PHẦN 4: VỊ TRÍ CÔNG VIỆC PHÙ HỢP TRONG NGÀNH LOGISTICS DỰA TRÊN
4.3 Lộ trình công danh
Tên TV Công Việc Khởi Đầu 1-2 Năm >3 Năm >8 Năm
Trần Thùy Dương
Sales Executi
ve (Nhân
viên kinh doanh)
Nhân viên kinh doanh/logistics:
Bắt đầu với vai trò cơ bản trong sales logistics, nhân viên sẽ tham gia các hoạt động bán hàng, tìm kiếm và phục vụ khách hàng, xây dựng mối quan hệ và tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới
Chuyên viên kinh doanh/logistics:
Sau khi có kinh nghiệm và thành công trong vai trò nhân viên, có thể tiến lên vị trí chuyên viên kinh doanh/logistics.
Với trách nhiệm cao hơn, chuyên viên sẽ quản lý các khách hàng, đàm phán hợp đồng, tư vấn và đề xuất giải pháp logistics.
Quản lý kinh doanh/logistics:
Với kinh nghiệm và thành tích xuất sắc, có thể tiến lên vị trí quản lý kinh doanh/logistics.
Quản lý sẽ chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ kinh doanh, phát triển chiến lược kinh doanh, xây dựng mối quan hệ với khách hàng chiến lược và đạt được mục tiêu doanh số.
Giám đốc kinh doanh/logistics:
Với kinh nghiệm và thành công đáng kể, có thể tiến lên vị trí giám đốc kinh doanh/logistics.
Giám đốc sẽ có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh/logistics của công ty, định hướng chiến lược và đảm bảo sự phát triển bền vững.
Võ Duy Phong
La Văn Ngân
Chuyên viên chứng từ
Thực tập viên chứng từ:
Trong giai đoạn đầu, thực tập viên chứng từ thường làm các nhiệm vụ hỗ trợ và làm quen với quy trình chứng từ.
Nhân viên chứng từ: Sau khi hoàn thành giai đoạn thực tập, thực tập viên có thể được thăng chức thành nhân viên chứng từ.
Chuyên viên chứng từ: Với kinh nghiệm và sự phát triển kỹ năng, nhân viên chứng từ có thể tiến lên trở thành chuyên viên chứng từ. Đảm nhận các nhiệm vụ quản lý, giám sát và đào tạo nhân viên mới.
Quản lý chứng từ:. Có trách nhiệm quản lý và điều hành các quy trình chứng từ, đảm bảo tuân thủ quy định và đạt được mục tiêu công việc.
Chuyên gia chứng từ: Với sự phát triển liên tục của kiến thức và kỹ năng, quản lý chứng từ có thể trở thành chuyên gia chứng từ. Vai trò này thường liên quan đến tư vấn và hỗ trợ trong việc xây dựng và cải tiến quy trình chứng từ, đảm bảo sự tuân thủ quy định và nâng cao hiệu suất công việc
Quản lý cao cấp:
Nếu có khả năng lãnh đạo và thành công trong vai trò chuyên gia chứng từ, một người có thể tiến lên trở thành quản lý cao cấp trong lĩnh vực chứng từ. Ở vai trò này, có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động chứng từ của tổ chức, đảm bảo tuân thủ quy định và đạt được mục tiêu chiến lược.
Y Nguy
Chuyên viên quản lý
kho (Wareh
ouse staff)
Nhân viên vận hành kho: Bắt đầu với vai trò cơ bản trong vận hành kho, nhân viên sẽ thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày như nhận hàng, kiểm tra, lưu trữ, đóng gói, đóng kiện, và xuất hàng.
Họ cũng có thể tham gia vào việc quản lý kho, kiểm kê hàng tồn và báo cáo.
Chuyên viên vận hành kho: Sau khi có kinh nghiệm và thành công trong vai trò nhân viên, có thể tiến lên vị trí chuyên viên vận hành kho.
Chuyên viên sẽ có trách nhiệm quản lý các hoạt động hàng ngày của kho, tối ưu hóa quy trình vận hành, đảm bảo tuân thủ quy định an toàn và chất lượng, và giải quyết các vấn đề phát sinh.
Quản lý kho:
Với kinh nghiệm và thành tích xuất sắc, có thể tiến lên vị trí quản lý kho.
Quản lý sẽ chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ vận hành kho, lập kế hoạch và phân công công việc, quản lý nguồn lực và ngân sách, và đảm bảo hoạt động kho diễn ra hiệu quả và hiệu suất cao.
Giám đốc vận hành/logistics:
Với kinh nghiệm và thành công đáng kể, có thể tiến lên vị trí giám đốc vận hành/logistics.
Giám đốc sẽ có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động vận hành/logistics của công ty, định hướng chiến lược và đảm bảo sự phát triển bền vững.
