Dự báo và định hướng thương mại một số mặt hàng nông sản trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu SỨC CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG CHU YẾU Ở VIỆT NAM (Trang 146 - 154)

3.1.1. Dự báo về th−ơng mại một số mặt hàng nông sản trên thế giới 3.1.1.1. Mặt hàng gạo

Dự báo giao dịch gạo toàn cầu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 2,2%/năm trong giai đoạn 2001-2010 và đạt 31,4 triệu tấn vào năm 2010 [15].

Thị tr−ờng nhập khẩu gạo chủ yếu vẫn là các n−ớc châu á, chiếm tới 46%

tổng kim ngạch nhập khẩu gạo năm 2010. Tiếp đến là khu vực Trung Đông, l−ợng gạo nhập khẩu dự báo tăng khoảng gần 2%/năm và đạt 5,4 tiệu tấn vào năm 2010. Tình hình nhập khẩu gạo vào khu vực châu Phi cũng sẽ tăng mạnh do nhu cầu nhập khẩu cao của cac n−ớc Coted’ Ivoire, Madagascar, Nigeria và Senegal. Dự báo nhập khẩu gạo vào các n−ớc Mỹ Lating và Caribê hầu nh−

không thay đổi do nhu cầu nhập khẩu của Braxin giảm, trong khi nhu cầu nhập khẩu của Mêhicô, Haiti và Colômbia tăng lên [15].

3.1.1.2. Mặt hàng cà phê

Năm 2010, xuất khẩu cà phê toàn cầu dự báo đạt 5,5 triệu tấn (92 triệu bao). Các n−ớc Latin America và Caribbean sẽ vẫn là những n−ớc dẫn đầu về xuất khẩu cà phê trên thế giới, đạt 2,9 triệu tấn (48 triệu bao) năm 2010, mặc dù kim ngạch xuất khẩu giảm 0,5%/năm so với năm 2000. Ng−ợc lại, xuất khẩu cà phê của các nước châu Phi sẽ tăng lên ở tỷ lệ 1,6%/năm, đạt 1,0 triệu

tấn (17 triệu bao) vào năm 2010, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê thế giới. Các n−ớc châu á, xuất khẩu cà phê dự báo tăng lên tới 1,5 triệu tấn (24 triệu bao) vào năm 2010, chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê thế giới. Xuất khẩu cà phê của các n−ớc khu vực Oceania dự báo tăng lên 7,3%,

đạt 150.000 ngàn tấn năm 2010, chiếm 3,0% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê thÕ giíi [72].

Trong giai đoạn 2000-2010, dự báo nhập khẩu cà phê toàn cầu sẽ đạt tốc

độ bình quân 0,2%/năm, đạt 5,5 triệu tấn (92 triệu bao) năm 2010. Các nước phát triển vẫn là khu vực nhập khẩu cà phê chủ yếu, dự báo đạt gần 5,1 triệu tấn (|85 triệu bao), chiếm 92% tổng l−ợng nhập khẩu trên thế giới. Trong đó nhập khẩu cà phê của khu vực Bắc Mỹ sẽ giảm nhẹ, chỉ đạt 1,54 triệu tấn (26 triệu bao) và nhập khẩu vào châu Âu cũng giảm xuống còn 2,96 triệu tấn (49 triệu bao) vào năm 2010. Nhập khẩu cà phê của Nhật Bản dự báo tăng lên 1,6%/năm, đạt 460 ngàn tấn (7,7 triệu bao). Nhập khẩu cà phê từ các nước

đang phát triển giai đoạn 1999-2010 không thay đổi so với giai đoạn 1998- 2000, dự báo đạt 421.000 ngàn tấn (7 triệu bao) vào năm 2010, chiếm ít hơn 8% tổng l−ợng cà phê nhập khẩu trên thế giới [72]. Dự báo nhập khẩu cà phê chế biến sâu sẽ có xu h−ớng tăng lên cùng với sự phát triển của công nghệ chế biến và bảo quản cà phê trong những năm tới. Ph−ơng pháp sấy khô bằng làm lạnh trong sản xuất cà phê hòa tan sẽ đ−ợc sử dụng rộng rYi hơn để đảm bảo chất l−ợng cà phê hòa tan.

