NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ QUY TRÌNH SỬ DỤNG THIẾT BỊ TECH (Trang 60 - 64)

Các thiết bị chẩn đoán kỹ thuật trên ô tô hiện đại nói chung và máy TECH-2 nói riêng đều có nguyên lý hoạt động tương tự nhau. Chúng đều lấy thông tin (dạng xung) từ bộ điều khiển ECU của xe. Thông qua so sánh và xử lý, tín hiệu sẽ được truy xuất ra màn hình hiển thị dưới dạng ngôn ngữ mà người dùng lựa chọn (thường là tiếng Anh). Hiện nay các thiết bị chẩn đoán còn cho phép người dùng can thiệt trực tiếp vào quá trình hoạt động của động cơ như ngắt đánh lửa, ngắt phun ở từng máy nhằm giúp cho công tác chẩn đoán được chính xác hơn. Có thể nói thiết bị chẩn đoán kỹ thuật là “thông dịch viên” để người và xe giao tiếp được với nhau.

Trên thị trường xe hơi hiện nay, có rất nhiều hãng xe khác nhau ứng dụng công nghệ sản xuất cũng khác nhau. Do đó có sự bất đồng về xung tín hiệu cũng như phần mềm điều khiển hoạt động của xe. Vì vậy để chẩn đoán cho từng dòng xe, từng hãng xe thì sẽ có từng phần mềm tương ứng và sử dụng thiết bị chẩn đoán tương ứng. Riêng máy TECH-2 có thể chẩn đoán nhiều dòng xe, nhiều hãng xe nhưng phải có phần mềm chẩn đoán thích hợp. Các phần mềm dùng cho máy TECH-2 như: NAO V27.012, SAAB V133.000, OPEL V5.10F, ISUZU.

Để có tính thống nhất theo từng khu vực, các nhà sản xuất đã đưa ra các tiêu chuẩn hệ thống chẩn đoán gọi là OBD (On-Board Diagnostics) và có nhiều loại OBD khác nhau ứng với những khu vực đó.

2.3.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống tự chẩn đoán

Hệ thống tự chẩn đoán thực tế sẽ nằm trực tiếp trên xe và nó có nguyên lý như sau: dựa vào các tín hiệu nhận được từ các cảm biến dưới dạng điện áp, ECU có thể xác định các tình trạng của hệ thống bằng cách phát hiện những thay đổi điện áp của tín hiệu, đã được phát ra từ các cảm biến. ECU thường xuyên kiểm tra các tín hiệu điện áp đầu vào, rồi so sánh chúng với giá trị chuẩn đã được lưu trong bộ nhớ của ECU, và xác định được bất kỳ tình trạng bất thường nào của xe. Nếu ECU xác định

các tín hiệu đầu vào là bất thường thì ECU sẽ bật sáng đèn báo hư hỏng (MIL) để thông báo cho lái xe biết và lưu lại mã chẩn đoán hư hỏng (DTC) trong bộ nhớ.

Hình 2.34. Sơ đồ hệ thống tự chẩn đoán

Các mã chẩn đoán hư hỏng có thể hiển thị trên màn hình máy chẩn đoán khi ta cho máy chẩn đoán kết nối trực tiếp với ECU thông qua các cổng kết nối. Các dữ liệu được gửi tới khối giao tiếp và được khối giao tiếp tách theo từng tiêu chuẩn, từ đây các tín hiệu được gửi tới khối xử lý (ở đây tín hiệu được xử lý) sau đó được xuất ra màn hình hiển thị (tham khảo Phương pháp tự chẩn đoán ở chương 1).

2.3.3. Các loại OBD

Các hệ thống điều khiển xe được phát triển từ loại điều khiển cơ giới sang điều khiển điện tử, vì thế càng ngày càng trở nên khó khăn hơn cho kỹ thuật viên trong việc chẩn đoán chính xác hư hỏng của xe. Do đó, hệ thống OBD đã xuất hiện và tồn tại. Với sự tiến bộ của công nghệ , số lượng lớn các hệ thống bắt đầu được vận hành với rất nhiều ECU ,vì thế bắt buộc phải có một hệ thống OBD mới, nó bao gồm hệ thống OBD mà hệ thống này tuân theo luật lệ áp dụng của khu vực xe đang hoạt động. Có các hệ thống OBD như sau:

MOBD: là hệ thống chẩn đoán giống với Toyota. Nó có thể được sử dụng để kiểm tra DTC hay dữ liệu cho những hạng mục của hãng Toyota.

CARB OBD II: là một hệ thống chẩn đoán khí xả dùng ở Mỹ và Canada. Nó được sử dụng để kiểm tra DTC hay dữ liệu cho những hạng mục do tiêu chuẩn của Mỹ và Canada yêu cầu.

EURO OBD: là hệ thống chẩn đoán khí xả dùng ở Châu Âu. Nó được sử dụng để kiểm tra DTC hay dữ liệu cho những hạng mục do tiêu chuẩn Châu Âu yêu cầu.