4.4 Đề xuất chương trình hành động trở thành chuyên viên trong ngành Logistics của doanh nghiệp khi ra trường
Kiến thức chuyên ngành: Một những yếu tố tiên quyết phải hiểu rõ khi học các chuyên ngành là luôn có sẵn vốn kiến thức về ngành. Ở trường hợp ngành Logistics, sinh viên cần trau dồi kiến thức giúp doanh nghiệ tiết kiệm thời gian đào tạo lại. Về cơ bản, kiến thức Logistics rất nhiều: Incoterm, chứng từ xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng hóa, khai báo hải quan, thủ tục giao nhận hàng hóa, HS code, tính thuế, làm kiểm tra chuyên ngành. Tùy với từng vị trí mà sẽ có kiến thức mà nhân viên cần nắm vững và có những kiến thức chỉ còn trau dồi ở mức cơ bản. Ngoài ra, việc nắm rõ các hình thức Logistics hay các hoạt động Logistic phụ trách để đưa ra chiến lược tiết kiệm chi phí doanh nghiệp. Trong trường hợp muốn ứng tuyển cho các đơn vị nước ngoài, sinh viên phải chuẩn bị nhiều hơn để trở nên sáng giá, sinh viên nghiên cứu các mặt khác của xã hội nhằm tạo ra góc nhìn đa chiều, thu hút nhà tuyển dụng. Và, để trở nên sáng giá trong ngành này, các cử nhân tương lai nên kết hợp nó với các kỹ năng mềm khác như: kỹ năng tin học, thuyết trình, đàm phán, làm việc nhóm, lập kế hoạch, xử lý vấn đề...
Kỹ năng ngoại ngữ: Làm việc ở ngành nghề nào sinh viên đều nên trau dồi kỹ năng ngoại ngữ cho mình, nhất là những ngành mang tầm vóc quốc tế như Logistics hay Xuất Nhập Khẩu. Có trong tay bằng cấp nghiệp vụ cùng các chứng chỉ ngoại
ngữ, ứng viên dễ dàng thỏa thuận mức lương hơn và xử lý thông tin chuyên ngành nhanh chóng. Tuy nhiên, kỹ năng này chỉ là công cụ, chưa chắc là có ngoại ngữ thì nhân viên sẽ hoàn thành tốt công việc được giao. Vậy nên, chìa khóa vấn đề ở đây là sự phân bổ trong việc tích lũy.
Kiến thức về Quản Trị Chuỗi Cung Ứng: Cụ thể là, Logistics là một phần quan trọng của ngành Cung Ứng trong khi sự cạnh tranh giờ đây không còn sự đối đầu giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp mà là giữa các chuỗi cung ứng với nhau.
Những điều vừa rồi chứng tỏ sự cấp thiết về kiến thức Chuỗi Cung Ứng đối với nhân viên Logistics. Nhờ vào kiến thức chung của ngành này, người làm ngành có khả năng trực quan hóa các quy trình từ đầu đến cuối và đề ra kế hoạch dự phòng để giúp cho chuỗi hoạt động liên tục, suôn sẻ.
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Người sở hữu kỹ năng này có khả năng xử lý các tìnhhuống khó khăn bất ngờ ập đến, nhất là trong lĩnh vực Logistics, bạn cần có một cái nhìn bao quát, cần kiểm soát được những gì sẽ diễn ra, những rủi ro, thách thức nào.
Kỹ năng giao tiếp: Thành công trong ngành Logistics phụ thuộc vào khả năng phối hợp nhịp nhàng giữa các bên liên quan để hoàn thành một giao dịch. Khả năng giao tiếp tốt không những giúp việc đàm phán, ký kết hợp đồng diễn ra suôn sẻ hơn mà còn giúp giải quyết các xung đột phát sinh trong môi trường làm việc với cường độ cao như Logistics.
Cập nhật và ứng dụng công nghệ: Công nghệ làm tăng năng suất trong chuỗi cungứng, giảm thiểu chi phí và sai sót. Vì vậy, khả năng cập nhật và ứng dụng các công nghệ tiên tiến sẽ là điểm cộng lớn đối với một nhân viên Logistics.
Có khả năng quản lý và giải tỏa căng thẳng: Nhiều kỹ năng được liệt kê ở trên làm cho một điều rất rõ ràng: Chuỗi cung ứng không phải lúc nào cũng hoạt động suôn sẻ mà không gặp trở ngại nào. Nhân viên Logistics cần có khả năng xử lý căng thẳng và môi trường cường độ cao, vì quá trình này có đầy đủ các rủi ro thay đổi bất ngờ như điều kiện thời tiết, giao thông, tai nạn và hỏng hóc thiết bị.
Tìm kiếm cơ hội việc làm: Tham gia vào các trang web tuyển dụng, như Carreelink, Topcv và VietnamWorks, để tìm kiếm cơ hội việc làm trong lĩnh vực Logistics. Ngoài ra, hãy liên hệ với các công ty Logistics trực tiếp để tìm hiểu về các vị trí tuyển dụng và gửi hồ sơ xin việc.