Chi phí vốn cổ đông được xác định bởi Tỷ lệ sinh lời tối thiểu – Lợi nhuận ở những cổ phiếu khi so sánh với cổ phiếu của các doanh nghiệp khác có cùng mức rủi ro.
* Kd dễ xác định hơn Ke vì Kd phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người đi vay và người cho vay, còn Ke phụ thuộc vào “trạng thái tâm lý” của cổ đông.
Cổ đông muốn tối đa hóa giá trị cổ đông, tức đạt được WACCmin.
Vốn vay tài chính xác định khả năng trả lãi và vốn cho việc sử dụng.
Ngược lại, tỷ lệ chi trả cho cổ đông không được xác định rõ ràng.
Người đầu tư vào cổ phiếu ở dạng cổ đông đòi hỏi:
Chi phí vốn cổ đông = Tỷ lệ sinh lời không rủi ro + Tỷ lệ đền bù rủi ro Ke = Rf + RP
Trong đó: Ke – Chi phí vốn cổ đông;
Rf – Tỷ lệ sinh lời không rủi ro (của thị trường, ngân hàng);
RP – Tỷ lệ đền bù rủi ro.
* RP của Kd thấp hơn RP của Ke
Trong đó, Tỷ lệ sinh lời không rủi ro đủ để bù đắp lại việc sử dụng và lạm phát (có ý nghĩa về mặt lý luận).
Xác định tỷ lệ đền bù rủi ro thích hợp trên vốn cổ phần như thế nào?
▪ Các bước xác định RP:
⮚ Bước 1: Dự tính nhu cầu trung bình lợi nhuận tăng thêm cho nhà đầu tư.
+ Kiểm tra thông tin quá khứ;
+ Thiết lập giả định cho nhu cầu lợi nhuận tăng thêm;
+ Thiết lập giả định mới cho nhu cầu lợi nhuận tăng thêm trên cổ phiếu hiện tại;
+ Sự chênh lệch giữa Lợi nhuận thị trường và Lợi nhuận không rủi ro chính là “Tỷ lệ đền bù rủi ro”.
RP = Rm – Rf
Trong đó: RP – Tỷ lệ đền bù rủi ro;
Rm – Lợi nhuận thị trường;
Rf – Lợi nhuận không rủi ro.
⮚ Bước 2: Dự tính nhu cầu trung bình lợi nhuận thêm cho nhà đầu tư.
+ Điều chỉnh RP theo đặc trưng cổ phiếu của doanh nghiệp;
+ Sử dụng: (Nhân tố rủi ro hệ thống – 𝛃) x RP
+ Rủi ro cổ phiếu cao – Rủi ro hệ thống > 1 và ngược lại.
▪ Mô hình CAPM xử lý rủi ro hệ thống (Captital Asset Pricing Model): áp dụng được cho cả Kd và Ke
- Tỷ lệ đền bù rủi ro được điều chỉnh theo 𝛃;
- Sự dịch chuyển của cổ phiếu khi chỉ số thị trường biến động khiến cho 𝛃 thay đổi và nó đại diện cho rủi ro hệ thống của doanh nghiệp.
Ke = Rf + 𝛃 x (Rm – Rf)
▪ Phương pháp CAPM:
- Lịch sử biến động của chỉ số thị trường phản ánh chính xác rủi ro tương lai.
- Việc xác định Tỷ lệ đền bù rủi ro chỉ là cột mốc, định hướng cho việc tính toán Ke.
- Chỉ có những rủi ro được cập nhật trên hệ thống mới được cấu thành ra 𝛃 và được đền bù trong lợi nhuận.
Với tỷ lệ cung cấp Rf → Xác định chi phí vốn.
Sự thiếu ổn định của cổ phiếu trong thị trường biến động (Thị trường thay đổi tác động vào 𝛃):
+ Rủi ro cao;
+ Loại cổ phiếu không ổn định – RP càng cao.
▪ Mô hình tăng trưởng Gordon (1962):
Gọi giá cổ phiếu là “P”, tạo ra thu nhập “E” trên mỗi cổ phiếu, trả cổ tức “d” trên mỗi cổ phiếu.
