SEO – CÁCH ĐỂ ĐỨNG SỐ 1

Một phần của tài liệu tài liệu học online marketing (Trang 64 - 94)

THÀNH CỖ MÁY KIẾM TIỀN HIỆU QUẢ

Bài 3: SEO – CÁCH ĐỂ ĐỨNG SỐ 1

Mục tiêu bài học

Nắm được SEM là gì? SEO là gì?

Thế nào là một chiến dịch SEO thành công?

Nắm được thế nào là SEO on-page, SEO off-page

SEM là gì?

SEM – Search Engine Marketing – là cách để có được truy cập của khách hàng vào website, nhờ việc xuất hiện ở trong trang kết quả tìm kiếm của các bộ máy tìm kiếm (như Google, Yahoo, Bing…).

SEM là một thuật ngữ bao gồm hai khía cạnh chính sau:

• Khía cạnh #1: SEO – Search Engine Optimization – là cách đứng ở những vị trí đầu tiên trong kết quả tìm kiếm của các bộ máy tìm kiếm, nhưng không phải trả tiền cho Google, Yahoo hay Bing (Microsoft).

• Khía cạnh #2: PPC – Pay Per Click – là cách để xuất hiện ở những vị trí đầu tiên của các bộ máy tìm kiếm, nhờ việc trả tiền cho công ty sở hữu các bộ máy tìm kiếm đó.

Tại sao nên thực hiện SEO?

Số lượng người truy cập Internet tại Việt Nam đang ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ.

Tại sao nên thực hiện SEO?

Khi truy cập Internet, user sử dụng các bộ máy tìm kiếm để tìm thông tin chỉ đứng thứ 02 sau đọc tin tức ở Việt Nam.

Quan điểm sai lầm về SEO SEO chỉ là các mẹo và thủ thuật kỹ thuật để tăng thứ hạng trong kết quả tìm kiếm.

SEO chỉ liên quan đến bộ phận kỹ thuật của công ty.

Cứ đứng ở vị số #1 trong kết quả tìm kiếm là thực hiện SEO thành công.

Cứ mua domain trùng tên với từ khóa là sẽ đứng ở vị trí

#1 trong kết quả tìm kiếm.

Cứ có thật nhiều backlink về website, là website của mình sẽ đứng ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm.

Quan điểm đúng về SEO SEO – vừa là công việc kỹ thuật, vừa là công việc marketing:

• Về mặt kỹ thuật: SEO chính là việc sửa lại, viết lại, thiết kế lại website để Google, Yahoo, Bing thấy “dễ hiểu” website của bạn hơn.

• Về mặt marketing: SEO chính là việc tìm ra các nhu cầu của khách hàng (thông qua việc xác định các từ khóa mà họ dùng để tìm kiếm thông tin).

SEO không chỉ liên quan đến bộ phận kỹ thuật, mà còn cả bộ phận bán hàng, Ban Giám đốc của công ty, để xác định ra mục tiêu và có sự phối hợp đồng bộ với các kênh quảng cáo khác (trên tivi, báo giấy…).

Quan điểm đúng về SEO

SEO “thành công” là khi đạt được mục tiêu đã đề ra:

• Mục tiêu đề ra có thể là làm tăng traffic lượng người truy cập – qua đó bán được quảng cáo hoặc tăng sự nhận diện thương hiệu.

• Mục tiêu đề ra có thể là tăng doanh số bán hàng, tăng lợi nhuận bán hàng.

• Việc đứng ở vị trí #1 trong kết quả tìm kiếm chưa chắc đã đạt được mục tiêu đề ra.

Backlink trỏ đến website có thể giúp bạn tăng hạng, nếu nó “phù hợp”. Cho nên không phải cứ có thật nhiều backlink là tốt, thậm chí có thể làm tổn hại tới vị trí SEO.

Các bộ máy tìm kiếm giờ đây đã trở nên rất thông minh. Do vậy, nếu domain bạn mua trùng từ khóa nhưng không có nội dung phù hợp, thì bạn cũng khó lòng có vị trí SEO tốt.

Thế nào là một chiến dịch SEO tốt?

Một chiến dịch SEO tốt là khi chiến dịch SEO được hướng tập trung vào mục tiêu kinh doanh của công ty.

Hãy đặt các câu hỏi:

• Mục tiêu tổng thể của công việc kinh doanh của bạn là gì?

• Website của bạn sẽ đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ gì?

• Website của bạn có kết nối gì với mục tiêu của công việc kinh doanh?

Nên nhớ: Chiến dịch SEO là nhằm hỗ trợ công việc kinh doanh, chứ không phải để hỗ trợ cho website của bạn.

Thế nào là một chiến dịch SEO thành công?

Một chiến dịch SEO thành công là khi đạt được các mục tiêu đề ra. Các mục tiêu đó có thể là:

• Tăng lượng truy cập vào website.

