Biên động sử dụng đất nông nghiệp và sản xuất lương thực giai đoạn 1980-2000

Một phần của tài liệu Đánh giá biến động môi trường đất lúa với mức độ thâm canh khác nhau ở vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 63 - 67)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN c ứu VÀ BÀN LUẬN

3.1. Sử dụng tài nguyên đất ở ĐBSH

3.1.1. Sử dụng đất và s ản xuất lương thực ở ĐBSH

3.1.1.2. Biên động sử dụng đất nông nghiệp và sản xuất lương thực giai đoạn 1980-2000

Đồng bằng sồng Hồng là khu vực sản suất lương thực lớn của cả nước.

Phần lớn đất bằng đều đã hoặc đang được sử dụng cho trồng lúa và các cây

lương thực ngắn ngày khác. Nhìn chung hệ thống sử dụng đất ở vùng ĐBSH là rất phức tạp và đa dạng. Nếu chỉ tính riêng đất sản xuất nông nghiệp cũng có rất nhiều loại hình sử dụng khác nhau.

Đất nông nghiệp ở ĐBSH có diện tích 738.747 ha được chia thành 5 loại sử dụng chính là: Đất trổng cây hàng năm gồm đất lúa, lúa màu và đất trồng cây hàng năm khác; đất vườn tạp; đất trồng cây lâu năm; đất đồng cỏ dùng cho chăn nuôi; đất có mặt nước nuôi trồng thúy sản. Năm 2000, diện tích đất nông nghiệp được sử dụng để trồng cây hàng năm chiếm 84,17% ; trong đó riêng đất lúa và lúa màu đã chiếm 77,95% diện tích đất nông nghiệp.

Nhìn chung tỷ lệ diện tích đất trồng cây hàng năm, trồng lúa và cỏ chăn nuôi ở ĐBSH trong thời gian gần đây đã giảm đi trong khi cây lâu năm V?

nuôi trồng thúy sản tăng mạnh (Bảng 3.2).

Trong khoảng 10 năm từ 1991 đến 2000, diện tích cây hàng năm giảm 23.817 ha (3,69%), đất lúa giảm 10.417 ha (1,78%), đất cỏ chăn nuôi giảm 3.273 ha (66,71%). Đất cây lâu năm tăng 34.753 ha (130%) và mặt nước nuôi trồng thúy sản tăng 5.741 ha (11,92%).

Theo qui hoạch sử dụng đất đến 2010 thì diện tích đất nông nghiệp cần có vào năm 2005 sẽ là 718.326 ha và vào năm 2010 là 721.326 ha. Trên thực tế chỉ tính đến năm 1998, diện tích đất nông nghiệp đã ở mức thấp hem so với dự báo cho năm 2005. Do vậy để bảo đảm nhu cầu sản xuất lương thực trong tương lai, cần phải có các giải pháp bảo vệ diện tích đất canh tác hiện có đồng thời tiếp tục đưa các vùng đất tiềm năng vào sản xuất nông nghiệp.

Xét về mặt lý thuyết thì ĐBSH vẫn còn một diện tích đáng kể các đất chưa được sử dụng có tiềm năng cho sản xuất nông nghiệp và vẫn có khả năng mở rộng do sự bồi lắng phù sa ven biển. Mặt khác một số diện tích đất đang sử dụng cho nông nghiệp vẫn còn khả năng tăng năng suất và tăng vụ để mỏ

rộng tổng diện tích gieo trồng hàng năm. Tuy nhiên các công việc này sẽ gặp nhiều khó khăn do các điều kiện đất đai không thuận lợi nên đòi hỏi đầu tư lớn cả về vốn cũng như khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy việc duy trì các diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là diện tích lúa nước sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực trong vùng.

Bảng 3.2. Tinh hình sử dụng đất nông nghiệp vùng ĐBSH 1980-2000 (ha) Năm Cây hàng Lúa Cây lâu Đất cỏ Mật nước nuôi

năm năm chăn nuôi trồng thúy sản

1980 731.600 639.200 19.500 21.800 47.900 (89,13) (77,88) (2,38) (2,66) (5,84) 1985 720.185 628.640 16.938 22.455 49.330 1985

(88,75) (77,47) (2,09) (2,77) (6,08) 1990 710.285 624.931 20.639 19.858 50.241 1990

(88,67) (78,02) (2,58) (2,47) (6,27) 1991 645.610 586.256 26.678 4.906 48.149 1991