Dự báo về giá cả cà phê khó có xu h−ớng hồi phục do tình trạng d− thừa sản xuất cà phê. Do vậy, ảnh h−ởng của sức ép giá cà phê trong t−ơng lai sẽ còn lớn hơn giai đoạn vừa qua, khi các chính phủ tích cực sử dụng những biện pháp can thiệp vào thị tr−ờng. Tuy nhiên, nếu các n−ớc sản xuất cà phê thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch cắt giảm sản l−ợng cà phê đY đ−ợc thỏa thuận trong năm 2001 thì cán cân cung cầu cà phê có thể đ−ợc cải thiện trong vài năm tới và giá cả cà phê có thể hồi phục.

3.1.1.3. Mặt hàng chè

Xuất khẩu chè đen toàn cầu dự báo đạt 1,14 triệu tấn năm 2010, phản

ánh tỷ lệ tăng xuất khẩu bình quân 1,1%/năm so với 1 triệu tấn chè năm 2000.

Phần lớn tỷ lệ tăng này từ các n−ớc xuất khẩu chè ở châu Phi, nơi có sản l−ợng sản xuất tiếp tục tăng lên trong khi mức tiêu thụ trong n−ớc vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ. Xuất khẩu chè của Kenya sẽ tăng lên 1,6%/năm, từ 208.200 tấn năm 2000 đến 275.000 tấn năm 2010, chiếm 32% l−ợng chè xuất khẩu thế giới.

Trong cùng giai đoạn, xuất khẩu chè của Malawi sẽ vẫn không thay đổi, đạt 38.000 tấn. Phần lớn các n−ớc xuất khẩu chè ở châu á dự báo sẽ giảm xuống một chút do sự tăng tr−ởng thu nhập cùng với sự tăng tr−ởng dân số sẽ khuyến khích tiêu thụ trong nước. Xuất khẩu chè của ấn Độ và Inđônêxia sẽ giảm xuống 2,4%, đạt 150.890 tấn và 1,1%, đạt 87.000 tấn một cách tương ứng.

Ng−ợc lại, xuất khẩu chè của Sri Lanka sẽ tăng lên từ 281.000 tấn năm 2000

đến 293.400 tấn năm 2010 với tỷ lệ tăng trưởng 0,4%/năm. Xuất khẩu chè xanh toàn cầu dự báo có xu h−ớng tăng lên phù hợp với xu h−ớng sản xuất.

Xuất khẩu chè xanh toàn cầu sẽ tăng lên 2,8%/năm từ 186.800 tấn năm 2000

đến 254.000 tấn năm 2010. Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục là nước xuất khẩu chè xanh hàng đầu thế giới, đạt 210.000 tấn năm 2010 với tỷ lệ tăng trưởng là 2,7%/năm. Xuất khẩu chè xanh từ Inđônêxia và Việt nam sẽ tăng lên 3,8%/năm, đạt 12.000 tấn và 2,5%/năm, đạt 25.000 tấn năm 2010. Nhật Bản sẽ tiêu thụ phần lớn l−ợng chè sản xuất trong n−ớc [72].

Dự báo năm 2010, nhập khẩu chè đen sẽ đạt 1,15 triệu tấn, phản ánh một sự tăng tr−ởng bình quân 0,6%, từ 1,08 triệu tấn năm 2000. Nhập khẩu chè

đen của các nước thuộc Liên bang Xô viết cũ sẽ tăng lên 3%/năm, đạt 315.200 tấn năm 2010. Pakistan sẽ tăng nhập khẩu chè lên 2,9%, đạt 150.000 tấn năm 2010. Nhập khẩu chè đen của Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ tăng lên 1,4%/năm và 1,8%/năm, đạt 94.300 tấn và 22.000 tấn năm 2010. Ng−ợc lại, nhập khẩu chè

đen của Anh sẽ giảm xuống, đạt 125.500 tấn. Các nước nhập khẩu trên chiếm

khoảng 60% l−ợng chè đen nhập khẩu trên thế giới. Dự báo nhập khẩu chè xanh của Morocco-n−ớc nhập khẩu chè xanh lớn nhất thế giới sẽ tăng lên 4,5%/năm, đạt 57.100 tấn năm 2010 [72].