• Tăng thứ hạng của từ khóa.

• Tăng doanh thu của công ty.

• Tăng lợi nhuận của công ty.

• Tăng lượng người đăng ký nhận bản tin.

• Tăng lượng người vào đọc tin bài.

• …

6 bước giúp bạn đạt vị trí #1 khi làm SEO Bước 1: Phân tích và xác định đúng các từ khóa cần làm SEO – Đây là bước cốt lõi quyết định sự “thành công” của một chiến dịch SEO.

Bước 2: Phân tích sự cạnh tranh của các từ khóa.

Bước 3: Thực hiện “SEO on-page”.

Bước 4: Tạo nội dung.

Bước 5: Xây dựng các backlink – hay còn gọi là “SEO off-page”.

Bước 6: Cài các công cụ phân tích website (ví dụ Google Analytics) để theo dõi và cải thiện kết quả SEO.

Bước 1: Phân tích và tìm kiếm từ khóa Xác định và tìm từ khóa cần làm SEO bằng công cụ:

Google Keyword Tool.

Xác định từ khóa mà các trang web của đối thủ đang tiến hành làm SEO.

Phân tích từ khóa:

• Sau khi đã xác định và tìm được từ khóa là bước phân tích.

• Bạn sẽ phải phân tích cả từ khóa “ngắn” và từ khóa “đuôi dài”.

KHÔNG NGHIÊN CỨU TỪ KHÓA = KHÔNG LÀM SEO

Bước 1: Phân tích và tìm kiếm từ khóa Từ khóa “đuôi ngắn” đem lại nhiều truy cập, nhưng lại ít đánh trúng mục tiêu và khó làm SEO hơn.

Từ khóa “đuôi dài” đem lại ít truy cập, nhưng trúng mục tiêu hơn và dễ làm SEO hơn.

Bước 1: Phân tích và tìm kiếm từ khóa Các chỉ số kỹ thuật cần quan tâm sau để phân tích lựa chọn từ khóa:

• Số lượng người sử dụng từ khóa đó để tìm kiếm thông tin trên Google, Yahoo, Bing… (Search Volume).

• Mức độ liên quan (relevancy) của từ khóa với nhu cầu của khách hàng.

• Thứ hạng hiện tại của website của bạn đối với từ khóa.

• Độ khó của từ khóa khi làm SEO.

Bước 2: Phân tích sự cạnh tranh của các từ khóa

Để hiểu xem website của bạn “kém” đối thủ như thế nào, người ta hay sử dụng các chỉ số kỹ thuật sau:

• Tổng số trang web đã được lưu vào máy chủ của Google, Yahoo, Bing...

• Tổng số backlink mà website của bạn có được.

• Chất lượng các backlink.

• Anchor Text.

• Page Rank (PR).

• Tuổi của website (site age).

• AllInAnchor, AllInTitle, AllInText.

• Kiểm tra xem có sự trùng lặp nội dung không.

• Các vấn đề với kiến trúc của website (website có “dễ hiểu” với Google?).

• Cùng một từ khóa, có diễn ra việc “cạnh tranh” nội bộ giữa các trang của cùng một website không.

• Điểm tối ưu hóa on-page.

Bước 3: Thực hiện “SEO on-page”

Các tiêu chí để thực hiện SEO on-page:

• Thẻ title của trang web.

• Thẻ meta-description của trang web.

• Thẻ meta-keyword của trang web: không còn quan trọng nữa, và nên để trống để đối thủ không soi mói.

• Nội dung bài viết.

• Các thẻ H1, H2, H3 trong ngôn ngữ HTML.

• Đường link (URL).

Bước 3: Thực hiện “SEO on-page”

Cách làm cho website của bạn “thân thiện” với các công cụ tìm kiếm:

• Hãy tìm hosting nhanh và ổn định.

• Hãy tạo ra một sitemap.

• Hãy tạo lại các URL động (www.weddinggift.com/?item=32554

là một dạng URL động, hãy tạo lại thành

www.weddinggift.com/silk-linen.html)

• Hãy tạo file robot.txt.

• Tạo ra nhiều đường dẫn khác nhau để dẫn trang cần làm SEO.

• Hãy khôi phục các link bị chết.

• Hãy hạn chế sử dụng Javascript, Flash, thẻ Frame vì Google, Yahoo, Bing xử lý và hiểu văn bản tốt hơn.

• Sử dụng Text link thay vì sử dụng ảnh.

• Sửa các lỗi cú pháp HTML.

Bước 4: Tạo nội dung Nội dung vừa phải “hấp dẫn” với user và vừa phải “hấp dẫn” với Google, Yahoo… Vì vậy sử dụng các mẹo sau:

• Đừng lặp đi lặp lại từ khóa nhiều lần trong bài viết, Google sẽ nhanh chóng phát hiện ra việc spam keyword.