Thu nhập giữ lại để đầu tư với tỷ số là “b”.
Tỷ lệ sinh lời cần thiết trên cổ phiếu “Ke”.
Nếu cổ tức được giả định tăng trưởng mỗi năm tại một tỷ lệ cố định: g = “b” x “r”
Sử dụng mô hình tăng trưởng cổ tức tính giá trị doanh nghiệp:
𝐏𝟎 = 𝐃𝟎 𝐱 (𝟏 + 𝐠)
𝐫 − 𝐠 = 𝐃𝟏
𝐫 − 𝐠
Trong đó: P0 – Giá trị cổ phiếu tại t = 0;
D1 – Cổ tức kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu sau một năm (tính từ hiện tại);
r – Tỷ lệ sinh lời cần thiết trên cổ phiếu;
g – Tỷ lệ tăng trưởng ổn định.
* Mô hình Gordon chỉ áp dụng được cho Ke, mà không áp dụng được cho Kd vì nó sử dụng tỷ lệ g tăng trưởng ổn định. Hạn chế của Mô hình Gordon là g, còn hạn chế của CAPM là 𝜷.
* Tỷ lệ g làm cho giá trị của Mô hình Gordon kém chính xác vì g phi thực tế.
r = Ke = 𝐃𝐏𝟏
𝟎 + g Trong đó: 𝐃𝟏 = 𝐃𝟎 x (1 + g)
Tỷ lệ sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi trên cổ phiếu = Cổ tức tương lai + Tỷ lệ mà dòng cổ tức được kỳ vọng tăng trưởng
- Tỷ lệ tăng trưởng b và r (phép ngoại suy) → Tìm ra g.
- Sử dụng việc ước lượng cho tỷ lệ tăng trưởng cổ phiếu đến hạn.
- Phát triển từ dữ liệu đã biết trong vấn đề cần xem xét.
- Sử dụng lập luận thông thường và nguồn gốc tỷ lệ tăng trưởng từ quá khứ.
- Đòi hỏi sự giả định/phán xét rộng lớn cho tỷ lệ tăng trưởng mới.
- Chi phí vốn dễ bị tác động trong mô hình khi có tỷ lệ g.
- Dựa trên sự tính toán thích hợp.
- g1 = g2 → ổn
- Khó khăn trong dự đoán tăng trưởng cho nhiều năm (g → vô hạn).
o Ví dụ: Công ty Skiing có là 𝛃 = 1,2. Tỷ lệ sinh lời phi rủi ro là 10% và tỷ lệ đền bù rủi ro là 5%. Được biết Skiing là doanh nghiệp tăng trưởng đều với mức chi trả cổ tức gần đây là $2,04 và cổ phiếu phổ thông được bán $27/cổ phiếu. Chi phí vốn vay trước thuế của công ty là 12%. Doanh nghiệp kỳ vọng tăng trưởng đều 8% cho đến vô cực.
Tìm chi phí vốn cổ đông theo 02 phương pháp.
⮚ Theo phương pháp CAPM:
Ta có: RP = 5% Rf = 10%
→ Rm = RP + Rf = 5% + 10% = 15%
→ Ke = Rf + 𝛃 x (Rm – Rf) = 10% + 1,2 x (15% – 10%) = 16%
⮚ Theo phương pháp Gordon:
Ta có: D0 = $2,04 g = 8% P0 = $27
→ Ke = 𝐃𝐏𝟏
𝟎 + g = 𝐃𝟎 𝐱 (𝟏 + 𝐠)
𝐏𝟎 + g = 2,04 x (1 + 8%)
27 + 8% = 16,16%
* Trong học thuật, dù dùng phương pháp CAPM hay phương pháp Gordon thì kết quả ra giống nhau, hoặc xấp xỉ gần giống nhau.
⮚ Lưu ý:
- Kết quả tính toán khác với Kết quả trong thực nghiệm:
- Trách nhiệm của người phân tích.
+ Loại bỏ;
+ Định giá trị trung bình.