3.1.1.4. Mặt hàng cao su tự nhiên

Dự báo xuất khẩu cao su tự nhiên toàn cầu trong giai đoạn 2001-2010 sẽ tăng 1,3%/năm, đạt 5,5 triệu tấn năm 2010, tăng hơn 15%/năm so với giai

đoạn 1998-2000. Xuất khẩu cao su của Inđônêxia dự báo sẽ tăng 2,1%, đạt 1,9 triệu tấn, của Việt Nam sẽ đạt mức tăng 8,1%/năm, đạt 0,5 triệu tấn/năm vào năm 2010. Xuất khẩu của Thái Lan ít thay đổi so với hiện tại do sản l−ợng tăng chậm trong khi nhu cầu nội địa tăng, nhưng Thái Lan vẫn là nước xuất khẩu cao su chủ yếu với l−ợng xuất khẩu 2,63 triệu tấn trong năm 2010. Trong khi đó, xuất khẩu của Malaysia giảm khoảng 9%/năm, chỉ còn 0,12 triệu tấn năm 2010. Xuất khẩu cao su của Sri Lanka năm 2010 d−ờng nh− không còn nữa do sự giảm xuống trong sản xuất và sự tăng lên trong tiêu thụ ở trong n−ớc. Xuất khẩu cao su của các n−ớc châu Phi và Mỹ Latinh dự báo sẽ tiếp tục tăng lên, nh−ng chiếm thị phần nhỏ bé trên thế giới, đạt 0,38 và 0,03 triệu tÊn n¨m 2010 [72].

Dự báo nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh trong khi sản l−ợng khó có khả

năng tăng lên. Các n−ớc phát triển vẫn là thị tr−ờng nhập khẩu cao su chủ yếu, song nhu cầu nhập khẩu của các nước Tây Âu và Bắc Mỹ ít thay đổi do tốc độ tăng tiêu thụ giảm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao tại nhiều nước đang phát triển đY dẫn tới nhu cầu xe ô tô tăng lên và nh− vậy nhu cầu lốp xe tăng lên.

Do đó, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao su trong những năm tới chủ yếu vẫn là do tốc độ tăng nhập khẩu của các nước đang phát triển. Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu cao su thiên nhiên chủ yếu với tốc độ nhập khẩu bình quân 8%/năm trong giai đoạn 2006-2010, sẽ đạt 1,1 triệu tấn vào năm 2010 [15].

Nhu cầu nhập khẩu ở các n−ớc Đông Âu và các n−ớc NISs có khả năng tăng mạnh cùng với sự phục hồi khu vực kinh tế của các khu vực này.

Dự báo giá cả thị tr−ờng cao su trong những năm tới có thể giữ vững trong thời gian tới do nguồn cung tiếp tục tăng chậm hơn nhu cầu tiêu thụ.

Tuy nhiên, giá cao su thiên nhiên sẽ thay đổi còn phụ thuộc vào sự biến động của các nhân tố nh− tình hình kinh tế thế giới, giá dầu mỏ, theo chu kỳ sinh trưởng và lấy mủ của cây cao su, thời tiết, tỷ giá giữa các đồng tiền, sự hợp tác

điều tiết sản l−ợng sản xuất xuất khẩu [16].

3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam

3.1.2.1. Mục tiêu phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam

Nằm trong chiến lược phát triển kinh tế xY hội của đất nước (2001-2010), chiến l−ợc phát triển xuất khẩu hàng nông sản đến năm 2010 và tầm nhìn 2015 đ−ợc tập trung vào các mục tiêu chủ yếu sau:

Thứ nhất, mục tiêu bao trùm đối với xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam từ nay đến năm 2010 là phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững với những sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Đẩy mạnh đầu t− phát triển sản xuất các mặt hàng nông sản có lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường và có khả năng chiếm lĩnh thị phần đáng kể trên thị trường thế giới.

Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản theo h−ớng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, sản phẩm có hàm l−ợng chế biến cao.

Thứ hai, mục tiêu cụ thể đối với xuất khẩu hàng nông sản là phấn đấu đạt

đ−ợc các chỉ tiêu: xuất khẩu các mặt hàng nông sản chiếm khoảng 13,7%

trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (giảm dần so năm 2006 là 19,1%, nh−ng không đáng kể), kim ngạch xuất khẩu đạt 9-10 tỷ USD [10]. Phát triển sản xuất hàng hóa theo quy hoạch, nhanh chóng hình thành các vùng sản xuất tập trung h−ớng về xuất khẩu, −u tiên đầu t− phát triển nhanh các sản phẩm có lợi thế nhất, trên các vùng có quy mô hàng hóa lớn. Đồng thời nghiên cứu lựa chọn để phát triển đa dạng các sản phẩm trên các vùng còn lại.