• Hãy chia sẻ nội dung hay, chấp nhận việc bị những người khác copy nội dung của bạn để đưa vào website của họ.

• Hãy làm cho những thứ phức tạp nhất trở nên đơn giản nhất.

• Hãy viết theo đúng phong cách của bạn.

• Hãy để bài viết diễn ra theo 2 chiều, có tính tương tác (cho phép user nhận xét, đặt câu hỏi…).

• Hãy tham khảo 7 loại nội dung đã được chứng minh.

Bước 4: Tạo nội dung

Các công cụ nghiên cứu thị trường để tìm ra nội dung hấp dẫn user:

• Sử dụng Google External Keyword Tool để tìm ra các từ khóa cần phải có trong nội dung.

• Sử dụng diễn đàn để tìm ra các chủ đề hấp dẫn.

• Hỏi những người theo đuôi (follow) bạn trên Facebook, Twitter xem họ thích những chủ đề gì.

Bước 5: Xây dựng các backlink SEO off-page

Đây là bước rất quan trọng của quá trình làm SEO. Vì vậy hãy xây dựng một chiến lược tạo backlink. Lưu ý:

• Càng nhiều backlink càng tốt.

• Backlink từ các trang có uy tín bao giờ cũng giá trị hơn rất nhiều, so với backlink từ các trang không có uy tín.

• Backlink phải đến từ các trang web có nội dung tương đồng.

• Phải trỏ các backlink vào trang web đang cần làm SEO – chứ không phải là vào domain hay trang chủ (home page).

• Backlink có Anchor Text chứa từ khóa sẽ giá trị hơn rất nhiều so với backlink với Anchor Text để rỗng.

• Phải để ý đến ngữ cảnh xung quanh backlink.

• Phải chú ý đến cả việc tạo ra backlink trong nội bộ website.

• Không phải mọi backlink đều tồn tại mãi mãi.

• Phải làm sao cho backlink trông thật “tự nhiên”.

• Backlink với thuộc tính “NoFollow” sẽ không được tính vào trọng số để

Bước 5: Xây dựng các backlink SEO off-page Thế nào là một backlink có “chất lượng”?

• Khi nội dung từ backlink đó tương đồng với nội dung trang web của bạn.

• Khi Anchor Text có nội dung phù hợp.

• Khi nội dung xung quanh backlink có ngữ cảnh phù hợp với backlink.

• Xuất hiện từ khóa trong thẻ Title và trong nội dung của trang web chứa backlink.

Bước 5: Xây dựng các backlink SEO off-page

Các cách để có được backlink:

• Để tự mọi người tạo backlink đến bạn, chỉ việc tạo nội dung thật hay, thật độc đáo, sáng tạo – đây là cách “đúng đắn” nhất.

• Tự bạn tạo ra backlink – bằng cách vào các diễn đàn, blog…

• Đề nghị người khác tạo backlink đến website của bạn.

Bước 5: Xây dựng các backlink SEO off-page

Các mẹo thực hành để xây dựng backlink:

• Hãy dùng công cụ để xác định xem đối thủ đang tạo backlink từ những website nào.

• Hãy tìm ra những website xuất hiện ở vị trí cao với từ khóa cần làm SEO và tìm cách tạo backlink từ họ.

• Sử dụng những bài viết marketing nâng cao (Advanced Article Marketing).

• Sử dụng Directiories.

• Sử dụng blog.

• Sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm nguồn có thể tạo backlink (bằng cách gõ các từ khóa như: “guest blogger”, “guest post”…).

• Sử dụng công cụ Ontolo.

• Sử dụng Open Site Explorer, SEOMoz, Juicy Finder.

• Hãy đề nghị các đối tác của bạn đặt backlink về website của bạn.

• Sử dụng giải thưởng, sử dụng các sự kiện và hội thảo, sử dụng các lời nhận xét…

Bước 5: Xây dựng các backlink SEO off-page Các hình thái tạo backlink:

• Backlink một chiều – Tốt nhất cho website của bạn, nhưng rất khó có được loại backlink này.

• Backlink 2 chiều – Bạn trỏ đến tôi, tôi trỏ đến bạn. Giờ đây, Google đã bắt đầu “ghét” loại backlink này.

Bước 5: Xây dựng các backlink SEO off-page Các hình thái tạo backlink:

• Backlink 3 chiều – Đây là một hình thức trao đổi backlink

“kín kẽ” và Google khó phát hiện ra.

• Backlink 4 chiều – Đây cũng là một hình thức trao đổi backlink khác rất kín kẽ.

Bước 5: Xây dựng các backlink SEO off-page Các hình thái tạo backlink:

• Tạo backlink vòng tròn:

Bước 6: Cài các công cụ phân tích website Sử dụng Google External Keyword Tool và Google Analytics để phân tích website.

XIN CẢM ƠN!

Bài 4:

Một phần của tài liệu tài liệu học online marketing (Trang 64 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(203 trang)