(89,07) (80,88) (3,61) (0,68) (6,64) 1993 643.021 585.284 30.330 4.284 48.191 1993

(88,65) (80,69) (4,11) (0,59) (6,64) 1996 624.073 578.959 47.099 2.782 47.656 1996

(86,72) (80,45) (6,55) (0,39) (6,62) 1998 620.906 576.420 48.688 2.363 48.790 1998

(86,15) (79,98) (6,76) (0,33) (6,77) 2000 621.793 575.869 61.431 1.633 53.890 2000

(84,17) (77,95) (8,32) (0,22) (7,29)

(S Ố trong ngoặc là % đất nông nghiệp. Riêng Hà Tây các năm 1980, 1985, 1990 gồm cả Hoa Binh. Tổng hợp t ừ số liệu thống kê hàng năm của Tổng cục địa chính)

Kết quả ở Bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ sử dụng đất nong nghiệp để trồng các cây nông nghiệp hàng năm là khá cao, dao động trong khoảng 89-93%. Điều này cho thấy tiềm năng mở rộng diện tích đất canh tác ở vùng ĐBSH là không

lớn. Để giải quyết lương thực, con đường có ý nghĩa quyết định là tăng cường quá trình thâm canh và tăng vụ gieo trồng trong năm. Đây cũng là nguyên nhân làm cho hệ số sử dụng đất nông nghiệp tâng nhanh từ 1,85 năm 1985 lên

1,97 năm 1990, 2,17 năm 1995 và 2,20 năm 2000.

Hệ số sử dụng đất canh tác ở một số tỉnh trọng điểm sản xuất lương thực như Thái Bình, Hải Dương và Hưng Yên là cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của toàn vùng (Bảng 3.3). Đặc biệt là ở một số nơi hệ số sù dụng đất đã đạt tới giá trị 2,7-2,8 như xã Vũ Phúc (Thái Bình).

Bảng 3.3. Hệ số sử dụng đất canh tác ở một số tỉnh giai đoạn 1985-2000

Năm Hải Phòng Hải - Hưng Thái Bình ĐBSH

1985 1,87 1,92 2,07 1,85

1990 1,92 2,06 2,29 1,97

1995 2,03 2,24 2,36 2,17

2000 2,15 2,33 2,42 2,21

Tinh hình sử dụng đất nông nghiệp và sản xuất lương thực trong giai đoạn 1985-2000 ở ĐBSH cũng có những biến động đáng kể. Diện tích trồng cây lương thực nói chung và trồng lúa nói riêng trong giai đoạn 1985-1990 tuy lớn hơn trong giai đoạn 1991-2000, nhưng do hạn chế về kinh tế cũng như trình độ khoa học kỹ thuật nông nghiệp và khả năng đầu tư nên sản lượng lương thực cũng chỉ đạt ở mức thấp (Hình 3.4).

Do nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và giải quyết lương thực mà các quá trình thâm canh cao với các các giống lúa mới, sử dụng nhiều phân bón hoa học và thuốc bảo vệ thực vật đã được áp dụng ngày càng phổ biến. Các quá trình này đã góp phần làm năng suất lúa liên tục tăng từ 29,4 tạ/ha/vụ năm 1985 lên 34,2 tạ/ha/vụ năm 1990; 44,4 tạ/ha/vụ năm 1995 và 55,3 tạ/ha/vụ năm 2000. Sản lượng thóc hàng năm cũng tăng tương ứng từ 3091,9 nghìn tấn

năm 1985 lên 3618,1 nghìn tấn năm 1990; 4623,1 nghìn tấn năm 1995 và 5824,7 nghìn tấn năm 2000 (xem số liệu chi tiết ở phụ lục 2). Tuy nhiên các quá trình trên cũng đã có những tác động đáng kể đến đến cơ cấu sử dụng cũng như các tính chất môi trường đất nông nghiệp trong vùng.

y Ì

t i

8 c

a

hJ Dữ

c

7000 6000 5000 4000 3000 2000

750000 700000

650000 £

600000 C

<CJ.

£

550000 500000

1985 1990

Sản lượng lương thực qui thóc Diện tích cây hàng năm

1995

- Sản lượng thóc - Diên tích lúa

2000

Hình 3.4. Biến động diện lích đất canh tác và sản lượng lương thực ở ĐBSH 1985-2000

Một phần của tài liệu Đánh giá biến động môi trường đất lúa với mức độ thâm canh khác nhau ở vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)