Thứ ba, hiện nay diện tích thâm canh, nuôi trồng bắt đầu bị giới hạn, việc

tăng quy mô sản xuất nuôi trồng gặp khó khăn hoặc chi phí cao. Do vậy, trong thời gian tới để tiếp tục nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản, cần phải tập trung đầu t− khâu giống, đảm bảo cung ứng đầy đủ giống tốt, giống thuần và giống lai cho sản xuất, áp dụng các quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến để nâng chất l−ợng sản phẩm và hàm l−ợng chế biến trên một đơn vị sản phẩm xuất khẩu, qua đó nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời, phát triển đồng bộ các công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và chế biến với công nghệ nhiều tầng, đa dạng sản phẩm theo hướng hiện đại.

Thứ t−, phát triển sản xuất-xuất khẩu hàng nông sản phải dựa trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất và xuất khẩu. Tạo hành lang pháp lý về chính sách, cơ chế quản lý và thủ tục hành chính thông thoáng, minh bạch để có đủ sức hấp dẫn mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng nông sản. áp dụng chính sách bảo hộ nông nghiệp hợp lý để giúp đỡ và thúc đẩy các doanh nghiệp nân cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh. Gắn trách nhiệm của bộ máy lYnh đạo, bộ máy quản lý ở từng địa phương với các cộng đồng người hưởng lợi. Coi trọng sự tham gia của cộng đồng dân c− nông thôn trong việc đ−a ra quyết định phát triển nông nghiệp-nông thôn trong tương lai cũng như trong hiện tại.

3.1.2.2. Định h−ớng phát triển xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam

Theo Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 của Bộ Th−ơng Mại, hàng nông sản đ−ợc xếp vào nhóm hàng cần nâng cao giá trị gia tăng để tăng kim ngạch xuất khẩu do diện tích thâm canh, nuôi trồng bắt đầu bị giới hạn, việc tăng quy mô sản xuất, nuôi trồng gặp khó khăn, hoặc chi phí cao.

Muốn nâng đ−ợc sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu cần phải tập trung vào khâu giống, phương pháp nuôi, trồng để nâng cao chất lượng sản phẩm và hàm l−ợng chế biến trên một đơn vị sản phẩm xuất khẩu.

a. Mặt hàng gạo

Phát triển sản xuất lúa gạo phải đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và có số l−ợng gạo cần thiết để xuất khẩu. Đảm bảo sản xuất hơn 40 triệu tấn lúa/năm và giữ vững ổn định l−ợng gạo xuất khẩu khoảng 4,0-4.5 triệu tấn/năm. Phấn đấu đạt Mức giá xuất khẩu tăng dần trong khoảng 250- 300 USD/tấn. Duy trì khoảng 4 triệu ha đất canh tác lúa có điều kiện tưới tiêu chủ động và từng bước chuyển những diện tích trồng lúa bấp bênh, thường xuyên úng hạn, nhiễm phèn mặn nặng, ven đô thị sang sản xuất các cây khác có hiệu quả cao hơn. Chú trọng khai thác khâu chuyển đổi cơ cấu giống (đặc biệt đối với các giống lúa đặc sản được thị trường nhập khẩu ưa thích) với việc thâm canh các giống lúa cho năng suất và chất l−ợng cao. Thị tr−ờng xuất khẩu gạo vẫn chủ yếu hướng tới các thị trường châu á và châu Phi, đồng thời khai thác thị tr−ờng Nhật Bản, Trung Quốc, Australia và New Zealand.

