Nhân vật bà cụ Tứ

Một phần của tài liệu Phân tích tác phẩm "Vợ nhặt" - Kim Lân (Trang 37 - 52)

Người Mẹ Việt Nam tuy nghèo mà hiền lành, nhân hậu. Dẫu biết vậy nhưng có đọc "Vợ nhặt" của Kim Lân, có bắt gặp bà cụ Tứ giữa năm "đói mòn đói mỏi"

mới thấy thấm thía thế nào là lòng mẹ. Giữa cái năm mà mỗi người thân mình còn nuôi không nổi, xác chết đói đầy đường, Tràng lại dắt về giới thiệu với mẹ một nàng dâu. Cái đói làm mờ cả mắt, làm ngột ngạt và oi bức cả xóm ngụ cư.

Chính lúc ấy cụ Tứ nhận dâu, hay nói đúng hơn là chấp nhận cưu mang vào gia đình mình thêm một miếng ăn chấp nhận chia sớt với người đàn bà bơ vơ nọ những bữa rau cháo nhà mình.

Khác với anh Tràng và người vợ nhặt, bà cụ Tứ không xuất hiện từ những trang đầu của tác phẩm mà xuất hiện khi tác phẩm đã gần đi tới hồi kết, trong một tình huống đặc biệt: Tràng đưa người vợ nhặt về “ra mắt” mẹ chồng.

Nhân vật bà cụ Tứ không có vai trò đáng kể trong cốt truyện. Nếu không có bà cụ, câu chuyện tình duyên này vẫn diễn ra. Dẫu không có vai trò trong cốt truyện nhưng bà cụ Tứ là một nhân vật được Kim Lân vô cũng chăm chút.

Song nếu thiếu đi nhân vật này, tác phẩm sẽ mất đi một phần chiều sâu nhân bản. Bởi nếu không có người mẹ này, thì cuộc tình duyên của Tràng và thị sẽ chỉ dừng lại ở câu chuyện “nhặt vợ”. Phải có mà cụ Tứ thì mới hoàn chỉnh một bức tranh gia đình.

Khi về đến nhà Tràng

Nếu nhân vật Tràng đang say trong niềm vui của một chàng rể tràn trề hạnh phúc, tâm lí phát triển theo chiều thẳng đứng thì ở mẹ Tràng tâm lí có kiểu gấp khúc bởi người mẹ này cả cuộc đời đã đổ nhiều nước mắt, đã có nhiều nghiệm sinh. Vì thế, trong chiều sâu của người từng trải và nhân hậu này có bao nhiêu niềm trắc ẩn.

Bà cụ lần đầu xuất hiện trong bóng hoàng hôn tê tái, khi người con trai làm nghề kéo xe dẫn người đàn bà xa lạ về nhà. Chân thật trong hình ảnh và chân thật trong từng chi tiết, Kim Lân dường như không kể mà dắt ta đến với bà cụ Tứ. Bắt đầu là cái dáng “lọng khọng đi vào ngõ”, “vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng”. Có biết bao nhiêu là thân thương, trìu mến. Ta gặp lại dáng hình gầy gò, còng còng, lam lũ vì sương gió cuộc đời của người mẹ nghèo.

Ban đầu, thấy con trai “reo lên như một đứa trẻ”, bà cụ Tứ đã ngạc nhiên, “nhấp nháy hai con mắt nhìn Tràng”. Nhưng “bà lão càng nhạc nhiên hơn” khi thấy có một người đàn bà lạ ở trong nhà mình. Tác giả đã diễn tả sự ngạc nhiên cao độ của bà cụ qua một loạt những câu hỏi mà bà tự đặt ra cho mình. Bao nhiêu câu hỏi là bấy nhiêu nghi ngờ, lạ lẫm. Có lẽ trái tim nhạy cảm của người mẹ đã nhận ra sự bất thường trong đứa con của mình, nhưng giữa cám cảnh của nạn đói, người mẹ tội nghiệp không thể tin được những điều bà đang phỏng đoán.

