CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.2 Khảo sát một số yếu tố thuộc về qui trình và công thức bào chế ảnh hưởng đến đặc tính của phức hợp amphotericin B- cyclodextrin
3.2.1 Khảo sát sự ảnh hưởng của loại cyclodextrin trong công thức bào chế phức hợp amphotericin B- cyclodextrin
Bố trí thí nghiệm:
Tiến hành bào chế phức hợp AMB-CD với các loại CD khác nhau, thành phần các công thức được thể hiện ở bảng 3.4. Các mẫu được bào chế theo mô tả ở mục 2.3.1 với thời gian ủ là 24 giờ ở điều kiện 5-8oC. Ảnh hưởng của loại cyclodextrin được đánh giá dựa trên hàm lượng dược chất chứa trong phức hợp.
Bảng 3.4: Thành phần công thức bào chế phức hợp thay đổi loại CD Công
thức Loại CD Số mol CD (mmol)
Khối lượng CD (mg)
Khối lượng AMB (mg)
A1 α-CD 0,28 269 10
A2 β-CD 0,28 314 10
A3 HP-β-CD 0,28 426 10
Kết quả hàm lượng dược chất nằm trong phức được mô tả trong bảng 3.5:
Bảng 3.5: Kết quả ảnh hưởng của loại cyclodextrin đến hàm lượng AMB trong phức hợp (n=3).
Tên mẫu Hàm lượng AMB trung bình ( àg/ml)
A1 120,8 ± 9,8
A2 139,7 ± 8,0
A3 161,8 ± 7,4
Nhận xét:
Từ các kết quả trên cho thấy, với cùng 1 lượng dược chất (10 mg), cùng số mol CD (cùng số phân tử CD) thay đổi loại CD thì:
- Hàm lượng dược chất mang trong phức thay đổi khi thay đổi loại cyclodextrin.
Hàm lượng dược chất mang được cao nhất ở loại HPβCD và thấp nhất ở α-CD. Điều này có thể được giải thích do cấu trúc của các phân tử cyclodexrin. Phân tử α-CD được tạo thành từ 6 phân tử glucose, kích thước khoang kị nước nhỏ nhất trong 3 loại cyclodextrin dùng trong thí nghiệm mà khả năng mang dược chất của phức phụ thuộc vào sự phù hợp của phân tử dược chất với kích thước khoang kị nước của phân tử CD.
Do đó, khả năng mang dược chất của α-CD là thấp nhất. So với phân tử β-CD thì phân tử HPβCD được gắn thêm 3 gốc hydroxyl propyl ở mặt ngoài của phân tử, làm tăng khả năng thân nước của mặt ngoài, tăng độ phân cực giữa mặt trong và mặt ngoài, sức căng của vòng lớn hơn. Do đó, để giảm sức căng của vòng, HPβCD có xu hướng thay thế nhiều phân tử nước bằng các phân tử thuốc kị nước hơn, để đạt được trạng thái năng lượng thấp, ổn định hơn phân tử βCD.
Kết luận: Từ việc khảo sát ảnh hưởng của loại cyclodextrin tới đặc tính của phức hợp cho thấy mẫu sử dụng HPβCD có hàm lượng dược chất cao nhất trong các mẫu khảo sát. Do vậy, quyết định chọn loại cyclodextrin này cho thí nghiệm tiếp theo.
3.2.2. Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian ủ để hình thành phức hợp tới đặc tính của phức hợp
Bố trí thí nghiệm:
Tiến hành bào chế các mẫu phức hợp có khối lượng dược chất 10 mg, sử dụng HPβCD, thay đổi thời gian ủ theo qui trình được mô tả ở mục 2.3.1. Đánh giá sự ảnh hưởng của thời gian ủ hình thành phức hợp đến hàm lượng dược chất trong phức hợp.
