Một sô đặc điểm về kinh tế-xã hội vùng ĐBSH

Một phần của tài liệu Đánh giá biến động môi trường đất lúa với mức độ thâm canh khác nhau ở vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 48 - 51)

1.5. Phát triển nông nghiệp và tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam

1.6.2. Một sô đặc điểm về kinh tế-xã hội vùng ĐBSH

Dân số ĐBSH là 16,833 triệu người (đến 1/4/1999) chiếm khoảng 22%

dân số cả nước, với mật độ dân số rất cao 1.124 người/km2. Dự kiến sẽ đạt 18,005 triệu người vào năm 2010 (Tổng cục thống kê, 2001; Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phát triển vùng ĐBSH, 1997) [43], [46]. Trong đó dân cư sống ở các vùng nông thôn là 13,518 triệu người chiếm 80,3% dân số. Là một vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước, sản xuất lương thực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của toàn vùng (40,5% GDP) nhưng tài nguyên đất lại rất hạn chế so với dân số. Bình quân chỉ có 556 m2 đất nông nghiệp/người, so với bình quân cả nước là 1.024 m2/người và ở đồng bằng sông Cửu Long là 1.917 m2/người. Đây cũng là những nguyên nhân làm cho mức lương thực bình quân trong vùng vào loại thấp, chí có 397 kg thóc/người/nãm so với mức bình quân của cả nước là 433/kg/người/năm vào năm 1999.

Do có vị trí địa lý thuận lợi, ĐBSH đã trở thành đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Đày cũng là vùng có nhiều thành phố thị xã lớn như thủ đô Hà N ộ i , H ả i Phòng, H ả i Dương, Thái Bình, Bắc Ninh, Nam Định, v.v.

V ớ i những vị thế đặc biệt nên ĐBSH có nhiều điều kiện để phát triển, hơn nữa nhân dân trong vùng vốn có kinh nghiệm và trình độ cao trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội nên hứa hẹn tiềm năng cho sự phát triển nhanh chóng trong tương lai.

Bên cạnh những thuận lợi trên, vùng ĐBSH cũng có những khó khăn nhất định trong quá trình phát triển. Trước hết do mật độ dân số cao, diện tích

đất đai bình quân thấp trong khi phần lớn dân cư vẫn sống bằng nghề nông nghiệp. Mặt khác do trải qua thời kỳ bao cấp kéo dài đã tạo nên nhiều thói quen, cách suy nghĩ của nền sản xuất nhỏ tự cung tự cấp, thiếu năng động.

Cuối cùng do cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung còn thấp kém lạc hậu và thiếu đồng bộ nên công cuộc phát triển cũng gặp những trở ngại không nhỏ.

Cũng như cả nước, hiện nay ĐBSH đang có sự chuyển đổ i mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế từ nền sản xuất lạc hậu dựa trên nền tảng của nông nghiệp sản xuất nhỏ sang cơ cấu của nền sản xuất công nông nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng trong G D P của nông lâm thúy sản, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã thay đổi tương ứng từ 40,5-23,8-35,7% năm 1991 sang 30,2-33,0-36,8% năm 1998.

Mục tiêu phấn đấu sẽ tăng tỷ trọng công nghiệp trong G D P lên 38,1% (2001- 2005) và 43,05% (2005-2010). Nhịp độ tăng trưởng G D P hàng năm là 11,45%

giai đoạn 1995-2000. Dự kiến tốc độ tăng trưởng G D P sẽ là 12,95% trong giai đoạn 2001-2005 và 13,87% trong giai đoạn 2005-2010.

Sự phát triển của thị trường trong nước, thị trường quốc tế cũng như sự đổi mới các chính sách kinh tế trong thời gian qua đã có những tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung, và đến quá trình sử dụng tài nguyên đất của vùng ĐBSH nói riêng.

Nhân xét chum:

Phát triển bền vững là quá trình quán lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên cơ bản, định hướng những thay đổi về công nghệ kỹ thuật và thể chế nhằm thoa mãn những nhu cầu cần thiết của con người hiện tại cũng như trong tương lai. Trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thúy sản đó là bảo tồn và không làm thoái hoa các nguồn tài nguyên đất, nước, nguồn gen sinh học bằng các biện pháp kinh tế, kỹ thuật thích hợp được xã hội chấp nhận.

Việ c quản lý tài nguyên đất và nước được xem là chìa khoa của sản xuất nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên việc lựa chọn các chỉ tiêu để đánh giá chúng còn gặp nhiều khó khăn. Để đánh giá một hệ thống sử dụng đất nông nghiệp bền vững, có thể dựa vào các chỉ thị chính sau: Sự thay đổi diện tích sử dụng đất, tốc độ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, những thay đổi trong quản lý trang trại, biến đổi năng suất cây trồng.

ĐBSH là vùng có nền nông nghiệp truyền thống lâu đời, nơi hình thành và phát triển của nền văn minh lúa nước. Do có vị trí địa lý thuận lợi, ĐBSH có các điều kiện khí hậu, địa hình và đất đai phong phú thích hợp cho sự phát triển một nền nông nghiệp đa dạng bao gồm nhiều loại cây trồng và có khả năng sản xuất nhiều vụ trong năm. Trong quá khứ, hệ thống trồng lúa nước ở Việt Nam được xem là có tính bền vững khá cao dựa trên nền tảng của các kỹ thuật canh tác truyền thống hợp lý. Tuy nhiên, hiện nay sức ép của sự phát triển đến sử dụng tài nguyên đất là rất lớn. Việc quá lạm dụng phân bón vô cơ cũng như H C B V T V đã làm xuất hiện những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất và ánh hưởng đến tính bền vững của hệ thống canh tác lúa nước ở ĐBSH.

V ấ n đề đặt ra là làm thế nào để tiếp tục thâm canh và đa dạng hoa các hệ thống sản xuất trong điều kiện dân số cao. Các giải pháp tăng vụ, tăng phân bón hoa học và H C B V T V có phát sinh những hậu quả xấu đ ố i với sản xuất hay không? Đã có một số tác giả đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên những nhận định, những đánh giá về môi trường đất nói chung còn nhiều ý kiến khác nhau. Đặc biệt là những biến đ ổ i môi trường đất lúa còn chưa được đánh giá đúng mức. Cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ để chỉ ra những biến động thực sự của môi trường đất lúa cũng như những yếu tố và chiều hướng biến đ ổ i đe doa tính bền vững của hệ thống nông nghiệp nói chung và hệ thống lúa nước nói riêng ở ĐBSH. Chính vì vậy mà những nghiên cứu trong luận án này cũng nhằm góp phần vào việc giải quyết những vấn đề được đặt ra ở trên.

Một phần của tài liệu Đánh giá biến động môi trường đất lúa với mức độ thâm canh khác nhau ở vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)