Người đọc còn đồng cảm hơn khi nhìn đôi mắt bà cụ “nhoèn” đi. Chữ “nhoèn”

rất sống động, là một từ chân quê nhưng lại có khả năng diễn tả rất chuẩn xác hình ảnh nước mắt của người già chảy xuống vì xúc động, vì tuổi tác. Sự ngạc nhiên của bà xuất phát từ chỗ luôn mặc cảm, luôn ý thức được gia cảnh của mình. Nhà mình thì nghèo, lại là dân ngụ cư, con trai mình thì xấu, vậy mà không cưới cheo gì, làm sao mà lại có vợ.

Cái lẩm cẩm, chập chạp theo nỗi “phấp phỏng” trước sự đón tiếp khác thường của anh “con giai”, bà bước vào trong nhà. Thị cất tiếng chào: “U đã về ạ!”, Tràng cũng đã nhắc mẹ: "Kìa nhà tôi nó chào u" mà bà cụ Tứ vẫn chưa hiểu. Ở hoàn cảnh khác chắc bà đã tủm tỉm cười, đã hiểu ngay cơ sự khi thấy người đàn bà là kia nhưng giữa năm đói này thì bà không sao hiểu được.

Nhưng sau giây phút nghe Tràng giới thiệu một cách khéo léo về người đàn bà ấy: "Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi thấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau… Chẳng qua nó cũng là cái số cả…" thì "bà lão hiểu rồi", "bà lão cúi đầu nín lặng".

Lòng người mẹ chùn hẳn xuống và suy nghĩ miên man. Bà không ngạc nhiên, không hốt hoảng cũng không mừng rỡ. Làm sao bà ngạc nhiên hốt hoảng được bởi đó là một bà mẹ hiền lành rất thương con. Và làm sao bà mừng rỡ cho được khi mà con bà lấy vợ giữa lúc cái đói chực chờ đe dọa mạng sống mọi người?

Bà lão đã cúi đầu mà nín lặng, cái im lặng bao bọc bao nhiêu là suy nghĩ. “Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”. Trong hai chữ “cơ sự” ẩn chứa tất cả những cái oái oăm, bi hài của cảnh ngộ, cay đắng, trớ trêu của duyên kiếp.

Nỗi tủi phận, thương tâm đến sâu thẳm của số phận con người đã được Kim Lân dồn tụ trong sự câm lặng của một bà cụ. Bà phải kìm nén bao nhiêu tâm sự của mình để chọn một trạng thái duy nhất. Trước đó, bà đặt ra một loạt câu hỏi cho mình, thì lúc này, khi biết được người phụ nữ kia là một người hoàn toàn xa lạ mà con mình nhặt về làm vợ, thì bà không hỏi, cũng không phản ứng một câu nào. Đó là tấm lòng của người mẹ từng trải, người mẹ nhân hậu - bà không nỡ hỏi vì e rằng sẽ chạm vào nỗi bẽ bàng, tủi hổ của người vợ nhặt. Bà muốn tránh cho thị và Tràng không bị tổn thương.

Những câu văn được viết từ nước mắt xót đau của tác giả, lời than của bà cụ là lời than của mọi kiếp người khốn khổ trong xã hội. Bao nhiêu quan niệm về bổn phận, trách nhiệm của một người mẹ được đánh thức trong bà: “người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì...”. Bà cảm thấy mình có tội với con, những câu bà tự nhủ giống như lời tự thú đau đớn của con người. Việc dựng vợ gả chồng cho con là trách nhiệm, là việc trọng đại của người làm cha mẹ. Nhưng trong cái đói này, bà cụ còn không thể làm được vài mâm cơm mời họ hàng, để mọi người chứng kiến hạnh phúc của con. Cái đói, cái nghèo kéo ghì số kiếp

con người, làm con người phải quằn lưng, oằn xuống để gánh trả nó, nhưng đó vẫn là món nợ đeo đẳng, triền miên suốt cả một đời. Dấu ba chấm ngừng lại ở giữa dòng diễn tả rất thấm thía tâm trạng bà cụ Tứ, tủi thân trách phận đến mức nghẹn ngào không nói thành lời.

“Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt”. Chao ôi! Nước mắt của người già. Người già khóc không phải chuyện bình thường. Người già đã hết nước mắt bởi họ đã khóc quá nhiều cho cuộc phù du trôi nổi bềnh bồng mà kiếp người vốn đã "đa đoan đầy đọa phong trần". Chính bởi vậy mà Nguyễn Khuyến từng có câu thơ:

"Tuổi già hạt lệ như sương

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan".

Nước mắt như héo quắt lại, khô quắt lại, mới có thể buông xuống từ đôi mắt

"kèm nhèm" của mẹ. Nước mắt không có giọt, không chảy trọn dòng. Nó chỉ đủ bò thành hai lằn sang sáng trên khuôn mặt nhăn nheo ấy. Nó như thay cho tiếng khóc được phát ra lời, nó là cái nức nở rất riêng của bà cụ Tứ. Giọt nước mắt trào ra như muốn diễn tả bao nhiêu day dứt, tức tưởi, dằn vặt, lo lắng của con người. Đó là hệ quả tất yếu của sự kìm nén, nín lặng trong ai oán, xót thương, đó là những giọt nước mắt của cuộc đời tủi nhục, đau đớn, của người mẹ trách mình không lo được cho con.

Giữa lúc không khí trong nhà chìm lắng vào im lặng, bà lão ấy đã không suy tính đắn đo để ghét, mà là để thương. Bà thương bà không lo nổi cho con, thương cô dâu mới, thương con trai: “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”. Cuộc sống không cho họ đòi hỏi nhiều hơn. Dù họ có vật lộn, có làm khó dễ, có khó tính đòi hỏi điều này điều nọ thì câu trả lời cho họ vẫn là cái đói treo lơ lửng trước mặt. Nhưng trong hai chữ

“chúng nó”, ta thấy sáng lên một tấm lòng: người mẹ không chỉ chấp nhận hành động anh con trai mà đã ngầm chấp nhận người con dâu.

Những lời độc thoại như những đợt sóng cứ cuộn lên trong lòng người mẹ, cứ da diết xót xa trong lòng người đọc. Lời văn là lời kể của tác giả nhưng mang giọng độc thoại nội tâm của nhân vật. Dường như người viết đang hóa thân vào cảnh ngộ nhân vật để lắng nghe, thấu hiểu nỗi lòng “ai oán” của người mẹ nghèo khi rơi vào tình thế éo le.

Suốt trong lúc suy nghĩ, cụ Tứ chỉ toàn nghĩ xung quanh cái nghèo, cái đói. Cái đói bây giờ chi phối mọi thứ. Con người chỉ còn biết vật lộn với nó trong từng phút từng ngày. Bà đã nghĩ đến cái đói, lo sợ cảnh chết đói, nhưng không vì thế mà sinh ra độc ác, không vì thế mà bà không thương cho người đàn bà bơ vơ xa lạ kia. Khi Nam Cao nói về cái đói, ta vẫn bắt gặp những "Lão Hạc", những người già như trong "Một bữa no". Hầu như những người đó đều bị cái đói làm biến dạng tính cách, người ta sẵn sàng làm mọi thứ để lo cho cái ăn.

Những tưởng bà cụ Tứ cũng sẽ như bao người dân khác trong xóm ngụ cư, coi người đàn bà kia là thứ “của nợ đời”. Thực chất, bà cụ hoàn toàn có thể nghĩ như vậy, và cũng không ai có thể phán xét bà. Bởi giữa cái cảnh đói thảm khốc đến mức thân mình còn lo không xong ấy, chẳng ai lại muốn đèo bòng một người dưng. Vả lại, liệu người đàn bà kia có thực sự yêu thương con trai bà, hay chỉ đang tìm chỗ bám víu? Điều ấy bà chẳng thể biết.