b. Mặt hàng cà phê

Tập trung đẩy mạnh thâm canh, áp dụng công nghệ chế biến có chất lượng tốt để đến năm 2010 đạt 958 triệu USD và tăng trưởng bình quân 4,3%/năm (mỗi năm xuất khẩu bình quân 900 nghìn tấn, với mức giá bình quân 850 USD/tấn) [15]. Giữ vững ổn định diện tích trồng cà phê ở khoảng 500 ngàn ha (thấp hơn hiện nay khoảng trên 3000 ha), với tỷ lệ diện tích “1 Abrica, 4 Robusta” vì đây là mặt hàng khó mở rộng diện tích để tăng khả

năng xuất khẩu [14]. Cần phải tập trung đẩy mạnh thâm canh diện tích cà phê

đY có, loại bỏ những diện tích cà phê Robusta kém hiệu quả, nằm ngoài quy hoạch, trên những vùng đất có điều kiện tự nhiên sinh thái không phù hợp, thiếu nước, khó thâm canh. Cho đến nay, cà phê của ta đY có mặt trên 50 nước. Thị trường mục tiêu để khai thác trong giai đoạn tới là Hoa Kỳ, EU, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Malaysia, Canađa và Nga [15].

c. Mặt hàng chè

Theo quy hoạch phát triển ngành chè, dự kiến đạt sản l−ợng chè xuất khẩu là 110.000 tấn và đạt kim ngạch khoảng 200 triệu USD vào năm 2010 [15]. Mở rộng diện tích trồng chè ở các vùng có điều kiện, −u tiên phát triển chè ở vùng trung du, miền núi phía bắc đạt năng suất cao ổn định ở mức 104.000 ha. Hình thành các vùng sản xuất chè với quy mô lớn, thâm canh để

đạt năng suất, chất l−ợng cao, gắn với cơ sở chế biến chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Cải tạo và thay thế toàn bộ giống chè cũ năng suất thấp bằng các loại giống chè mới cho năng suất và chất l−ợng cao, sản xuất với quy trình công nghệ sạch. Đầu t− khuyến khích trồng các loại giống tốt có h−ơng vị đặc chủng mới nh− giống lai LDP1, LDP2, Tô Hiệu, 1A.v.v..

Mục tiêu vẫn là giữ vững thị tr−ờng hiện có và mở rộng thị tr−ờng xuất khẩu mới. H−ớng thị tr−ờng xuất khẩu mục tiêu trong giai đoạn tới là các n−ớc châu Âu nh− Anh, Pháp, Đức và các n−ớc châu á nh− Nhật Bản, Hàn Quốc,

Đài Loan, Trung Quốc và Singapore và các n−ớc Trung Đông. Tiếp tục mở rộng thị tr−ờng Trung Cận Đông (20-25 ngàn tấn/năm), thị tr−ờng châu Âu (10-15 ngàn tấn/năm), thị tr−ờng châu á (10-15 ngàn tấn/năm), thị tr−ờng châu Mỹ-châu Phi (5-8 ngàn tấn/năm) [15].

d. Mặt hàng cao su

Phấn đấu đến năm 2010 xuất khẩu cao su đạt 650-700 nghìn tấn với mức giá trung bình khoảng 1.350 USD/tấn và đạt kim ngạch khoảng 880-960 triệu USD vào năm 2010, kim ngạch tăng bình quân 4%/năm [15]. Duy trì diện tích quy hoạch quỹ đất cho trồng cây cao su khoảng 550.000 ha ở trong nước, trong đó có 50.000 ha diện tích thích hợp để trồng cao su. Tập trung đầu t−

thâm canh chăm sóc diện tích cao su hiện có để đ−a năng suất bình quân cả

nước lên 2 tấn/ha [16]. Đầu tư mới nhà máy và đổi mới công nghệ chế biến cao su. Cụ thể là đầu t− tăng thêm 140 ngàn tấn công suất để đảm bảo chế biến hết số mủ cao su nguyên liệu, giảm tỷ trọng mủ cao su sơ chế từ 70%

xuống còn khaỏng 55-60%, đồng thời tăng tỷ lệ mủ cao su chế biến tinh từ 12% lên 70% vào năm 2010 [16]. Tiếp tục khai thác các thị tr−ờng chủ yếu là Trung Quốc (40%), Singapore (20%), EU (15%), Malaysia (6%), Đài Loan (5%), Hàn Quốc (4%), Hồng Kông (3%), Nhật Bản (2%), Liên Bang Nga (2%) và các thị tr−ờng khác nh− Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản v.v..(8%) [16].

Một phần của tài liệu SỨC CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG CHU YẾU Ở VIỆT NAM (Trang 146 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(205 trang)