thủ công bị phân hóa, một bộ phận bị phá sản do sản phẩm thủ công làm ra không cạnh tranh đƣợc với hàng ngoại nhập.

Nông dân bị bần cùng hóa nhanh hơn bởi vì sự chuyển biến của nông nghiệp không theo kịp đà tăng dân số, phân chia lợi nhuận bất bình đẳng, hình thức bóc lột ngày càng thậm tệ và tinh vi. Ruộng đất và sản lƣợng luá chủ yếu nằm trong tay thực dân, điạ chủ, phú nông. Sự kết hợp giữa phương thức sản xuất phong kiến và TBCN càng làm cho hình thức bóc lột thậm tệ: bóc lột tô, bóc lột nhân công, nhiều loại hình bóc lột tinh vi: công non, lương non, đong gạo chiụ, vay cầm, bán cầm….

Ngoài 2 mối mâu thuẫn chủ yếu là nông dân với điạ chủ, nông dân với đế quốc,thực dân, nông dân Bắc Kỳ còn xuất hiện một mâu thuẫn khác cũng rất gay gắt: nông dân với phú nông.

Chính sách tô, thuế của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc. Đã làm giàu them cho giai cấp địa chủ, quan lại cường hào, làm cho đời sống nông dân đói khổ.

Cùng với chính sách đầu tư vốn để thu lợi nhuận thì chính sách cướp đoạt công khai về thuế và bóc lột địa tô kết hợp với chính sách duy túng bọn quan lại cường hào địa phương trong quá trình thu thuế của thực dân Pháp là chính sách cơ bản đẩy người dân Việt Nam đến cảnh khốn cùng.

Trong nông thôn nước ta ngoài thuế ngoại phụ, người nông dân còn phải nộp nhiều khoản thu khác nhƣ: tiền tổng phụ, tiền tổng sƣ, tiền thuế bất thường…Những khoản thuế ngoại phụ này cùng với sắc thuế chính ngạch đã là một gánh nặng đối với người nông dân. Song thực tếbonj quan lại cường hào tha hồ lợi dụng thuế và ngoại phụ để lạm bổ nhiều hơn nữa làm cho thuế ngày càng nặng them. Với tất cả trở thành nỗi ám ảnh, đe dọa người nông dân

trong suất những mùa sưu thuế. Để có tiền nộp thuế, người nông dân bị dồn vào con đường địa tô.

Chế độ địa tô thời Pháp thuộc rất nặng nề, thường sau mỗi vụ tá điền phải nộp cho địa chủ từ 50% đến 70% hoa lợi. Nhìn chung, số hoa lợi còn lại nhiều nhất cũng chỉ một gia đình tá điền duy trì tạm thời nhu cầu của họ mà thôi. Khi gặp cảnh khốn quẫn, họ không còn con đường nào khác là đi vay lãi để có ăn, để sản xuất để nộp tô, thuế.

Tóm lại, chế độ tô, thuế nông nghiệp của thực dân Pháp làm cho quần chúng nông dân nước ta lâm vào cảnh “một cổ hai tròng”. Họ bị bọn đế quốc và bọn phong kiến xâu xé. Chính họ là những người phải chịu mọi sự bóc lột về tô, thuế. Trong hoàn cảnh nhƣ thế, quần chúng nông dân Việt Nam theo nhận xét của nữ ký giả tiến bộ Pháp Ăngđrê Viôlít “Chỉ biết chết hoặc vùng dậy mà thôi” [40,tr.26].

* Tiểu kết chương 2

Với những ưu thế về tự nhiên, xã hội, dưới những tác động của những chính sách nông nghiệp của thuực dân Pháp, nền nông nghiệp Bắc Kỳ bước đầu đã có nhuững chuyển biến quan trọng: Diện tích canh tác đƣợc mở rộng cùng với sự xuất hiện các đồn điền của người Pháp trên toàn xứ Bắc Kỳ, các vùng thương phẩm, vùng chuyên canh lớn được hình thành, các sản phẩm nông nghiệp, tiêu biểu là cà phê đã chiếm một vị trí quan trọng trong các mặt hàng xuất khẩu Đông Dương, cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng có nhiều thay đổi..đặc biệt trong kinh tế đồn điền với việc xuất hiện sự sở hữu lớn về ruộng đất đã làm chuyển biến chế độ tô thuế nông nghiệp Bắc Kỳ.

Nhìn chung những chuyển biến trong nông nghiệp Bắc Kỳ giai đoạn này cũng chỉ mang tính bước đầu, nhưng đã tạo ra những cơ sở quan trọng cho sự biến đổi của nông nghiệp Bắc Kỳ ở những giai đoạn lịch sử tiếp theo.

Một phần của tài liệu Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp bắc kỳ từ 1919 đến 1945 (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)