CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY Cổ PHầN TM Và DV NAM SƠN
3.2. Giải pháp tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty NAM SƠN
3.2.1. Tối ưu hoá doanh thu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ nhằm tối đa hoá lợi nhuận của Công ty
Muôn tối ưu hoá doanh thu tiêu thụ sản phẩm, cần phải đư a ra những biện pháp để tung ra thị trường khối lượng hàng hoá cao nhất, với mức giá có lợi nhất cho công ty,….
* Tối đa hoá khối lượng háng hoá tiêu thụ ra thị trường
Ngày nay, cuộc sống con người ngày càng phát triển nên tất cả nhu cầu của người tiêu dựng ngày càng đòi hỏi hàng hóa có chất lượng cao và mẫu mã đẹp, do đó công ty cần phải tim các mối hàng có uy tín để thu mua hàng hóa.
Như vậy, với quy mô thị trường lớn như vậy, việc tối đa hoá khối lượng sản phẩm tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng cung cấp hàng hoá quan hệ với khách hàng của công ty.
+ Chất lượng hàng hoá cung cấp ra thị trường.
Để đứng chân lâu được trên thị trường, công ty phải luôn giữ uy tín của mình, bằng cách cung cấp ra thị trường những mặt hàng có chất lượng tốt với những tính năng mới nhất mà đối thủ cạnh tranh chưa có. Muốn vậy, công ty phải luôn luôn có sự tìm hiểu về thị trường nhà cung cấp, việc tìm kiếm thông tin trên mạng Internet là giải pháp hữu hiệu. Ngoài ra, việc cung cấp các dịch vụ bảo hành, phí sau khi bán trong thời gian nhất định tạo nên sự yên tâm cho khách hàng của công ty.
+ Củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống, mở rộng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.
Với những khách hàng truyền thống, công ty phải cung cấp hàng hoá cho họ một cách kịp thời đầy đủ không để họ phải trong tình trạng chờ đợi lâu. Có thể cho họ chậm trả nợ lâu hơn so với khách hàng. Nếu với những đơn hàng lớn, hoặc khi khách hàng thanh toán có thể giảm giá hoặc có chiết khấu.
Với những thị trường công ty chưa thâm nhập vào được, công ty nên có hợp đồng tặng máy hoặc bán với giá thấp nhất, để từ đó thể bán cho họ các loại vật tư tiêu hao đi kèm, bởi những mặt hàng này có nhu cầu thường xuyên.
+ Xây dựng kế hoạch Marketing trong kinh doanh
Vào đầu mỗi năm công ty nên tính toán kế hoạch kinh doanh chung cho một năm.
Đối với những khách hàng truyền thống, công ty hoàn toàn có thể dự trù được hàng hoá mà họ sẽ tiêu thụ. Từ đó mà tính toán được khối lượng hàng nhập về. Sau đó từng quý, từng tháng lập ra kế hoạch cụ thể dựa theo kế hoạch chung đó.
Quảng bá hình ảnh công ty qua việc tham dự hội trợ triển lãm, người của nhân viên kinh doanh, in catalogue để phát cho các nhân viên cũng là biện pháp để mở rộng thị trường bởi vì khả năng tài chính công ty có hạn, việc quảng cáo trên ti vi hay báo chí là khá tốn kém và không có hiệu quả tức thời.
Giá bán các mặt hàng cũng cần tính toán linh động, với các đơn hàng lớn nên có chính sách giảm giá hoặc chiết khấu. Với khách hàng thanh toán đúng hạn hoặc trước hạn, nên có hình thức khuyến mại hợp lý.
Vào những dịp đặc biệt như kỷ niệm ngày thành lập công ty, hay ngày thày thuốc Việt Nam, công ty nên tổ chức đợt khuyến mại cho khách hàng
* Xây dựng kết cấu chủng loại hàng hoá hợp lý.
Công ty cần xây dựng một tỷ trọng hàng hoá hợp lý, những mặt hàng tiêu thụ nhanh và không tốn không gian lưu trữ công ty có thể đầu tư nhiều cố gắng xin được làm đại diện độc quyền cho các hãng cung cấp chúng. Còn với các loại máy móc thiết bị có giá trị lớn thì chỉ khi nào có đơn đặt hàng, mới nhập về. Việc xây dựng kết cấu chủng loại hàng hoá hợp lý là một việc không dễ dàng, tuy nhiên công ty bắt buộc phải xây dựng kết cấu hàng hoá trước khi nhập hàng về.
* Xây dựng biểu giá hợp lý.
Việc gíá bán hoàn toàn phụ thuộc vào chi phí quản lý, chi phí bán hàng và lợi nhuận định mức tính trên một đơn vị sản phẩm. Việc áp các mức giá sẽ tuỳ thuộc vào từng đối tượng khách hàng. Công ty cần tính toán giá bán cho khách hàng truyền thống và giá thâm nhập thị trường. Việc tính toán các mức giá này, phản ứng linh hoạt khi bán hàng.
Giá bán cho khách hàng không thường xuyên thường rất cao vừa để bù đắp chi phí, vừa để có lãi.
Giá bán cho khách hàng thường xuyên thường thấp hơn, do khối lượng bán lớn, có thể tiết kiệm chi phí bán hàng, chi phí vận chuyển.
Giá bán cho khách hàng thường xuyên của công ty rất khó tính toán, công ty nên áp dụng khoảng giao động cho mức giá này, khi bán hàng cho họ, còn phải tính toán khoảng thời gian vốn bị nợ đọng. Nếu mua và thanh toán trước hạn thì có thể giảm gía hoặc chiết khấu, nếu nợ đọng lâu tì giá cao hơn (trong phần giá nên tính kèm theo khoản tiền lãi do vốn bị đọng thay vì áp dụng biện pháp phạt do trả chậm)
Giá thâm nhập vào những khách hàng có triển vọng làm ăn lâu dài là mức giá mà công ty không thu lãi, hoặc có thể nên chấp nhận lỗ, để có thể thu hút thêm khách hàng. Việc bán hàng được với khối lượng hàng lớn, sẽ có doanh thu lớn hơn là bán hàng với giá bán cao và số lượng thấp.