Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.3. Nội dung cơ bản của hoạt động kinh tế báo chí
Nội dung cơ bản của hoạt động kinh tế báo chí đƣợc thể hiện cụ thể ở sơ đồ 1.2 dưới đây:
Hoạt động kinh tế báo chí
Quá trình sản xuất tiêu thụ phân phối Cơ chế tài chính báo chí
Quá trình SX đầu vào
Quá trình SX đầu ra
Cơ chế tự chủ tài chính
Cơ chế hạch toán hoàn toàn độc lập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Sơ đồ 1.2. Nội dung cơ bản của hoạt động kinh tế báo chí
Thông qua sơ đồ trên, có thể thấy, nội dung cơ bản của hoạt động kinh tế báo chí tập trung vào hai nội dung sau đây:
1.1.3.1. Hoạt động kinh tế báo chí xem xét các sản phẩm báo chí cũng có quá trình sản xuất, tiêu thụ và phân phối ra thị trường
Nội dung đầu tiên của hoạt động kinh tế báo chí là nó xem xét các sản phẩm báo chí cũng có quá trình sản xuất, tiêu thụ và phân phối ra thị trường.
Cụ thể:
* Quá trình sản xuất đầu vào
Quá trình sản xuất đầu vào đối với các sản phẩm báo chí bao gồm các yếu tố về nhân lực, nguyên liệu, công nghệ, kỹ thuật, vốn, phân phối.
- Nhân lực
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý: Tổng biên tập, thư ký tòa soạn, trưởng phòng phóng viên, trưởng phòng nghiệp vụ…
+ Phóng viên, biên tập viên.
+ Nhân viên hành chính, quảng cáo, phát hành, tài vụ, văn thƣ, chế bản, họa sĩ…
- Nguyên liệu
+ Giấy, mực in, máy móc, phương tiện in ấn đối với báo in.
+ Website, hệ thống mạng và thiết bị đối với báo điện tử.
+ Hệ thống trang thiết bị, công nghệ đối với báo điện tử….
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Công nghệ, kỹ thuật: Công nghệ, kỹ thuật in đối với báo in, công nghệ kỹ thuật truyền hình đối với báo điện tử…
- Vốn: Tiền sử dụng để đầu tƣ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm báo chí.
- Phân phối: Phương tiện vận chuyển, phát hành
* Quá trình sản xuất đầu ra
Đầu ra của các sản phẩm báo chí chính là các độc giả, khán, thính giả (tác giả gọi chung là khách hàng của các sản phẩm báo chí), trong đó có các khách hàng này có thể ở trong phạm vi nội địa hoặc người nước ngoài quan tâm đến các vấn đề xảy ra trên đất nước Việt Nam.
1.1.3.2. Hoạt động kinh tế báo chí gắn với các cơ chế tài chính hiện nay của ngành báo Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam, hoạt động kinh tế báo chí biểu hiện ở sự gắn kết với các cơ chế tài chính hiện nay của lĩnh vực báo chí, cụ thể ở nước ta hiện nay thiết lập, hình thành nên bốn cơ chế chính, bao gồm:
* Cơ chế sự nghiệp có thu
Cơ chế sự nghiệp có thu tức là cơ chế mà cơ quan báo chí vừa đƣợc bao cấp, vừa làm kinh tế, ví dụ nhƣ dịch vụ, phát hành, tƣ vấn…
* Cơ chế tự chủ tài chính
Cơ chế tự chủ tài chính tức là cơ quan chủ quản không bao cấp nhƣng trên cơ sở thiếu thì cơ quan chủ quản bù vào còn thừa thì tự chủ. Ví dụ minh họa nhƣ báo Nghệ An năm 2009 đã chi mức chi phí 15 tỷ, thu lại đƣợc 12 tỷ, và khi đó, Thành Ủy bù 3 tỷ.
* Cơ chế tự hoạch toán hoàn toàn
Cơ chế tự hoạch toán hoàn toàn thể hiện ở khía cạnh cơ quan báo chí được Nhà nước cấp phép hoạt động, có trụ sở, có nhân lực riêng và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
các cơ quan báo chí tự hạch toán, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của đơn vị.
* Cơ chế bao cấp cho những đối tượng đặc biệt
Cơ chế bao cấp cho những đối tƣợng đặc biệt là cơ chế mà Sở Tài chính tiến hành thẩm định và cấp bù hay bù lỗ cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, dân tộc, hải đảo…
Hoạt động kinh tế báo chí hướng đến mục tiêu tự chủ tài chính và có mối quan hệ chặt chẽ với cơ chế tự hoạch toán hoàn toàn nhƣ đã mô tả ở trên đây.