Từ nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, từ thực tiễn nước ta và kinh nghiệm của một số n−ớc trên thế giới, việc nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của n−ớc ta trong điều kiện hội nhập KTQT, cần phải quán triệt các quan điểm cơ bản sau:
3.2.1. Quan điểm thứ nhất
Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu là một nhiệm vụ chiến l−ợc quan trọng, mang tính quyết định đến sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập KTQT. N−ớc ta hiện đang là một nước nông nghiệp phát triển ở trình độ thấp, với đa số người dân sống dựa vào sản xuất nông nghiệp nên việc nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu là động lực chính để phát huy nội lực phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế đất nước. Điều này góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, chất l−ợng các mặt đời sống nhân dân đ−ợc nâng lên một mức đáng kể, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng đ−ợc nâng cao v.v.. tạo tiền để cơ bản để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thàn nước công nghiệp.
3.2.2. Quan điểm thứ hai
Nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu phải xuất phát từ việc khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của từng vùng, từng sản phẩm,
tạo nên lợi thế cạnh tranh trong tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến đến hoạt
động xuất khẩu. Quán triệt quan điểm này cần phải vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh để phân tích và tìm ra những nông sản có −u thế trong sản xuất và xuất khẩu phù hợp với từng vùng sinh thái, có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao, có chi phí và giá thành thấp so với thế giới. Đặc biệt cần khai thác triệt
để những lợi thế cạnh tranh để phát triển đặc sản của từng vùng, từng địa ph−ơng gắn với thị tr−ờng xuất khẩu. Chú trọng đầu t− cho các vùng sản xuất tập trung chuyên canh lớn tạo thành các vùng nguyên liệu có chất l−ợng cao cho chế biến và xuất khẩu. Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu t− công tác nghiên cứu khoa học, nâng cấp và đổi mới công nghệ chế biến, đầu t− công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại v.v… để dần từng bước nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu.
3.2.3. Quan điểm thứ ba
Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu cần phải có sự hỗ trợ của Nhà n−ớc thông qua các chính sách và giải pháp phù hợp với thông lệ quốc tế và các Hiệp định thương mại. Hiện nay chúng ta đY ký kết các hiệp
định thương mại song phương với gần 100 nước, đY cam kết thực hiện AFTA, BTA Việt Nam-Hoa Kỳ, đY là thành viên của WTO.v.v.Vì vậy, chúng ta phải cắt giảm và xóa bỏ các biện pháp không phù hợp nh−ng đ−ợc phép sử dụng các biện pháp mà nhiều Hiệp định quốc tế cho phép nhằm nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu và không tạo cho các doanh nghiệp sự ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước. Đồng thời tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất và kinh doanh xuất khẩu nông sản. Đối với các doanh nghiệp, cần phải nhận thức đầy đủ nội dung các cam kết mà Việt Nam đY và sẽ cam kết với các quốc gia, các tổ chức kinh tế thế giới, xác định rõ những cơ hội và thách thức do tự do hóa thương mại và hội nhập đem đến để xây dựng chiến lược, điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường.
3.2.4. Quan điểm thứ t−
Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu trên cơ sở khuyến khích và phát huy sự chủ động, sáng tạo của các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản dưới sự định hướng và quản lý của Nhà nước.
Quan điểm này yêu cầu sự kết hợp dựa trên cơ sở đảm bảo hài hòa về lợi ích, sự gắn kết chặt chẽ giữa những ng−ời trồng trọt, thu mua, chế biến với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông sản trong một thể gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau dưới sự định hướng và hướng dẫn của Nhà nước. Nhà nước tạo hành lang pháp lý cả về chính sách, cơ chế quản lý và thủ tục hành chính thông thoáng,
đóng vai trò định hướng chiến lược, xây dựng quy hoạch, và hỗ trợ các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng nông sản có hiệu quả. Khuyến khích và phát huy sự sáng tạo của các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh hàng nông sản theo các mức độ, quy mô và hình thức khác nhau. Các doanh nghiệp phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ kinh doanh, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và thường xuyên đổi mới công nghệ trong sản xuất kinh doanh để tăng sức cạnh tranh vừa phải liên kết và hợp tác với nhau trong hiệp hội ngành hàng và d−ới sự quản lý của nhà n−ớc.
Các doanh nghiệp đóng vai trò trọng tâm trong công tác tổ chức xuất khẩu nông sản, can thiệp tất cả các khâu trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tạo ra một chuỗi tạo ra giá trị và sức cạnh tranh có sự liên kết chặt chẽ, hiệu quả. Các Hiệp hội ngành hàng tập trung vào việc chuyển giao kỹ năng tập hợp, phân tích thông tin, kỹ năng đánh giá nhu cầu và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
3.2.5. Quan điểm thứ năm
Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu phải đảm bảo tính bền vững trong điều kiện hội nhập KTQT. Quán triệt quan điểm này, việc nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu phải đ−ợc thực hiện trên cơ
sở đảm bảo hiệu quả kinh tế xY hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Để đảm
bảo sự phát triển bền vững của sản xuất và xuất khẩu nông sản, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa phải dựa trên cơ sở nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng theo hướng các nông sản có giá trị và chất lượng. Cần thay đổi tư duy từ số l−ợng là chính sang t− duy chất l−ợng và hiệu quả để chuyển từ sản xuất và xuất khẩu các nông sản giá trị thấp sang sản phẩm có giá trị cao và các sản phẩm chế biến có chất l−ợng cao. Đồng thời, quá trình phát triển sản xuất và xuất khẩu phải dựa trên cơ sở khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và không được làm tổn hại đến môi trường sinh thái. Quan điểm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chè và cà phê- là hai ngành hàng chủ yếu phát triển ở các vùng trung du, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và thiểu số, nơi có điều kiện kinh tế xY hội khó khăn.