Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.4. Một số nội dung liên quan đến hoạt động kinh tế báo chí tại Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam, cũng nhƣ các cơ quan doanh nghiệp khác, các cơ quan báo chí cũng chịu hai nguồn thuế, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25% và thuế GTGT quảng cáo với thuế suất 10%. Riêng đối với báo in, mức thuế suất ƣu đãi thuế GTGT và thuế TNDN đƣợc áp dụng là 10%.
Liên quan đến nội dung sắc thuế báo chí, chủ trương khuyến khích các cơ quan báo chí tự trang trải tài chính là đúng đắn nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, nhưng đây là một công việc hoàn toàn không dễ dàng đối với các cơ quan báo chí, và việc thiết lập một sắc thuế báo chí phù hợp với ngành nghề đặc thù này là rất khó khăn.
Xét về cả tính chất, chức năng và nội dung hoạt động, cơ quan báo chí không thể đƣợc xem là một doanh nghiệp thuần túy. Lí do đƣợc giải thích vì các đơn vị doanh nghiệp đƣợc thành lập để kinh doanh, trong khi đó, các cơ quan báo chí là đơn vị sự nghiệp, nhƣng là đơn vị sự nghiệp đặc thù, là một ngành nghề đặc biệt. Các cơ quan báo chí phải thực hiện những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhiệm vụ chính trị đặc thù, và các sản phẩm báo chí có tác động rất lớn đến nhận thức và hành vi xã hội, đồng thời đây là các sản phẩm có hàm lƣợng chất xám và công nghệ cao. Vì vậy, theo nhiều chuyên gia báo chí, việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp nhƣ hiện nay đối với các cơ quan báo chí là chƣa thật sự phù hợp.
Định hướng được những vấn đề trên, thời gian qua, Chính phủ đã điều chỉnh một số chính sách tài chính nhằm tạo thêm thuận lợi cho các cơ quan báo chí, ví dụ nhƣ Thông tƣ số 150/2010/TT-BTC ngày 27/9/2010 của Bộ Tài chính đã cho phép các cơ quan báo chí đƣợc hạch toán đầy đủ tiền lương vào chi phí hợp lý, từ đó mức thuế TNDN giảm sút. Mặc dù vậy, hiện nay các cơ quan báo chí vẫn phải nộp thuế TNDN với thuế xuất 25% nhƣ đã đề cập ở trên.
Liên quan đến vấn đề này, nhiều Tổng biên tập của nhiều tờ báo uy tín cũng đã có những ý kiến cụ thể:
“Cần phải sắp xếp và phân loại hệ thống báo chí của chúng ta hiện nay ra thành từng nhóm với những tiêu chí cụ thể: về tôn chỉ mục đích, về trách nhiệm tuyên truyền chính trị, văn hóa thuần phong mỹ tục và về trách nhiệm xã hội, về vai trò và hiệu quả hoạt động… căn cứ vào đó để xem xét việc đánh thuế. Việc thu thuế báo chí như hiện nay là cào bằng, và đánh đồng tất cả, rất thiệt thòi cho một bộ phận cơ quan báo chí và dễ đẩy báo chí đến chỗ buộc phải “xa rời tôn chỉ, thương mại hóa” để tồn tại”.
(Nhà báo Đinh Đức Lập- Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết) Tôi cho rằng, giảm thuế TNDN cho báo in càng sớm càng tốt. Mức thuế 25% là quá lớn, vượt sức chịu đựng của chúng tôi. Báo chí là sản phẩm văn hóa tinh thần, khác với sản xuất. Báo chí đồng thời còn là phương tiện tuyên truyền thông tin, chính sách của Đảng và Nhà nước; thực hiện chức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
năng cầu nối giữa người dân và nhà nước... Cho nên không thể đánh đồng với các DN sản xuất và cần được hưởng các ưu đãi bằng những chính sách cụ thể, trong đó có miễn giảm thuế.