Kết quả về hàm lượng dược chất được trình bày trong bảng 3.6:
Bảng 3.6: Kết quả ảnh hưởng của thời gian ủ để hình thành phức hợp tới hàm lượng AMB trong phức hợp (n=3)
Mẫu Thời gian ủ Hàm lượng AMB trung bỡnh ( àg/ml)
B1 1 ngày 139,5 ± 7,7
B2 2 ngày 183,3 ± 0,7
B3 3 ngày 248,1 ± 3,5
B4 4 ngày 303,4 ± 2,8
B5 5 ngày 459,3 ± 9,8
Nhận xét:
Từ các kết quả trên cho thấy, cùng 1 lượng dược chất ban đầu, cùng loại cyclodextrin, khi thay đổi thời gian hình thành phức hợp thì:
- Khi tăng thời gian ủ thì hàm lượng dược chất mang trong phức hợp cũng tăng.
Điều này có thể được giải thích do bản chất của quá trình hình thành phức hợp là một phản ứng 2 chiều, cần có thời gian để tạo được trạng thái cân bằng và theo các nghiên cứu trước đó, thời gian này thường kéo dài 3-7 ngày. Do vậy khi chưa đạt trạng thái cân bằng, càng kéo dài thời gian ủ, thì phức hợp tạo thành vẫn tiếp tục tăng.
Kết luận:
Từ việc khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian ủ lên đặc tính của phức hợp cho thấy mẫu phức hợp có thời gian ủ 5 ngày có hàm lượng dược chất trong phức hợp cao nhất. Vì thời gian ủ 5 ngày đã tương đối dài nên chúng tôi không tăng thời gian ủ lên nữa và chọn thời ủ là 5 ngày để thực hiện thí nghiệm tiếp theo.
3.2.3. Khảo sát sự ảnh hưởng của lượng dược chất ban đầu tới đặc tính của phức hợp
Bố trí thí nghiệm:
Tiến hành bào chế các mẫu phức hợp sử dụng HPβCD, thời gian ủ để hình thành phức hợp là 5 ngày, thay đổi khối lượng dược chất ban đầu, thực hiện theo qui trình mô
tả ở mục 2.3.1, đánh giá dựa trên hàm lượng AMB trong phức hợp. Thành phần công thức các mẫu bào chế được trình bày trong bảng 3.7:
Bảng 3.7: Thành phần công thức bào chế phức hợp thay đổi khối lượng dược chất ban đầu.
Mẫu Khối lượng AMB ban đầu
C1 10 mg
C2 30 mg
C3 50 mg
Kết quả:
Hàm lượng AMB trong phức hợp được mô tả trong bảng 3.8:
Bảng 3.8: Kết quả ảnh hưởng của khối lượng AMB ban đầu tới hàm lượng AMB trong phức hợp (n=3)
Mẫu Hàm lượng AMB trung bỡnh (àg/ml)
C1 465,2 ± 5,9
C2 454,2 ± 9,5
C3 449,8 ± 16,1
Nhận xét:
Từ các kết quả trên cho thấy, khi thay đổi khối lượng dược chất ban đầu từ 10 mg đến 50 mg thì hàm lượng dược chất trong phức hợp gần như không thay đổi. Lý do của hiện tương này có thể do số lượng khoang cyclodextrin đã được lấp đầy ngay ở lượng dược chất 10 mg, cho nên khi tiếp tục thêm dược chất mặc dù bản chất của quá trình là một phản ứng thuận nghịch 2 chiều, thì cân bằng vẫn không thể chuyển dịch tiếp tục tạo ra phức hợp.
Kết luận:
Sau khi khảo sát sự thay đổi của lượng dược chất ban đầu tới đặc tính của phức hợp cho thấy các mẫu có khối lượng dược chất ban đầu khác nhau nhưng lượng phức
hợp tạo ra hầu như không có sự khác biệt. Do vậy, chúng tôi chọn khối lượng dược chất nhỏ nhất 10 mg để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.