Nhưng bà mẹ ở đây là bà mẹ nông dân trong những năm đói hiền lành như đất, đầy lòng nhân hậu và yêu thương, một bà mẹ vẫn vẹn nguyên, không bị hoàn cảnh làm biến đổi tính người. Bà quay lại nhìn người đàn bà con mình lấy làm vợ, từ tình thương cho con trai bà chuyển sang tình thương cho con dâu. Đó là sự gặp gỡ, đồng cảm trong tâm hồn những người phụ nữ bất hạnh. Bà cụ Tứ không chỉ ý thức được nỗi khổ của đời mình, của con mình, mà còn cảm thông với nỗi khổ của người đàn bà tội nghiệp kia.

Và thế là, đã thức dậy trong bà lão cái tâm thức ngàn đời của một dân tộc đã từng sinh ra câu tục ngữ “Người sống hơn đống của”. Ý nghĩ của bà cụ chuyển về hướng: con mình có vợ có lẽ cũng là một cơ may: “Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có được vợ… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con…”.

Câu văn thật cảm động. Nó vừa nhoi nhói một tình cảm tủi hờn, ai oán cho số kiếp, vừa như cố nén cái cảm giác bất đắc dĩ trước một việc đã rồi, lại vừa rưng rưng xao xuyến một niềm vui. Người mẹ nhân hậu ấy đã gạt đi những cay đắng tủi phận để vun vén hạnh phúc cho con.

Những xót xa, tủi thân cực phận, những lo lắng đau lòng thắt ruột chỉ mình bà biết chỉ mình bà hay. Còn bà dành cho các con niềm vui của sự đồng tình với khát vọng hạnh phúc đôi lứa "u cũng mừng lòng". Chữ “mừng lòng” là một sự lựa chọn từ ngữ đòi hỏi nhiều tinh tế, thấu hiểu. Kim Lân không đặt vào chữ

“bằng lòng” hay “vui lòng”. Bởi nếu “bằng lòng” thì chỉ là sự chấp nhận, “vui lòng” thì là lời khách sáo - ai mà vui cho được trong cái cảnh này. Nhưng

“mừng lòng” thì vừa là chấp nhận, mà chấp nhận trong sự chúc mừng, vun vén.

Mà trong chữ “mừng lòng” ấy còn có cái tủi lòng, bởi các cụ thường nói “mừng mừng tủi tủi”. Đây là một niềm vui rất gắng gượng vì con, vì dâu, vì cuộc sống gia đình. Niềm vui ấy không sao cất cánh lên được, cứ bị cái buồn tủi, xót xa lo âu níu trĩu xuống.

Sự căng thẳng đã hết như một quả bóng căng được thoát hơi. Nghe mẹ nói xong, Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi". Và tiếng hắn ho như một tiếng reo mừng rỡ. Như để giấu sự xúc động của mình, hắn "bước từng bước dài ra sân".

Người đọc dường như cảm nhận được sự hàm ơn chân thành của bà cụ Tứ đối với người vợ nhặt của con trai mình cho dù không nói thành lời. Tình cảm của bà dành cho nàng dâu mới được thể hiện qua cử chỉ, thái độ và những lời nói rất đỗi cảm động. Bà gọi người đàn bà xa lạ là “con” rồi xưng một cách thân tình, ruột thịt. Bà "từ tốn " nói với nàng dâu về hoàn cảnh nhà mình: “Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn”. Bà nói về cảnh ngộ như một sự phân bua, nhưng bà chỉ nói thế thôi, nếu bà nói quá, đứa con sẽ có cảm giác tủi thân, cảm giác mình là thứ nợ đời.

Rồi cũng chính bà chủ động gieo vào lòng các con một niềm vui, niềm tin vào cuộc sống tương lai "Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?". Và thật ngạc nhiên, khi nói về ước vọng tương lai, niềm tin vào hạnh phúc, vào cuộc đời, người ta dễ nghĩ đến tuổi trẻ như Tràng và người vợ. Nhưng Kim Lân lại khám phá ra một nét độc đáo vô cùng, tình cảm, ước vọng ở cuộc đời ấy lại được tập trung ở nhân vật bà cụ Tứ. Nếu cho đây là nghịch lí thì nó sẽ thuộc về loại nghịch lí bao hàm một cái lí sâu xa.