ENHANCED OBD II: là một hệ thống chẩn đoán dùng ở Mỹ và Canada. Nó được sử dụng để kiểm tra DTC hay dữ liệu cho những hạng mục do tiêu chuẩn Mỹ và Canada yêu cầu, và kiểm tra DTC và dữ liệu cho những hạng mục của hãng Toyota.

2.3.4. OBD II

Hệ thống OBD II có khả năng cung cấp hầu hết các thông tin như: động cơ, khung gầm, thân xe, các thiết bị phụ trợ cũng như hệ thống mạng thông tin điều khiển trên ô tô. Thông tin chẩn đoán sẽ có mức độ chi tiết tùy thuộc vào mỗi loại xe.

Máy TECH-2 hiện nay chuyên chẩn đoán những xe có trang bị hệ thống OBD II, và một vài xe không trang bị hệ thống OBD II.

Với hệ thống OBD II thống nhất thể hiện mã chẩn đoán có dạng 5 ký tự trên màn hình của máy chẩn đoán như sau:

Hình 2.35. Mã chẩn đoán OBD II Mã sẽ bao gồm 5 ký tự:

Ký tự thứ nhất: thể hiện bộ phận được chẩn đoán.

Ký tự thứ hai:

Nếu là 0: thể hiện lỗi đó được thống nhất giữa các loại xe.

Nếu là 1: thể hiện lỗi đó chỉ có ở sản phẩm của từng nhà sản xuất.

Ký tự thứ ba: 1: Tín hiệu điều khiển (nhiên liệu hoặc không khí).

2: Mạch vòi phun.

3: Đánh lửa hoặc bỏ máy.

4: Phát tín hiệu điều khiển.

5: Vận tốc xe và điều khiển không tải.

6: Máy tính và mạch xuất tín hiệu.

7: Hộp số.

8: Hộp số.

9: (sử dụng riêng cho SAE) 0: (sử dụng riêng cho SAE)

Sau đây là một vài mã chẩn đoán trục trặc (DTC) của động cơ xăng 6VD1 (ISUZU):

Bảng 2.2. Mã chẩn đoán trục trặc (DTC) của động cơ xăng 6VD1 (ISUZU) Mã chẩn

đoán trục trặc (DTC)

Chú thích

P0101 Đặc tính hệ thống MAF (cảm biến khối lượng khí nạp)

P0102 Tần số thấp mạch cảm biến MAF (cảm biến khối lượng khí nạp) P0103 Tần số cao mạch cảm biến MAF (cảm biến khối lượng khí nạp) P0107 Điện áp thấp mạch cảm biến MAF (cảm biến khối lượng khí nạp) P0108 Điện áp cao mạch cảm biến MAF (cảm biến khối lượng khí nạp) P0112 Điện áp thấp mạch cảm biến IAT (cảm biến nhiệt độ khí nạp) P0113 Điện áp cao mạch cảm biến IAT (cảm biến nhiệt độ khí nạp) P0117 Điện áp thấp mạch cảm biến ECT (cảm biến nhiệt độ nước làm

mát)

P0118 Điện áp cao mạch cảm biến ECT (cảm biến nhiệt độ nước làm mát)

P0122 Điện áp thấp mạch cảm biến TP (cảm biến vị trí bướm ga) P0123 Điện áp cao mạch cảm biến TP (cảm biến vị trí bướm ga) P0201 Mạch điều khiển vòi phun số 1

P0202 Mạch điều khiển vòi phun số 2 P0203 Mạch điều khiển vòi phun số 3 P0204 Mạch điều khiển vòi phun số 4

P0205 Mạch điều khiển vòi phun số 5 P0206 Mạch điều khiển vòi phun số 6 P0325 Mạch cảm biến tiếng gõ

P0337 Tần số thấp mạch cảm biến vị trí trục khuỷu (CKP) P0342 Điện áp thấp mạch cảm biến vị trí trục cam (CMP) P0351 Mạch điều khiển cuộn dây đánh lửa xy lanh số 1 P0352 Mạch điều khiển cuộn dây đánh lửa xy lanh số 2 P0353 Mạch điều khiển cuộn dây đánh lửa xy lanh số 3 P0354 Mạch điều khiển cuộn dây đánh lửa xy lanh số 4 P0355 Mạch điều khiển cuộn dây đánh lửa xy lanh số 5 P0356 Mạch điều khiển cuộn dây đánh lửa xy lanh số 6 P0502 Đường vào thấp mạch cảm biến tốc độ xe (VSS) P0562 Điện áp hệ thống thấp

P0563 Điện áp hệ thống cao P1127 Lỗi điều chỉnh mức CO

P1508 Số vòng quay thấp hệ thống khí nạp cầm chừng (IAT) P1509 Số vòng quay cao hệ thống khí nạp cầm chừng (IAT)

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ QUY TRÌNH SỬ DỤNG THIẾT BỊ TECH (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)