(Nhà báo Nguyễn Xuân Minh, Tổng biên tập Báo Sài Gòn Tiếp Thị)
“Thuế báo chí như hiện nay là một điều vô lí. Trừ những tờ báo được Nhà nước nuôi, cấp kinh phí bằng tiền hoặc bằng cơ chế (bắt buộc các đơn vị phải mua) thì khác, còn các tờ báo ngoài thị trường để sống được là rất khó khăn. Thế cho nên cần phải chia các tờ báo ra, loại báo nào, ấn phẩm nào cần khuyến khích không đánh thuế, thậm chí phải khuyến khích để cho phát triển, tạo điều kiện ưu đãi về cấp vốn, về các cơ chế phát hành báo…”
(Nhà báo Nguyễn Nhƣ Phong- Tổng biên tập báo Năng lƣợng mới)
“Xét về sự bình đẳng giữa các tổ chức kinh doanh có lợi nhuận và trách nhiệm xã hội, tôi ủng hộ việc báo chí cũng phải nộp thuế như các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, thuế suất bao nhiêu thì phải bàn. Chính sách thuế phải đảm bảo cho báo chí có cơ hội tồn tại và không buộc phải đánh mất mình để duy trì sự tồn tại. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, đánh vào lợi nhuận của cơ quan báo chí, nên áp dụng thuế suất dành cho các loại hàng hoá ưu tiên”.
(Nhà báo Lê Quốc Vinh- Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Le Group)
“Trong điều kiện thực tế hiện nay, cần nhìn nhận báo chí như một lĩnh vực khuyến khích đặc biệt, hoặc được coi là lĩnh vực cần khuyến khích đẩy mạnh xã hội hoá (giống như xã hội hoá văn hoá, y tế, giáo dục,…) và cơ quan báo chí cần được áp dụng thuế suất ưu đãi với mức thuế suất thuế TNDN tối đa là 10%”.
(Nhà báo Nguyễn Tiến Thanh- Tổng Biên tập báo Đời sống và Pháp luật)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Vấn đề về thuế báo chí là một vấn đề luôn đƣợc quan tâm hàng đầu từ rất nhiều cơ quan báo chí. Theo những ý kiến từ nhiều chuyên gia, nhà báo cũng nhƣ Tổng biên tập của nhiều tờ báo uy tín, Bộ Tài chính cũng đã có những ý kiến kiến nghị đối với Nhà nước.
Sau khi thảo luận tại Quốc Hội vào tháng 06/2013, Quốc Hội đã thống nhất sẽ áp dụng thuế suất 10% với báo in và mức thuế suất phổ thông đối với các loại hình báo còn lại ở mức 22% từ đầu năm 2014 và 20% từ năm 2016.
Việc thống nhất về các mức thuế suất sẽ giúp các hoạt động kinh tế báo chí có nền tảng tốt hơn để thực hiện trong thực tiễn tại các cơ quan báo chí, vừa giúp thực hiện tốt chức năng thông tin, tuyên truyền, vừa thương mại hóa đƣợc hoạt động báo chí một cách tốt nhất.
1.1.4.2. Tập đoàn báo chí
Liên quan đến hoạt động kinh tế báo chí, vấn đề về tập đoàn báo chí cũng nhận đƣợc nhiều sự quan tâm.
Khái niệm “Tập đoàn báo chí” hay “Tập đoàn báo chí - truyền thông”
dùng để chỉ một tập đoàn kinh tế hoạt động đa dạng trong lĩnh vực truyền thông, có thể có hạt nhân là một cơ quan báo in, báo hình, hoặc bất cứ một loại hình truyền thông nào đó, và cũng có thể tham gia vào một số lĩnh vực kinh doanh ngoài truyền thông. Phát triển hoạt động kinh tế đồng nghĩa với việc sẽ xuất hiện nhiều tập đoàn kinh tế với mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận từ việc đƣa các loại hình kinh doanh báo chí vào hoạt động.
Ở các nước tư bản chủ nghĩa, các tập đoàn báo chí hình thành trên cơ sở tích tụ tƣ bản, các công ty truyền thông tự nguyện liên kết lại bằng hình thức mua bán hoặc hợp nhất với nhau nhằm tăng nguồn lực, tạo ra sức mạnh đủ khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Tại Việt Nam, đây là xu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hướng đang dần được du nhập. Tìm hiểu về xu hướng này ở các nền kinh tế phát triển sẽ giúp hiểu rõ hơn về các hoạt động kinh tế báo chí.