Bà cụ đang trong cái độ tuổi “thất thập cổ lai hi”. Ở cái độ tuổi gần đất xa trời ấy, con người ta thường không nghĩ về tương lai mà chỉ sống cho hiện tại.

Nhưng trong từng lời nói của bà cụ đều thấm đượm hi vọng cho tương lai, phải chăng đó chính là niềm lạc quan bất diệt của những người lao động?

Không chỉ đơn thuần là niềm lạc quan, niềm tin vào ngày mai sáng tươi hơn của bà cụ còn được vun vén bởi một điều thiêng liêng hơn nhiều - là tình thương con, tình mẫu tử. Có thể bà chẳng còn sống mấy nữa. Nhưng bà sống vì con, hi vọng cho lớp cháu con, tìm thấy ý nghĩa đời người trong sự chăm lo vun vén hạnh phúc cho con. Bà đã đón nhận hạnh phúc của các con để tự sưởi ấm lòng

mình, ý nghĩa cuộc đời bà nằm cả ở trong cái tương lai mà bà đang trù tính cho vợ chồng Tràng. Và bởi vậy, tuổi tác và đói nghèo đã chẳng thể ngăn được lòng người mẹ nghèo khổ đang dần sáng lên những tia nắng của sự sinh sôi. Những ước muốn, hy vọng đâu chỉ dành cho tuổi trẻ - nó trở nên đằm sâu, nồng thắm hơn trong tâm lòng của những người mẹ nghèo như bà cụ Tứ.

Niềm tin, sự sống vẫn được thắp sáng trong tâm hồn con người dù già nua, dù đã muốn gần đất xa trời là cái đẹp chủ nghĩa nhân văn, là triết lí tình thương vượt lên mọi đau khổ.

Thì ra khi con thành gia thất, người mẹ nghèo ấy dù không để lại cho con thứ tài sản vật chất gì có giá trị, nhưng tặng cho con món quà tinh thần đầy ý nghĩa - đó là những lời động viên hướng các con tới tương lai, vẽ ra một viễn cảnh tươi sáng như chỗ bám víu, cho con người sức mạnh để vượt qua thử thách hiện tại.

Đó là ảo tưởng nhưng là ảo tưởng tích cực, bởi nó chứa chan niềm tin được vun đắp, nuôi dưỡng bằng sự trải nghiệm cả cuộc đời một người mẹ nông dân.

Vừa mới le lói hi vọng ở tương lai, không khí chết chóc tàn thương của xóm ngụ cư lại kéo bà trở với đối mặt với thực tại. “Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài.

Bóng tối trùm lấy hai con mắt”. Người đọc chợt nhớ đến không khí thiếu sáng, ngưng đọng, thấm buồn trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ", Thạch Lam cũng để cho đôi mắt nhân vật "bóng tối ngập đầy dần”.

Xen vào ý nghĩ tối tăm, hiện thực cuộc sống đồng thanh xác nhận điều đó bằng

“mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết”. Trước một bước ngoặt lớn của gia đình, bà nghĩ đến người thân, đến ông lão, đến cuộc đời khổ cực dài dằng dặc của mình, bà lại thương cho các con: “Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?”.

Tình thương của bà hướng về người con dâu. Bà nhẹ nhàng nói với con dâu bằng một giọng đầy ân tình: “Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân”. Cuộc đời bà và cuộc đời con dâu chỉ có một điểm chung là không một chút nào tươi sáng. Tình thương ấy không chỉ là tình thương của tấm lòng bao dung của một người mẹ, cũng không chỉ là tình "thương người như thể thương thân", mà là tình thương của một người đàn bà dành cho một người đàn bà. Bà đã từng làm dâu, bởi vậy bà rất thương người đàn bà về làm dâu nhà mình chẳng được như mình trước đây, hay như những người đàn bà khác.

Rồi bà lại lo, nỗi lo không kìm nén được bật ra thành những lời tâm sự: "Năm nay thì đói to đấy… Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá". Và để rồi tất

Một phần của tài liệu Phân tích tác phẩm "Vợ nhặt" - Kim Lân (Trang 37 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w